Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Monday, 27 April 2015

Việt Nam và ngân hàng AIIB do Trung Quốc thành lập


Việt Nam và ngân hàng AIIB do Trung Quốc thành lập

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-04-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Việt Nam và ngân hàng AIIB do Trung Quốc thành lập Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tại lễ ký kết các cơ sở hạ tầng châu Á Ngân hàng Đầu tư (AIIB) ở Bắc Kinh vào ngày 24 Tháng Mười, 2014.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tại lễ ký kết các cơ sở hạ tầng châu Á Ngân hàng Đầu tư (AIIB) ở Bắc Kinh vào ngày 24 Tháng Mười, 2014.
AFP
Ngày 15/4/2015 tin cho biết có đến 57 quốc gia trên thế giới được công nhận là thành viên sáng lập của ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á, gọi tắt theo tiếng Anh là AIIB, do Trung Quốc khởi xướng. 57 quốc gia này mang tính chất rất đa dạng, từ những quốc gia nghèo khó ở châu Phi cho đến những cường quốc ở Châu Á và châu Âu như Hàn Quốc, Anh… Hai quốc gia hùng mạnh về kinh tế là Hoa Kỳ và Nhật bản không tham gia vào ngân hàng này. Kính Hòa ghi nhận ý kiến các nhà quan sát Việt Nam trong và ngoài nước về vấn đề này cũng như những lợi ích mà Việt Nam có thể có.

Hệ thống mới mang màu sắc Trung Quốc?

Việc thành lập AIIB do Trung Quốc khởi xướng nằm trong kế hoạch lâu dài của nước này nhằm sử dụng thặng dư ngoại tệ của mình để gây ảnh hưởng trên thế giới. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từ Hà nội nhận xét về chiến lược này của Trung Quốc:
Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc dùng cái vốn ngoại tệ thặng dư của mình để đầu tư vào các nước khác để gia tăng bành trướng ảnh hưởng của mình, để rồi từ đấy để khai thác tài nguyên, bù đắp những cái mất cân đối của Trung Quốc, thì theo tôi đấy cũng là một cách đầu tư thông minh chứ không phải không.
-TS Lê Đăng Doanh
“Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc dùng cái vốn ngoại tệ thặng dư của mình để đầu tư vào các nước khác để gia tăng bành trướng ảnh hưởng của mình, để rồi từ đấy để khai thác tài nguyên, bù đắp những cái mất cân đối của Trung Quốc, thì theo tôi đấy cũng là một cách đầu tư thông minh chứ không phải không. Rồi trên cơ sở đó họ sẽ giảm bớt sự chênh lệch, những bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc. Điều đó là điều mà ông Lý Khắc Cường nói là một cải cách đau đớn, như cầm dao xẻo thịt mình, chứ không dễ dàng như cắt móng tay. Tôi thấy đó là điều hết sức đáng chú ý trong cách tiếp cận của Trung Quốc.”
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, từ miền Nam California nói rằng dự tính dùng sức mạnh tài chính để gây ảnh hưởng ra các nước khác trong thời gian qua không đạt được thành công, nhất là những tham vọng của họ ở Venezuela và Miến Điện đã hoàn toàn thất bại. Ông cho rằng họ đang có một cách tiếp cận mới:
“Bây giờ họ muốn làm ra một cái có tính chất đa quốc gia, để các nước cùng hùn hạp với họ mà chia sẻ các rủi ro. Cái thứ hai là để các nước khác có thể đóng góp những chuyện kỹ thuật khá hơn để thực hiện những dự án hạ tầng cơ sở.”
Một vấn đề khác được nhiều người bàn tán xung quanh việc thành lập ngân hàng này là vấn đề ảnh hưởng chính trị tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tháng 10 năm ngoái khi những tin tức đầu tiên về việc thành lập ngân hàng này được đưa ra, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii nói với chúng tôi:
aiib-622
Ảnh minh họa
“Câu chuyện là vấn đề phe phái. Phe phái ở chỗ là Mỹ có một trật tự khu vực của Mỹ, theo cái nhìn của Mỹ. Bây giờ Trung Quốc lập ra một thể chế mới để cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quĩ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á.”
Phát biểu về những trật tự khu vực và trên thế giới về tài chính và kinh tế, hôm 22/4/20015 tại Hội nghị thượng đỉnh Á Phi tổ chức ở Jakarta, Tổng thống mới đắc cử của Indonesia là ông Joko Widodo nói rằng trật tự tài chính cũ đã lỗi thời. Với tư cách là người đứng đầu quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, hồi tháng ba vừa qua ông nói trong chuyến thăm Bắc Kinh rằng ông ủng hộ ngân hàng AIIB.

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập

Việt Nam cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á đã sớm gia nhập dự án ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi rằng nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng tại Châu Á còn rất lớn, và việc ra đời một ngân hàng mới là điều tích cực.
“Tôi nghĩ rằng là việc Trung Quốc có một thực thể về mặt tài chính, và có một nền kinh tế mạnh là một điều không thể phủ nhận. Mạnh ở đây là một nền kinh tế có qui mô lớn. Việc các nước khác cùng tham gia sẽ làm cho định chế tài chính này công khai minh bạch hơn. Họ sẽ có tiếng nói để làm cho Trung Quốc có cái cách ứng xử phù hợp với các định chế tài chính quốc tế hơn. Hơn nữa có thêm một ngân hàng phát triển như ngân hàng Đầu tư phát triển hạ tầng Châu Á, thì sẽ tạo nên một sự cạnh tranh với các định chế tài chính cũ như là ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á, và tôi nghĩ là cạnh tranh thì tốt hơn là không có cạnh tranh.”
Đối với một nước lớn như Trung Quốc thì ảnh hưởng quốc tế và khu vực của họ là một điều khó có thể tránh khỏi. Tôi nghĩ là nếu chúng ta gắn nhiều quá vấn đề chính trị vào kinh tế thì khó có thể hài hòa được trong vấn đề phát triển.
-TS Nguyễn Quang A
Năm ngoái khi được hỏi về khả năng Việt Nam vay tiền từ AIIB, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với chúng tôi:
“Đối với một nước lớn như Trung Quốc thì ảnh hưởng quốc tế và khu vực của họ là một điều khó có thể tránh khỏi. Tôi nghĩ là nếu chúng ta gắn nhiều quá vấn đề chính trị vào kinh tế thì khó có thể hài hòa được trong vấn đề phát triển. Với Việt Nam cũng cần khôn khéo để tận dụng tất cả những lợi thế của mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực.”
Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm cũng nói là việc có thêm vốn thì tốt cho người có nhu cầu đi vay. Nhưng bên cạnh đó ông thận trọng về sự chi phối của Trung Quốc:
“Bây giờ Trung Quốc lập riêng một ngân hàng mà Trung Quốc chi phối với những tiêu chí riêng của họ. Tiêu chí của Trung Quốc thì người Việt Nam quá quen thuộc rồi, vì chơi với Trung Quốc bao nhiêu năm, và Trung Quốc bây giờ chi phối kinh tế Việt Nam như thế thì sẽ biết tiêu chí của Trung Quốc như thế nào. Tức là họ sẽ tỏ ra dễ dãi cho anh trong rất nhiều cái, nhưng cuối cùng lại là sợi dây thòng lọng cột chặt anh vào họ, và biến anh trở nên lệ thuộc vào họ.”
Ông Lê Đăng Doanh có ý kiến tích cực hơn, ông cho rằng với sự tham gia của nhiều quốc gia, với những đồng vốn khác nhau, chuyện Việt Nam vay tiền từ ngân hàng mới này sẽ bớt rủi ro:
“Tôi nghĩ rằng đây không thuần túy vốn của Trung Quốc, mà Việt Nam sẽ xem xét thận trọng, và có thể vay tiền để phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam. Điều đó tôi cho rằng cũng cần làm để phát triển.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, người theo sát các động thái về tài chính của Trung Quốc trong những năm gần đây cũng cho rằng AIIB cũng là cơ hội cho Việt Nam nhưng cần cẩn trọng:
“Tôi nghĩ là Việt Nam nên tham dự, và lần này thì nên học những bài học của quá khứ, vì Việt Nam từng cho Trung Quốc thực hiện những hợp đồng đầu tư hạ tầng cơ sở cho Việt Nam với rất nhiều tai họa về kinh tế cho Việt Nam. Mà lúc đó không ai biết vì Việt Nam cứ chuyên làm chuyện lén lút với Trung Quốc, người dân Việt Nam còn không biết huống chi các quốc gia khác.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng nêu một khả năng thống trị trong tương lai của Trung Quốc trong định chế tài chánh này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc ép các công ty kỹ thuật hạ tầng khác để giành hợp đồng cho các công ty Trung Quốc, như họ đã từng làm ở nhiều nơi. Việt Nam cũng từng nhiều lần chịu những hậu quả không tốt khi giao các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nhà thầu Trung Quốc.
Ngoài ra giới quan sát còn lo ngại và sự chi phối của Trung Quốc sẽ làm cho các tiêu chuẩn về môi trường trong các dự án bị xem nhẹ, cũng như vai trò của những cư dân địa phương liên quan đến dự án bị bỏ qua. Và cũng như những công ty kinh tế của Trung Quốc, ngay cả ở hình thức tư nhân cũng được xem là gắn chặt với chính quyền Trung Quốc, người ta lo ngại rằng AIIB sẽ bị đảng cộng sản Trung Quốc chi phối. Giới thạo tin cho biết là hiện vị Tổng giám đốc tạm quyền của AIIB là ông Kim Lập Quân từng là Thứ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc, và cũng từng là thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, một định chế nhà nước. Tin cho hay là ông Kim sẽ tìm kiếm phân nửa số nhân viên của AIIB từ Bộ tài chính Trung Quốc.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Báo QĐND hôm nay...

 


"Tương lai Việt Nam sẽ sáng sủa vì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thành công về ngoại giao và tạo được
nhiều thiện cảm với các quốc gia trên thế giới. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được nhiều thắng lợi về mọi mặt."
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-mxM8ck0h-LYJQMFUXGC0zTX0wzK0CJRLGjjdTP7jbeSfU8PLvkqfXb21q9OMhprYDxvI9-1j-2IGYAAajUQUmA-10aFv4H3MGhC6k26_CPyqVCEMziP6GEa7bxDIctLprsWpHXn6Ygg/s1600/M%25E1%25BB%2599t+L%25C3%25A0+S%25E1%25BB%2591ng+001.jpghttps://vietcongonline.files.wordpress.com/2011/03/1aa253.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyWr75ufBbOpzTj9AB91YeC0EIqdlkEEOcarIkm0nrzts9aGamzBdvqGcBY-3iQRpCKRNOVXG9-zrD2Z_fnZ22mIPdybXKV-BcJl4d6xo-qi4wVIDUqH3vkR4R7X24YqS9a7r6_BNijvly/s1600/vangiang.jpg
http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-22.jpg


Nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Tổng biên tập báo KBCHN (Mỹ):
Thúc đẩy hòa hợp dân tộc, tạo động lực phát triển đất nước

QĐND - Chủ nhật, 26/04/2015 | 11:2 GMT+7

QĐND - Sau nhiều lần về nước, nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Tổng biên tập trang web KBCHN tại Mỹ, một thời là người cầm súng thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH), đã có những cảm nhận chân thực về những đổi thay của đất nước. Ông đã có nhiều bài viết, hoạt động giúp kiều bào ở nước ngoài hiểu hơn về quê hương, phản bác lại những quan điểm sai lệch, xuyên tạc nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam của một số phần tử ở hải ngoại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Phương Hùng về hòa hợp dân tộc...

Thông tin trung thực, khách quan về tình hình trong nước
- Đã 40 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Thúc đẩy hòa hợp dân tộc là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hòa hợp dân tộc vẫn còn những vướng mắc nhất định. Là người sống ở nước ngoài lâu năm và có những đóng góp tích cực thúc đẩy sự hòa hợp dân tộc, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng (thứ hai từ trái sang) cùng các đại biểu trong dịp gặp mặt kiều bào cuối năm tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh do Nhà báo Nguyễn Phương Hùng cung cấp)

- Chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc được Đảng, Nhà nước ban hành, thúc đẩy ngay sau ngày đất nước thống nhất, nhưng trên thực tế vẫn còn những điều chưa đạt được như mong muốn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do, nhưng có thể nhận thấy rõ nhất là một bộ phận người Việt ở hải ngoại đã từng phục vụ cho chế độ VNCH thời kỳ đó còn quá khích, cực đoan, tìm cách kích động, lôi kéo, gây chia rẽ cộng đồng người Việt ở nước ngoài với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước. Mặt khác, một bộ phận ở hải ngoại do không nắm được đầy đủ thông tin về những đổi mới, tiến bộ ở trong nước nên cứ mang nặng suy nghĩ Việt Nam là một đất nước tụt hậu, kém phát triển. 

Điều may mắn của cá nhân tôi là có dịp về nước từ tháng 9-2010 và nhiều chuyến sau đó, đã được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều cơ quan Nhà nước, đến nhiều tỉnh, thành phố, chứng kiến những đổi thay kỳ diệu của đất nước. May mắn hơn, tôi còn được ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) để thấy một phần Tổ quốc mình nơi biển khơi và ý chí hiên ngang, anh dũng, hy sinh, vượt qua khó khăn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sĩ. Cơ hội này đã giúp tôi có một cách nhìn khác về một quê hương Việt Nam phát triển, đổi mới. 

Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân trong nước dành cho người Việt Nam ở nước ngoài tình cảm và sự bao dung, mong kiều bào trở về giúp quê hương. Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định, người Việt Nam ở nước ngoài là không thể tách rời và là nguồn lực rất lớn của dân tộc. Tôi nghĩ, nếu kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ giúp cho chủ trương hòa hợp dân tộc ngày càng được thúc đẩy, tạo thêm động lực cho đất nước phát triển.

- Là Tổng biên tập của một tờ báo mạng ở Mỹ, ông đã và sẽ làm gì để góp phần thúc đẩy chủ trương hòa hợp dân tộc?

- Tôi dùng tờ Báo KBCHN để làm những phóng sự phản ánh sự thật về quê hương. Chẳng hạn, tôi đề xuất với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn để được phép đi Trường Sa với mong muốn được chứng kiến tận mắt vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Điều không ngờ là đề xuất ấy đã sớm được chấp nhận, được tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Sau chuyến đi ấy, tôi và nhiều kiều bào khác đã cảm nhận được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ở trong nước luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những cảm xúc, chứng kiến từ chuyến đi đã được tôi viết bài, quay video, chụp ảnh để cho người Việt Nam ở hải ngoại xem. 

Sau đó, tôi chủ động đi Móng Cái, theo đoàn kiều bào lên Bản Giốc (Cao Bằng), theo kênh truyền hình ANTV lên Lai Châu... để phản ánh một cách chân thực, phản bác lại những thông tin sai sự thật về Trường Sa, về thác Bản Giốc…do một số đối tượng phản động ở hải ngoại rêu rao để kích động, lôi kéo cộng đồng người Việt phục vụ lợi ích và ý đồ của họ. Tôi nghĩ rằng, KBCHN là một tờ báo hải ngoại sẽ có sự khách quan và độc lập, giành được nhiều niềm tin khi phản ánh chân thực tình hình trong nước, nhất là với đối tượng độc giả ở nước ngoài.

Xóa bỏ mặc cảm, hận thù, chung tay xây dựng đất nước
- Ông có những cảm nghĩ gì trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước?

- Đây là lần thứ năm tôi về Việt Nam đúng vào dịp 30-4. Tôi luôn luôn nghĩ, cuộc chiến tranh nào rồi cũng phải có sự chấm dứt bằng cách nào đó. Chiến thắng 30-4 làm sụp đổ chính quyền VNCH, chấm dứt chiến tranh, mang lại sự thống nhất đất nước đã khẳng định điều đó. Tôi cảm thấy vui mừng vì đất nước không còn bom đạn, chết chóc, đau thương, chia cắt. 40 năm qua, người dân Việt Nam được sống trong thanh bình, không còn ám ảnh của đau thương vì chiến tranh.
- 40 năm nhìn lại, thời khắc 30-4-1975 hẳn vẫn còn in đậm trong ký ức của ông?

- Ngày 27-4-1975, tôi đã rời Việt Nam vì tôi làm việc cho Cơ quan ICCS (Ủy ban Quốc tế Kiểm soát đình chiến) nên không chứng kiến ngày 30-4-1975. Khi ở Subic Bay (Phi-líp-pin), tôi xem truyền hình Mỹ thấy cảnh anh em quân nhân thuộc Quân đội VNCH cởi quần áo, vứt súng ống sau khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh kêu gọi buông súng và xin đầu hàng. Những hình ảnh chạy loạn ở Xuân Lộc, xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập đã làm tôi rất buồn và khóc cho một miền Nam thất trận trong tiếc nuối. Khi đó, tôi không tin sự thật là tại sao Quân đội VNCH thua trận! Nhưng sau khi về Việt Nam, tôi có cơ hội đi thăm địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ, gặp các cựu chiến binh, xem triển lãm tại các bảo tàng, tôi mới cảm nhận sâu sắc về sự thật chính quyền VNCH và Mỹ thua là tất yếu. Ý tôi nói là tinh thần, ý chí và nghị lực của Bộ đội Cụ Hồ, được lòng dân hơn hẳn lính thuộc Quân đội VNCH thời đó.

- Một số đối tượng cực đoan đã có hành động chống phá, lôi kéo, kích động cộng đồng người Việt ở hải ngoại và một số đối tượng trong nước làm nhiều điều trái pháp luật. Theo ông, nên làm gì để giúp người Việt ở nước ngoài có cái nhìn rõ hơn, hiểu hơn và hướng về quê hương nhiều hơn?

- Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào truyền thông tại hải ngoại. Hiện nay đang có VTV4, HTV và VTC10. Theo tôi biết năm 2015, Nhà nước Việt Nam sẽ khai thác rộng mảng này. Dùng hình thức quảng cáo doanh nghiệp trong nước, nhất là các dịch vụ du lịch, thẩm mỹ, đầu tư bất động sản, phương tiện vận chuyển... Hiện nay tất cả các chương trình truyền hình hải ngoại free-to-air (xem tự do miễn phí) đều lấy phim truyện của iCinema, các phim truyện, chương trình ca nhạc sản xuất trong nước. Bà con hải ngoại quen các quảng cáo trong nước cũng như các chương trình của Đài Truyền hình Long An và Truyền hình Cần Thơ đã công khai chiếu ở Mỹ rồi. Hơn nữa, Nhà nước cần có nhiều chính sách, thủ tục đơn giản hơn nữa, hỗ trợ nhiều mặt cho kiều bào trở về để cảm nhận rõ về công cuộc đổi mới, cống hiến cho quê hương.

- Những lần trở về Việt Nam, tình cảm của người dân trong nước đối với ông như thế nào?

- Từ năm 2010 đến dịp Tết Ất Mùi 2015, tôi đã có 9 lần về thăm quê hương. Tôi đã từng được độc giả trong nước đón tiếp tại cả hai sân bay: Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) làm video Gala 2013-Ngày trở về. Đạo diễn Quỳnh Tư làm một cuốn phim dài 40 phút về hành trình đến với quần đảo Trường Sa của tôi. VTV4 đến nhà tôi ở Mỹ làm phóng sự. Mỗi lần về Việt Nam, tôi lại có một cảm xúc sâu sắc. Lần trở về dịp Tết Ất Mùi 2015 vừa qua, tôi hướng tâm về từ thiện: Tặng gạo đồng bào vùng cao, làm phóng sự và giúp gia đình ông Sùng A Pủa, phát tiền lì xì cho 31 em học sinh nghèo ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định...

Tôi thấy 15 năm trở lại đây, đất nước có những bước phát triển rất mạnh mẽ, nhanh chóng. Sau khi Hoa Kỳ-Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 thì chúng ta cũng mất đi khoảng 5 năm để chuẩn bị hội nhập. Từ năm 2000 đến nay, chỉ trong 15 năm, đất nước mình phát triển như vậy quả là một kỳ tích. Tôi rất ấn tượng với sự phát triển hạ tầng giao thông. Từ khi có đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây, tôi chỉ cần 1 giờ để từ TP Hồ Chí Minh về đến Long Khánh (Đồng Nai). Có đường cao tốc và cầu Nhật Tân, tôi cũng chỉ mất 1 giờ từ phố cổ Hà Nội ra Sân bay Quốc tế Nội Bài. Tôi đi nhiều tỉnh, thành phố và ở đâu cũng có đường cao tốc hoặc đường rộng thoáng. Tôi muốn nói: “Tôi hãnh diện là người Việt Nam”.
- Là một trí thức sống nhiều năm ở Mỹ và hiểu rất rõ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, ông có niềm tin như thế nào về sự hòa hợp dân tộc và sự phát triển của Việt Nam trong tương lai?

- Hòa hợp dân tộc luôn là một mục tiêu cao đẹp, ước muốn của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, trong xu hướng đổi mới, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới thì vấn đề đoàn kết, hòa hợp dân tộc càng là mong ước, ý nguyện của người dân, cả ở trong và ngoài nước. Tôi nghĩ tuổi trẻ Việt Nam giờ đây không còn sống trong hoàn cảnh chiến tranh, được hưởng sự thanh bình và điều kiện giáo dục tốt. Với số lượng du học sinh ngày càng cao thì sự tiếp nhận và hấp thụ văn minh thế giới càng nhiều, mang chất xám về phục vụ đất nước. Tương lai Việt Nam sẽ sáng sủa vì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thành công về ngoại giao và tạo được nhiều thiện cảm với các quốc gia trên thế giới. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được nhiều thắng lợi về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách quan tâm đến kiều bào, đánh giá cao sự đóng góp của kiều bào. Lẽ dĩ nhiên sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc cũng theo đó mà phát triển trong tinh thần nội ngoại đều là anh em một nhà, tạo sức mạnh to lớn góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.

- Xin cảm ơn ông!
ĐẶNG TRUNG KIÊN (thực hiện)


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 25 April 2015

SAU KHI DÂNG TẶNG BIỂN ĐẢO TẠI BẮC KINH, NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẶNG QUÀ "DÂN CHỦ HÓA" GIẢ TẠO TẠI HOA THỊNH ĐỐN HAY SAO?

 
N.P. TRỌNG TẶNG MỸ QUÀ HÒA HỢP HÒA GIẢI GIẢ TẠO
===============================

SAU KHI DÂNG TẶNG BIỂN ĐẢO TẠI BẮC KINH,
NGUYỄN PHÚ TRỌNG
TẶNG QUÀ "DÂN CHỦ HÓA" GIẢ TẠO
TẠI HOA THỊNH ĐỐN HAY SAO?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.04.2015. Cập nhật 19.04.2015




Nguyễn Phú Trọng đã bị Tập Cẩm Bình khinh khi trong thời gian dàn khoan HD-981 vào lãnh hải Việt Nam. Nhưng lần đến Bắc kinh mới đây, Trọng đã được Bình ôm hôn nồng ấm, đón rước trọng thể. Tập Cẩm Bình không cần những giá trị tinh thần như Tự do, Dân chủ, Nhân ái…, nhưng cần vật chất cụ thể như Biển Đảo để lập những căn cứ quân sự và nhất là để khai thác năng lượng dầu khí và nguyên vật liệu.

Trọng lú cũng sẽ đi Hoa Thịnh Đốn nữa dù mới chỉ biết hai tiếng “Please Dollars“ để xin tiền. Tất nhiên Trọng phải mang sang cho Obama món quà tinh thần như Dân Chủ mà phía Hoa kỳ đòi hoài.

Xin đề cập đến những khía cạnh sau đây:
=>       Trọng quỳ dâng Biển Đảo VN cho Tập Cẩm Bình
=>       Mỹ báo động việc Tầu tiến hành chiếm Biển Đông mà Trọng đã ký dâng
=>       Trọng sẽ tặng quà cho Obama: Đối lập cuội & Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo
=>       Dân Tộc VN phản đối và CSVN tăng đàn áp để bịt miệng dân


Trọng quỳ dâng Biển Đảo VN
cho Tập Cẩm Bình

Trong thời gian tại Bắc kinh, Việt Nam và Tầu ký nhiều Văn kiện song phương. Một số lớn Văn kiện chỉ lặp lại những gì đã ký từ lâu như Tình hữu nghị, Cấu kết xây dựng XHCN, Hợp tác bền vững…vân…vân. Đó là những Văn kiện lập lại như gió thoảng thổi đến rồi bay đi. Nhưng vấn đề chính trong thời gian này để Trọng có thể được tiếp đón nồng hậu, đó là vấn đề hải đảo tại Biển Đông và những vùng du lịch như thác Bản Giốc và những cảng thương mại.

Những Văn kiện như đã được soạn sẵn, Nguyễn Phú Trọng quỳ ký dâng Biển Đảo và những vùng Biên giới du lịch, Cảng thương mại cho Tầu. Những văn kiện ký bán biển và đất này còn tệ hơn Công hàm ký bởi Phạm Văn Đồng/ Hồ Chí Minh.

Sau khi Trọng ký xong và về nước, thì phía Trung quốc phổ biến liền Chương trình khai thác Biển Đảo, Dầu khí, Du lịch vùng Biên giới và Cảng thương mại để Hoa kỳ và cả Thế giới biết. Xin độc giả đọc Thông tin dưới đây :

« Hôm qua (9.4), Trung Quốc đã phác thảo kế hoạch chi tiết về các hoạt động cải tạo trên Biển Đông, nói rằng sẽ sử dụng nó với mục đích phòng thủ quân sự cũng như cung cấp các dịch vụ dân sự có lợi cho các quốc gia khác.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngắn hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, hoạt động cải tạo và xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông là cần thiết, để đối phó với nguy cơ các trận bão trong khu vực với nhiều tàu ở xa đất liền.

“Chúng tôi đang xây dựng các nơi trú ẩn, hỗ trợ hoạt động hàng hải và cứu trợ cũng như các dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá và các dịch vụ hành chính khác để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho Trung Quốc, các nước láng giềng và các tàu thuyền cá nhân trên Biển Đông", theo bà Hoa. 

Bà Hoa cũng cho biết, các đảo và rạn san hô cũng sẽ đáp ứng yêu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc, tuy nhiên không nêu rõ điều này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc  ngang nhiên nhấn mạnh: “Các hoạt động xây dựng có liên quan hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điều đó là công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào”.

Trong tuyên bố chung hôm 8.4, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông và tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông.”


Mỹ báo động việc Tầu tiến hành chiếm Biển Đông
mà Trọng đã ký dâng

Ba Bản Tin sau đây từ phía Hoa kỳ cho thấy rằng thực sự Trung quốc đang tiến hành việc xâm chiếm Biển Đảo của Việt Nam mà Nguyễn Phú Trọng đã bị triệu sang Bắc Kinh ký Bản Thông Cáo chung dâng hiến.

Bản Tin thứ nhất:
Đô đốc Harry HARRIS Jr.:Tầu xây Vạn Lý Trường Thành Biển Đông

Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris Jr., khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng

Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris Jr., khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng

Các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông đã khiến người ta hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc, và tự hỏi liệu Bắc Kinh thực sự muốn hợp tác hay là có ý định đối đầu với các cường quốc khác trong khu vực.

Đó là lời bình luận của Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, bày tỏ quan tâm về việc Trung Quốc đang xây điều mà ông miêu tả là một bức “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.

Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.

Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của cái đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”

Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế,  Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.

Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ, cũng bày tỏ quan tâm và năm ngoái, chính phủ Úc ký hiệp định củng cố hợp tác quân sự với Nhật Bản như một cách để tăng khả năng quốc phòng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang Á Châu-Thái Bình Dương trước năm 2020. Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.

Đô đốc Harris Jr. kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, cam kết sẽ kiềm chế các hoạt động “gây phức tạp hay làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.

Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói bằng cách duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, trong tình huống khủng hoảng xảy ra, “Mỹ có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân có khả năng ứng phó nhanh tới nơi, hầu duy trì tình trạng an ninh và ổn định khu vực.” (Nguồn: WSJ, Worldpress)

Bản Tin thứ hai:
Thượng Viện Mỹ: Phải đối phó toàn diện với TQ ở Biển Đông

VietPress USA (10-4-2015): Tình hình Biển Đông và quốc tế trong những ngày gần đây càng nóng lên. Trung Quốc đang tìm mọi cách cướp đoạt Biển Đông và các Đảo Hoàng Sa, Trường Sa.. Trong khi đảng csVN và Nhà Nước csVN đang tìm cách đu dây muốn "lấy Mỹ" nhưng vẫn mặn nồng "ăn nằm với Trung Quốc" và "dan díu với Nga"!

Trước thái độ nầy của csVN và sự lấn tới của Trung Quốc, 4 Thượng Nghị Sĩ nắm giữ các vai trò quan trọng về hai Ùy Ban Quân Vụ và Ngoại Giao của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ đã vừa gởi đến TT Barack Obama một bức thư yêu cầu phải có chính sách toàn diện đối phó với Trung Quốc và dĩ nhiên có thái độ với cả đảng và Nhà cầm quyền csVN hiện đang cấu kết với Nga và Trung Quốc trong việc để cho Trung Quốc chiếm hết Biển Đông, xây dựng các căn cứ trên những đảo trong vùng tranh chấp Biển Đông hầu cô lập Mỹ; phong tỏa và độc quyền không phận và hải phận quốc tế trên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam!

csVN đang để cho Nga sử dụng căn cứ Vịnh Cam Ranh để tiếp tế X8ang cho các Máy Bay Chiến Lược Tầm Xa TU-95 có khả năng mang bom Nguyên Tử với tầm bay xa 17.000KM mà không cần tiếp nhiên liệu để bay chụp hình gián điệp, săn Tàu Ngầm và đe dọa không phận Biển Đông, Biển Hoa Đông giửa Nhật Bản và Trung Quốc; cũng như đe dọa toàn vùng Á châu - Thái Bình Dương; và xâm phạm đến cả không phận trên đảo Guam của Hoa Kỳ.

Tổng Bí Thư đảng csVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi ngày 04-4-2015 đến Bắc Kinh kết nghĩa mặn nồng với đảng và Nhà Nước csTQ, đã cùng với chủ tịch TQ Tập Cận Bình chứng kiến các ký kết cùng khai thác dầu khí trên Biển Đông như một cách công nhận quyền sở hữu của TQ trên Biển Đông và các Đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc xâm lăng chiếm đoạt. (www.vietpressusa.com)

Bản Tin thứ ba:
Tình báo Mỹ công bố: TQ  đã chiếm xong 7 đảo Trường Sa của VN

Nhật báo Wall Streeet Journal (15.04.2015) đã đăng báo cáo đầu tiên về hải quân Trung Quốc kể từ năm 2009, VẠCH TRẦN ÂM MƯU BÁ CHỦ CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC. Báo cáo của cơ quan tình báo hải quân (ONI) Mỹ nêu rõ, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn tất cuộc chuyển mình từ một lực lượng hải quân ven bờ thành một lực lượng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quanh thế giới.

ONI nhấn mạnh, năm 2014, TRUNG QUỐC ĐÃ CHIẾM ĐÂT TRÊN 7 ĐẢO NHÂN TẠO TRONG VÙNG BIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA, xây nhiều cơ sở lớn để có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân. ONI cũng cho biết, các tàu khu trục mới của Hải quân Trung Quốc (NPLA) đã được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm (ASSM) có thể phóng thẳng đứng YJ-18, tăng khả năng đe dọa tàu chiến Mỹ.

ONI NÊU RÕ 5 VẤN ĐỀ:

1/ Lực lượng tuần duyên và bảo vệ an ninh biển Trung Quốc lớn hơn lực lượng của Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại. Từ năm 2012 đến 2015, lực lượng này của Trung Quốc sẽ có thêm 50 tàu chiến, tăng 25 % tổng lực lượng.

2/ Từ năm 2013 đến 2014, TQ hạ thủy nhiều tàu hải quân hơn bất kỳ các nước nào khác và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015-2016.

3/ Tầm bay của ASSM của NPLA đang tăng lên. Khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc thuộc lớp Luyang III có thể trang bị ASSM YJ-18. Tên lửa ASSM này có thể đặt ra những thách thức độc nhất vô nhị cho hệ thống phòng không của tàu chiến Mỹ và đồng minh

4/ Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc hiện có 5 chiến tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân,4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể gắn đầu hạn hạt nhân, và 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel. Đến năm 2020, lực lượng tàu ngầm NPLA có thể tăng lên hơn 70 chiếc.

5/ NPLA sẽ sớm giữ vai trò trung tâm trong nhiệm vụ ngăn chặn hạt nhân, mở nhiều cuộc tuần tra bằng tàu ngầm mang tên lửa ICBM.

Và Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược cẩn thận nhưng nguy hiểm ngay trong khu vực, bằng cách lặng lẽ, lén lút, xây dựng sự hiện diện quân sự ở gần Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và vùng “sân sau” chiến lược của Ấn Độ.


Trọng sẽ tặng quà cho Obama:
Đối lập cuội & Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo

Tình trạng phá sản Kinh tế, thiếu hụt Ngân sách cấp bách, trong khi ấy quần chúng tăng cường NỔI DẬY trực diện dùng sức mạnh chống trả lại đàn áp của Công an, khiến đảng CSVN phải nghĩ đến một giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo để đánh lừa Hoa kỳ vẫn lớn tiếng kêu gọi tiến trình "Dân Chủ hóa".

Có một số chính khứa bưng bô ở Hải ngoại để lộ ra giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải  giả tạo và đảng Đối lập cuội tại Việt Nam như một việc làm “Dân chủ hóa“ Cơ chế CSVN. Tỉ dụ: sau khi Hoàng Duy Hùng (Houston) về Việt Nam thăm Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN, và Nguyễn Minh Triết, cựu Chủ tịch Việt Nam cộng sản, trở về Mỹ, Hùng tuyên bố Việt Nam sẽ có hai đảng  do đảng CSVN tách ra. Như vậy có đối lập, nghĩa là có Dân chủ. Đảng Liên Minh Dân Chủ VN của Ngô Thanh Hải họp tại Paris tuyên bố sẵn sàng hợp tác với CSVN để chống Tầu. Rồi hình ảnh Ngô Thanh Hải, đảng trưởng LMDCVN, bắt tay Nguyễn Thanh Sơn được phổ biến. Ts Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật gọi là phản tỉnh, nhưng vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh, được coi như sẽ dễ dàng đóng vai trò đứng chung với CSVN trong tương lai, mới đây được đài VOA phỏng vấn !

Khách quan mà nhận định, người ta thấy những việc sau đây:

*          Tình hình đảng CSVN quá tệ: (i) Phá sản Kinh tế quốc dân; (ii) Những nhóm lợi ích giết hại lẫn nhau như vụ Nguyễn Bá Thanh; (iii) Ngân sách lúc này thiếu hụt trầm trọng đến nỗi phải thay đổ Luật Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội để ăn quỵt tiền tiết kiệm của Công nhân; (iv) Xã hội tha hóa đến thác loạn. Với tình trạng như vậy, các Lãnh đạo đảng thấy đến thời kỳ sụp đổ và muốn có giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo để mình được hạ cánh an toàn với tài sản cướp giật được.

*          Trong thời gian gần đây, nhiều Lãnh đạo đảng và Nhà Nước thường lui tới Hoa kỳ như sủa soạn giải pháp cho CSVN nói chung và tìm mối liên hệ cho cá nhân để thuận tiện hạ cánh an toàn.

*          Người ta cũng nhận thấy gần đây, một phong trào bưng bô CSVN âm mưu xoá NGÀY QUỐC HẬN 30/4 nhằm tiến gần CSVN để có giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải với sự hỗ trợ của một số Dân biểu, Nghị sĩ Mỹ (?!)

*          “Dân chủ hóa“ CSVN với một đảng Đối lập làm kiểng gồm một số thành phần phản tỉnh tại quốc nội và những chính khứa ham danh, những trí thức trí ngủ Hải ngoại. Kiểu Đối lập này chỉ để làm kiểng cho CSVN kéo dài thêm Cơ chế dưới dạng Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo.

Cuộc viếng thăm Hoa Thịnh Đốn của Nguyễn Phú Trọng nhằm mục đích “Please Dollars” từ Hoa kỳ để giải quyết tình trạng phá sản Kinh tế, Tài chánh tại Việt Nam, xin xỏ được vào TPP. Tất nhiên Nguyễn Phú Trọng phải dâng cho Obama một món quà mà Obama thường lớn tiếng kêu gọi, đó là “DÂN CHỦ HÓA“ CSVN.

Chúng ta có những lý do như đã trình bầy trên đây để dự đoán rằng món quà đó là Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo với đảng Đối lập cuội, được sự đồng ý của Mỹ (?!)

Để sửa soạn cho món quà này, Nguyễn Phú Trọng gửi Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, sang Mỹ trước để nghiên cứu “Cải cách Thể chế “. Xin độc giả đọc Bản tin dưới đây:

« Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn phái đoàn đến Đại học Harvard tìm hiểu cải cách thể chế.

Bà Kim Ngân dẫn đầu đoàn gồm 15 lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, trải qua năm ngày ở Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp của Việt Nam (VELP) tại Đại học Harvard.Chuyến thăm Mỹ của bà kéo dài từ 11 đến 21/4, ngay sau khi bà vừa tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

Việt Nam sắp tiến hành Đại hội Đảng, nước này đối diện nhiều thách thức gần và dài hạn.“Các nhà hoạch định chính sách chịu sức ép thúc đẩy tăng trưởng và duy trì bình đẳng,” đề cương nói.“Trong kinh tế, chính phủ xác định nhu cầu tăng tính cạnh tranh cho khu vực tư nhân và tái khẳng định sự cấp thiết cải cách doanh nghiệp nhà nước.”“Cũng có nhận thức về tầm quan trọng của cải cách tư pháp đối với sự phát triển của Việt Nam.”“Về chính trị, cả Đảng và Chính phủ đã khẳng định cơ quan lập pháp ở mọi cấp cần tăng cường tính đại diện. Ngoài ra, kinh nghiệm các nước cho thấy quốc hội đóng vai trò quan trọng để phân bổ nguồn lực hiệu quả.”

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân từng là Bí thư tỉnh Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm Mỹ của phó chủ tịch Quốc hội nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2015).”


Dân Tộc VN phản đối và
CSVN tăng đàn áp để bịt miệng dân

Ý chí đấu tranh của Dân Tộc Việt Nam là nền tảng vững chắc để chống lại kiểu đu dây đối ngoại của đảng CSVN. Ý chí đấu tranh ấy gồm tuần tự những điểm căn bản sau đây:
1.         Chôn vùi hẳn Cơ chế CSVN
2.         Loại trừ Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo với đảng CSVN
3.         Đuổi Tầu xâm lăng Đất, Biển
4.         Phát triển Kinh tế trong Chính trị—Luật pháp Dân chủ

Cơ chế CSVN chủ trương  Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế, đó là nguồn gốc phát sinh và lan tràn Tham nhũng, Lãng phí làm phá sản Kinh tế quốc dân và đẩy Xã hội đến tha hóa thác loạn. Cái tệ hại này thuộc về Cơ chế chứ không phải là cá nhân. Vì vậy Tham nhũng, Lãng phí không thể chống lại được nếu còn duy trì Cơ chế CSVN. Phải chôn vùi hẳn nó và những âm mưu trá hình như Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo nhằm kéo dài Cơ chế CSVN. Cơ chế này với chủ trương gắn liền Độc tài Chính trị với Chủ đạo Kinh tế không thể nào có thể cải cách được, mà phải chôn vùi hẳn nó đi.

Việc đuổi Tầu xâm lăng là một Mệnh Lệnh Lịch sử của Tổ Tiên truyền lại cho gịng giống Việt sống trên Lănh thổ và Lănh hải h́nh chữ S này.

Chôn vùi Cơ chế CSVN và đuổi Tầu xâm lăng để Dân Tộc Việt Nam có cơ hội thăng tiến Xã hội và phát triển nền Kinh tế quốc dân trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico—Juridique Démocratique Adéquat). Đó mới gọi là nền Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực của chính người Dân làm chủ.

DÂN TỘC Việt Nam không có phân tán và hận thù nhau. Vì vậy, việc kêu gọi Hòa Hợp Hòa Giải DÂN TỘC là vô nghĩa. Đã bao nhiêu chục năm nay, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã làm đầy tớ cho đế quốc Cộng sản vô thần và vô nhân đạo đem Lý thuyết Mác-Lê áp đặt lên DÂN TỘC Việt Nam. Chính việc áp đặt tàn nhẫn này tạo sự hận thù giữa DÂN TỘC và đảng CSVN cầm quyền độc đoán. Vì vậy việc Hòa Hợp Hòa Giải không phải là giữa những thành phần DÂN TỘC mà chính là giữa đảng CSVN và DÂN TỘC Việt Nam.

Hòa Hợp Hòa Giải đích thực chính là việc đảng CSVN phải từ bỏ việc áp đặt Lý thuyết ngoại lai Mác-Lê, phải trao quyền quyết định Chính trị—Luật pháp lại cho DÂN TỘC, nghĩa là Cơ chế CSVN phải bị chôn vùi hẳn đi.

Dân Tộc Việt Nam tất nhiên coi việc ký kết dâng Biển Đảo và các Vùng Biên giới, Cảng thương mại, cho Tầu là việc phản bội dân tộc của Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN. Cũng vậy, Dân Tộc không thể chấp nhận một giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải giả tạo và đảng Đối lập cuội nhằm kéo dài Cơ chế CSVN.

CSVN chắc chắn sẽ tăng cường đàn áp để bịt miệng tất cả những chống đối chính đáng của Dân Tộc.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.04.2015. Cập nhật 19.04.2015.







__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với mối bang giao Việt – Mỹ


 

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với mối bang giao Việt – Mỹ

© Tú Hoa
tuhoa

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
Trung Quốc là nhân tố ảnh huởng quyết định đến chiều sâu của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Những hành động ứng xử của Bắc Kinh về đối ngoại từ kinh tế đến quân sự trong vùng Đông Nam Á sẽ khiến tốc độ tiến gần trong mối bang giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ xảy ra nhanh hay chậm.
Chính hành động gia tăng sức ép quân sự của Trung Quốc lên biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến triển mau chóng. Việt Nam hoàn toàn bất lực khi thuyết phục Trung Quốc chấm dứt những khiêu khích về lãnh hải trong suốt 5 năm qua từ 2009 đến 2014.

 Thêm vào đó , chính sách phá hũy môi trường nhằm đe dọa an toàn lương thực cho các nước dọc theo sông Mê-Kông của Trung Quốc đã khiến Việt Nam bất lực khi ảnh huởng của mình chưa đủ để yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách. Ngoài ra , những chênh lệnh về cán cân thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu và ăn cắp mẫu mã hàng hóa Việt Nam từ phía Trung Quốc càng làm cho Hà Nội bực bội nhưng lại bất lực vì không đủ mạnh để kiểm soát.

II. SỨC ÉP QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC LÊN BIỂN ĐÔNG
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn cỏi biển Đông làm lãnh hải của Việt Nam bị thiệt hại nghiêm trọng. Bản đồ trên là vùng lãnh hải thuộc về Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneve 1954 nhưng nay bị Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải của mình.
Đường màu vàng trên bản đồ là phạm vi lãnh hải mà Việt Nam có chủ quyền. Đường màu chấm đỏ là đường lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Như vậy bản đồ trên cho thấy toàn bộ lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn thuộc vào Trung Quốc nếu Việt Nam không phản kháng mạnh mẽ.

Cộng Sản Hà Nội hiện đang kế thừa 29 đảo trên quần đảo Trường Sa (Spratly Island ) từ VNCH, nhưng để mất 9 đảo trên quần đảo này sau xung đột hải chiến Việt- Trung năm 1988. Riêng quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ kể từ năm 1974 khi Việt Nam Cộng Hòa đang kiệt quệ vì những đợt tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trong khi đồng minh Hoa Kỳ đang giảm cắt viện trợ nghiêm trọng.

Danh sách các nước tuyên bố chủ quyền trên hai quần Trường Sa và Hoàng Sa:
th1Âm thầm hiện đại hóa quân sự trong suốt 20 năm kể từ những năm 1980, trong đó có Hải quân, Trung Quốc nay đủ sức tiến chiếm toàn bộ các đảo còn lại do Việt Nam kiểm soát trên quần Trường Sa mà Hà Nội không có cách gì cứu vãn.

Cùng ý thức hệ và là chỗ dựa về chính trị, Hà Nội không thể phản kháng lại Trung Quốc trừ phi Hoa Kỳ đồng ý rộng mở một bàn tay chấp nhận trợ giúp Hà Nội từ phương tiện quân sự đến áp lực quốc tế để vãng hồi tình thế bi đát

Về phía Hoa Kỳ, các chiến lược gia tại Bộ Quốc phòng đã khám phá ra kế hoạch tiệm tiến, lấn chiếm từ từ Biển Đông của Trung Quốc thông qua sự bất khả kháng và nhu nhược của Hà Nôi nên đã thúc đẩy Tổng thống Clinton nhanh chóng sang thăm Việt Nam năm 2000 mở cửa cho một tiến trình bình thuờng hóa quan hệ hai nước để kịp giúp Hà Nội vững tin hơn khi ngăn cản sức bành trướng về lãnh hải của Trung Quốc.

Sức ép quân sự của Bắc Kinh lên biển Đông không hề giảm mà mỗi lúc mỗi gia tăng khiến Hà Nội không còn một chon lựa nào khác là ráng nổ lực giải tỏa những trở ngại về chính trị, trong đó có nhân quyền để có thể đứng sát cánh với Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng, trong đó có Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để làm thế liên minh nhằm cứu vãng tình thế. Về phần Hoa Kỳ, chính sách “Nhìn Về châu Á ” của Tổng Thống Obama mở rộng cửa cho Việt Nam tham dự vào đường lối đối ngoại do Hoa Kỳ chủ xướng- ứng phó trước tình thế hung hãn của Trung Quốc.

Cho nên, chính sức ép quân sự của Trung Quốc trên biển Đông là động lực thúc đẩy (the driving force) hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam gia tăng hợp tác về quân sự an ninh quốc phòng.

Kể từ 2003, đã có hơn 14 lần các chiến hạm Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, điều khó tượng tượng có thể xảy ra giữa hai nước cựu thù và khác biệt sâu đậm về ý thức hệ chính trị. Hơn thế nữa, việc chiếc Hàng không Mẫu hạm USS George Washington viếng thăm Việt Nam vào năm 2010 mở ra một dấu hiệu cho thấy một tương lai đồng minh lâu dài giữa Hoa Kỳ – Việt Nam về mặt an ninh quốc phòng cũng như dấu hiệu chuyển huớng trong chính sách đối ngoại của Cộng Sản Hà Nội. 

Đây cũng là bằng chứng cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết cách chon lựa mà phải bỏ ý thức hệ, tình đồng chí anh em mà họ hy vọng nhiều ở nơi Trung Quốc. Xin ghi chú, Cộng Sản Trung Quốc là chổ dựa vô cùng vững chắc cho Cộng Sản Việt Nam kể từ ngày đầu thành lập cũng như những năm tháng tiến hành chiến tranh trực diện với Hoa Kỳ trước năm 1975.

Tốc độ hợp tác về quốc phòng giữa hai nước đã tăng tốc không còn cách gì có thể quay ngược lại sau khi Hoa Kỳ áp lực Trung Quốc thành công khi Yêu cầu Trung Quốc một cách công khai rút dàn khoang 981 của họ ra khỏi lãnh hải Việt Nam vào 16-7- 2014. Dàn khoang này tiến vào lãnh hải Việt Nam với một dàn hải quân hộ tống hùng hậu mà cảnh sát biển cùng lực lượng hải quân Việt Nam vô phương ngăn cản hay truy đuổi.

Sự việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngừng mọi hoạt động tiếp liệu cho Không quân Nga tại cảng Cam Ranh càng cho thấy mức ảnh huởng của Hoa Kỳ lên các quyết định quốc phòng của Việt Nam ngày càng sâu hơn rõ hơn và sẽ không có chiều huớng đi ngược lại.

Chuyến đi của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam sang Úc nhắm đẩy mạnh hơn nữa những hợp tác về quốc phòng trong tháng Ba năm nay là hoàn toàn có sự bật đèn xanh đồng ý hay hậu thuẫn từ Hoa Kỳ. Úc Châu là đồng minh số một thận cận nhất của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ thời đệ nhị thế chiến đến nay.
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ mong đợi chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng sẽ công khai hóa nổ lực xoá bỏ dị biệt chính trị để hợp tác giữa hai nước tiến đến một sự loan báo chính thức trở thành đồng minh chiến lược lâu dài.
Vì vậy, Trung Quốc chính là nhân tố duy nhất dẫn đến sự xích gần giữa hai quốc gia Hoa Kỳ -Việt Nam về mặt quốc phòng.

III. AN TOÀN MÔI TRƯỜNG & LƯƠNG THỰC CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG
Ngoài những căng thẳng về vấn đề lãnh hải, Việt Nam và Trung Quốc còn có một xung đột sâu xa không thể khoan nhượng , đó là an toàn về môi trường và lương thực châu thổ sông Mê Kông. Nông nghiệp gồm hoa trái và lúa gạo cũng như nghể cá ở đồng bằng sông Mê Kông hay còn gọi là đồng bằng sông Cữu Long chiếm gần 10 % trong giá trị sản phẫm quốc dân (10% GDP) và đãm bảo an toàn về lương thực cho cả nước. Việc Trung Quốc xây khoãng 4 đập thũy điện ở thuơng nguồn con sông này làm nguồn nước hạ lưu đồng bằng song Cữu Long bị cạn kiệt nghiêm trọng. Ngoài ra, hàng loạt các sinh vật, thủy sản hiếm quý bị tiêu diệt vì lượng nước sut giãm ở hạ lưu. Nguồn lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đãm bảo an toàn lương thực cho Việt Nam và là thế mạnh xuất khẩu cho Việt Nam giúp an toàn lương thực cho vùng Đông Nam Á.
TH2
Mối bận tâm của Việt Nam cũng là niềm lo lắng của Hoa Kỳ trong nổ lực giãm thiểu sự suy sụp về môi trường đang xãy ra đồng loạt do thái độ khai thác bừa bải , cẩu thả của Trung Quốc mà không quan tâm hay có trách nhiệm gì đến an toàn sinh thái của những quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á. Nhất là khi Trung Quốc dự tính xây 14 đập thủy điện trên thuợng nguồn sông Mê Kông sẽ đặt các quốc gia ở hạ lưu con sông này vào tình trạng chịu đựng thãm hoạ sinh thái nghiêm trọng dẫn đến đói kém về lương thực.

Vì thế, chính phủ Hoa Kỳ gia tăng nổ lực thành lập diễn đàn tuyên bố chung cho các nước hạ lưu sông Mê kông ( Lower Mekong Initiative), gồm Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Hoa Kỳ và Việt Nam để tạo sức mạnh ép buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách của mình về cách thức sử dung sông Mê Kông. Đơn giản, Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh vấn đề sông Mê kông có tính quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Lower Mekong Initiative là một diễn đàn mà Hoa Kỳ lập ra để cho phép các nước liên quan phản ánh những quan cũng như bày tỏ công khai những bất đồng của mình đối với Trung Quốc về vấn đề sông Mê Kông . Diễn đàn này được thành thành lập vào năm 2009 trong sự hiện diện của nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.

Riêng về phần Việt Nam trong mối quan hệ Việt – Mỹ , cơ quan USAID ( United States Agency of International Development) đã dành một khoảng ngân quỹ viện trợ 26 triệu rưỡi Mỹ kim kéo dài từ tháng 10 năm 2012 cho đến tháng 10 năm 2017 thông qua chương trình phục hồi môi trường vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê-kông, mà trong đó, vùng đồng bằng sông Mê-kông chiếm gần 80 phần trăm tổng số ngân quỹ. Ngoại trưởng John Kerry cũng tự mình đã viếng thăm vùng sông Mê-kông vào 15 tháng 12 năm 2013 nhằm khẳng định lần nữa quyết tâm bảo vệ sông Mê Kông của Hoa Kỳ trước Trung Quốc .

Cho nên có thể nói, thái độ cố chấp của Trung Quốc trong việc khai thác thủy điện thượng nguồn sông Mê kông bất chấp an nguy về môi trường và an toàn lương thưc cho các nước hạ lưu sông Mê-kông càng làm cho Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác với các nước trong vùng , trong đó có Việt Nam, để tạo sức mạnh quốc tế chung khi áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc càng cố chấp thì hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng chặt chẽ hơn mà thôi.

IV. CHÊNH LỆCH VỀ CÁN CÂN THUƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong cán cân thuơng mại đối với trung Quốc gia tăng nhanh chóng và Cộng Sản Hà Nội đã hoàn toàn bất lực để kiểm soát. Tổng trị giá nhấp siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã chiếm khỏang 10% tổng trị giá sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam.
Sau đây là bản tổng kết tổng trị giá nhập siêu của Việt Nam trong thuơng mại đối với Trung Quốc:
Năm NHẬP SIÊU
(tỷ Mỹ kim )
2009 11.54
2010 12.7
2011 13.47
2012 16.40
2013 17.5
2014 28.00
( Source: tổng kết data từ Bộ Công Thuơng Việt Nam)

Việc nhập siêu từ Trung Quốc dẫn đến nguồn dự trử ngoại tệ để bình ổn kinh tế của Việt Nam bị thất thoát chảy máu nghiêm trọng. Ngoài ra , giới sản xuất hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam bị lao vào phá sản vì mất hẳn thị trường nội địa cho hàng hóa Trung Quốc. Quan trọng hơn hết , tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng Việt Nam bị nợ nần gia tăng, mà chủ nợ chính là Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc hơn nữa về kinh tế vào Trung Quốc.

Từ đó , hậu thuẫn về kinh tế từ phía Hoa Kỳ sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc cũng như kích thích mạnh đà tăng trưởng kinh tế. Các viên chức Cộng Sản Hà nội thông báo mỗi năm có khoảng 8 đến 12 tỷ Mỹ kim từ kiều bào sống bên Hoa Kỳ gởi về tạo ra một sức kích cầu rất mạnh thúc đẫy tăng trưởng kinh tế và bình ổn Xã hội , nhất là ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam Việt Nam.

Sau đây là bản tổng kết cán cân thuơng mại Việt- Mỹ:
Như vậy , thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2009, vượt qua ngưỡng cữa 20 tỷ Mỹ kim vào năm 2014. Sự thặng dư mậu dịch này là hy vọng rất lớn cho Việt Nam để đứng vững trước sức ép về kinh tế từ Trung Quốc, nhất là đủ khả năng duy trì sản xuất , hạn chế gia tăng thất nghiệp.

Từ đó, việc Việt Nam xích gần hơn tới Hoa Kỳ về kinh tế để làm đối trọng trước sự lấn ép về kinh tế của Trung Quốc là một điều hiển nhiên không thể trách khỏi. Việt Nam đang cần Hoa Kỳ để gia tăng phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang tỷ lệ thuận với cán cân thuơng mại Việt- Mỹ sau chuyến đi của tổng thống Clinton sang Việt Nam năm 2000 .

Tỷ lệ thuận này là một bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia đang trợ giúp chứ không phải lấn hiếp kinh tế Việt Nam như Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, thì thâm hụt mậu dịch 20 tỷ Mỹ kim không thấm vào đâu với một nền kinh tế 16 ngàn tỷ Mỹ kim GDP nhưng với một nước như Việt Nam, 20 tỷ Mỹ kim thặng dư mậu dịch là khoảng 10 % GDP, tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm cho đất nước và ngoại tệ để dự trử bình ổn xã hội khi cần thiết!

Ngược lại, 28 tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là tiềm ẩn bất ổn về xã hội (do thất nghiệp và phá sản) , lệ thuộc về kinh tế và nợ nần ngày mỗi nặng gánh lên nền kinh tế quốc dân.

Mặc dù còn nhiều trở ngại ngăn cản Việt Nam tham gia hiệp ước Trans-Pacific Partnership (TPP )nhưng chắc chắn , với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ tham dự hiệp ước này và hoàn toàn có cơ hội thoát khỏi ảnh huởng lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang càng ngày càng đẩy Việt Nam lún sâu vào thâm thụt mậu dịch, nợ nần và bất ổn xã hội
V. KẾT LUẬN
Cộng Sản Việt Nam buộc lòng phải nhích gần tới Hoa Kỳ để tìm kiếm một sự hậu thuẫn về an ninh quốc phòng, an toàn môi trường-lương thực và an ninh về kinh tế trước sức ép của Trung Quốc ngày càng gia tăng lên ba mặt này.

Trung Quốc càng hung hãn lấn hiếp về lãnh hải thì càng đẩy Việt Nam tiến tới quan hệ hợp tác chiến lược quốc với Hoa Kỳ sâu hơn, sớm hơn.
Thái độ vô trách nhiệm của Trung quốc về an ninh môi trường hạ lưu sông Mê Kông khiến mối an ninh về lương thực bị đe dọa dẫn đến Việt Nam và Hoa Kỳ đồng thuận trong việc hợp tác vận động thế giới gia tăng sức ép để phản đối buộc Trung Quốc phải có thái độ nghiêm túc hơn về lãnh vực này.

Việt Nam cần phải nhích gần hơn trong mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt áp lực lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang khiến Việt Nam lâm vào cảnh thâm hụt mậu dịch năng nề, nợ nần và bất ổn xã hội. Cho nên, Trung Quốc là nhân tố quyết định cả “chiều sâu, chiều rộng cũng như tốc độ “của mối quan hệ Việt – Mỹ trên ba phương diện quốc phòng, môi trường và kinh tế.
© Tú Hoa


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List