Về chuyến đi thăm
Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng
Hòa Vân
Vũ Quang Việt
Mấy lời bàn thêm
Không thể bỏ qua sự liên
quan giữa nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, nhóm về hợp tác tiền tệ và sự thúc
đẩy của phía TQ được ghi trong thông cáo là “Sớm bàn bạc và xác định phương án
tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc
đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng.”
Không nói rõ nhưng thật
ra nó nằm trong ý đồ xây dựng con đường tơ lụa trên biển mà biên giới, đường sá
miền Bắc, cảng Hải Phòng là địa danh nối liền các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây với
Biển Đông nhằm phục vụ cho xuất nhập hàng hoá của họ. Điều này đã được báo Nhật
nhắc đến như đã nói trong bài [1] và một nhà nghiên cứu từ TQ đang làm việc tại
Viện Đông Nam Á của Singapore cũng phân tích trong một bài vừa xuất bản[2].
Lời
hứa trên của Nguyễn Phú Trọng được cụ thể hoá bằng các nhóm công tác có thể đưa
đến tình hình tệ hơn những gì xảy ra ở dự án Bô Xít ở Tây Nguyên mà Nông Đức
Mạnh đã ký và nhiều đời Tổng bí thư ĐCS TQ thúc giục đòi phía VN giữ lời hứa.
Hợp tác nhằm giúp TQ thực hiện con đường tơ lụa trên biển có lợi gì cho VN? Có
thể cho rằng đấy là dịch vụ thông thường mà VN nên cung cấp, qua đó thu phí và
tạo công ăn việc làm. Chuyện rất có thể không đơn giản như vậy, nhất là TQ là
nước luôn luôn muốn dùng sức mạnh với VN. Thử lý giải về khả năng kiểm soát của
VN cuộc làm ăn chung này như thế nào:
1. Rõ ràng VN không phải
là nước độc quyền cung ứng dịch vụ chuyển vận này. Nếu TQ không hài lòng và
muốn tạo áp lực gây rối loạn kinh tế như trước kia họ kêu gọi thợ đào mỏ than
trở về TQ để làm ngừng trệ sản xuất than thì họ có thể chuyển hàng sang các ngả
khác như qua Myamar và Thái để sang châu Âu, châu Phi hay Trung Đông. Các con
đường đó có lẽ tiết kiệm hơn nhiều cho TQ. Đoạn về tàu thủy thì chắc chắn là
ngắn hơn nhiều rồi. Cảng Hải Phòng lại không phải là cảng nước sâu nên chi phí
sẽ cao hơn, và chủ yếu cũng chỉ có thể phục vụ hàng TQ đi tới các nước phía Bắc
và Úc và cùng lắm là Đông Nam Á.
2. Cũng rõ ràng là hạ tầng
miền Bắc và Hải Phòng nếu được phát triển dư thừa so với nhu cầu nội địa cũng
chỉ có thể phục vụ TQ. Và để xây dựng hạ tầng này VN phải dựa vào vốn TQ và do
đó phải dùng nhà thầu TQ và mua hàng hóa máy móc của TQ. Như thế, TQ là nước
độc quyền cầu, có nghĩa là nước duy nhất dùng dịch vụ, VN lại là con nợ, vậy
thì cũng nên nghiên cứu xem xét lợi hại điều mà ông Trọng hứa hẹn với TQ để
đừng bị đưa vào thế kẹt. Đây là một vấn đề lớn, chưa nghiên cứu, chưa có tiếng
nói của Chính phủ, chưa bàn ở Quốc hội, thế mà tại sao một ông Tổng Bí thư lại
dành cho mình quyền hứa trên?
Trước chuyến thăm Hoa Kỳ, dự kiến sẽ thực hiện vào tháng năm năm
nay, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời của người đồng sự ĐCSTQ
Tập Cận Bình, đi thăm Trung Quốc từ 7 đến 10.4.2015. Cùng đi với ông Trọng có 4
uỷ viên bộ chính trị gồm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang
Thanh; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và ba uỷ viên khác trong ban chấp
hành trung ương đảng. Chuyến thăm được thực hiện gần một năm sau sự kiện Trung
Quốc kéo giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam khiến quan hệ giữa hai nước bị
rạn nứt nghiêm trọng.
Hai bên đã ký một Thông
cáo chung (9 điểm) tại Bắc Kinh ngày 8.4 ghi lại những thoả thuận hợp tác.
Bài này chỉ bàn về hai chủ đề chính trong đó.
Về
hợp tác song phương
Dĩ nhiên, đây là phần chính của các cuộc đàm phán trong chuyến đi,
được phản ánh trong điểm 4/ của Thông cáo chung.
Sau khi nhắc lại những mong muốn duy trì và phát triển các quan hệ
giữa hai đảng CS, Thông cáo chung đề cập tới phần hợp tác kinh tế như sau
(người viết nhấn mạnh – in nghiêng – một số điểm sẽ trở lại trong bài):
Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế -thương
mại Việt – Trung giai đoạn 2012 – 2016″, thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án
hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã
ký kết.
Thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền
vững; phía Trung Quốc khuyến khích
doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của
Việt Nam; hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi
về thương mại biên giới Việt – Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng
thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy
các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông
nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm,
kiểm dịch, v.v…
Phía
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh
nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư
kinh doanh tại Việt Nam.
Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở
hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối
hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên
biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.
Có vài điểm có thể nêu ra trong đoạn văn trên:
- “phía Trung Quốc khuyến
khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh
của Việt Nam”. Khá trịch thượng! Các anh không làm được hàng có chất lượng
với giá rẻ thì đừng hòng tôi nhập khẩu. Trịch thượng vì hiển nhiên không cần
thiết phải đưa vào văn bản một câu nói như vậy.
Nhưng ngược lại, nếu các nhà
hữu trách Việt Nam biết ngượng mà cố gắng đưa ra những chính sách khuyến khích
doanh nghiệp trong nước đầu tư sức người, sức của làm ra những mặt hàng tốt
(khi đó, cũng không cần anh bạn “mở rộng nhập khẩu” đâu, thiên hạ thiếu gì
người sẵn sàng mua hàng tốt và rẻ!). Những người làm trong công nghiệp VN, cả
quan chức và doanh nghiệp chắc nên cảm ơn lời nhắc nhở vô tình này.
- “chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ
tầng”. Câu này khá mơ hồ, nếu người ta không đọc tiếp những thông tin được
báo chí VN đăng tải về cuộc hội đàm giữa hai ông tổng. Trong bài Hội đàm cấp
cao hai Tổng Bí thư Việt Nam – Trung Quốc trên Cổng
thông tin điện tử của Chính phủ, có đoạn viết:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh
đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên
tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên
trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời
đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo
lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại
Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
Lạ, việc chọn nhà thầu tốt là trách nhiệm của chủ công trình
(đây là những công trình xây dựng ở VN, cho VN) thì sao lại có yêu cầu chính
phủ TQ chọn nhà thầu? Nếu nó chọn mà mình không chịu thì sao? Tại sao nhà lãnh
đạo cao nhất của một nước lại hạ mình đặt ra lời xin xỏ đó, và khi đối tác «
thương tình » bảo không nên đưa ra như thế trong bản Tuyên bố chung thì vẫn chỉ
đạo các báo trong nước nói thẳng ra là mình đã đưa ra « yêu cầu » như thế (chắc
là để « lấy điểm » với dân sau khi có rất nhiều bài báo than là nhà thầu Trung
Quốc làm ăn bê bối1).
Có phải vì thế mà Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng” được
thành lập?
-« Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ ». Có phải đây là âm
mưu nối lại dự án « đề
nghị thanh toán bằng nhân dân tệ tại Việt Nam » mà quả bóng thăm dò đưa ra
hồi đầu năm nay đã mau chóng bị dẹp vì phản ứng của người Việt?
- đồng ý tăng cường điều
hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát
triển trên biển. Tại sao phải phối hợp hoạt động của hai nhóm kinh tế (cơ
sở hạ tầng và hợp tác tiền tệ) với nhóm hợp tác trên biển? Hạ tầng là giàn
khoan? Tiền tệ tiêu trên Biển Đông sẽ là nhân dân tệ? Người ta càng có thể nghi
ngờ là “Thông cáo chung” không nói hết, khi đọc thông tin được các nhà báo Nhật
của tờ Nikkei Asian Review đưa ra, theo đó, ông Trọng đã đồng ý “đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây
dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.” (tin được đăng
lại trên BBC
8.4.2015). Mối liên quan giữa “ba nhóm công tác” là đây chăng? Xin xem thêm
lời bàn của Vũ Quang Việt ở cuối bài.
Vấn đề Biển Đông
Ghi trong điểm 5/ của Thông cáo chung. Trích:
Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu
quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc
ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động
làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh,
duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác
cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm,
vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực
thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát
chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.
Đoạn nhai lại trên ngược lại với thực tế trước mắt là TQ đang
xây pháo đài trên biển Đông, đã được báo chí thế giới công bố, và báo chí Việt
Nam cũng đã đăng lại2. Những
xây dựng đó không phải là “hành động
làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” hay sao?
Ông Trọng hoàn toàn lờ đi chuyện
này, và lại hứa hẹn và ký thêm với TQ những điều có lợi cho họ trong thông cáo
chính thức giữa hai nước. Không hiểu VN được lợi gì? Biển Đông có phải là ao
nhà của Trung Quốc và Việt Nam cộng lại đâu, còn Philipin, còn Malaysia và các
nước ven biển khác, làm sao chỉ “duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung”
mà có thể bảo đảm “hòa bình, ổn định ở
Biển Đông”?
Nói về Biển Đông mà chỉ nói như một vấn đề “trên biển Việt Nam
– Trung Quốc”, phớt lờ các nước khác thực chất là từ bỏ những đồng minh có thể,
đồng minh tốt nhất của VN, để đơn thân bước vào hang cọp. Một nhân vật đã lên
tới chức Tổng bí thư một đảng chính trị lớn không thể ngu tới mức không biết
điều này. Người ta chỉ có thể kết luận: ông Trọng đặt bút ký vào một Tuyên bố
chung như vậy là cố tình dọn đường
cho những bước thu tóm quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị.
Ông Trọng sắp đi Mỹ để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, thế
là ông “được” mời sang Bắc Kinh trước. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ
Việt Nam tại Trung Quốc (bài trên Bauxite Việt Nam), nhà nghiên cứu Dương
Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc (bài trên BBC), đều chỉ rõ cái ý đồ của Bắc
Kinh sau tấm “thiệp mời” giờ chót ấy. Ông Trọng và các đồng sự của ông trong Bộ
chính trị ĐCSVN không thể không biết điều đó.
Các toan tính ngoại giao bình
thường nhất cho thấy ông vẫn nên đi, vẫn phải đi. Điều đó, trừ khi tiên quyết
đã sẵn mối nghi ngờ với mọi hoạt động của ông, người ta dễ dàng chấp nhận. Cái
khó chấp nhận là ông tới để khấu đầu, khác với các vị quan đi sứ của các thời
phong kiến. Liệu chuyến đi Mỹ đã dự kiến ấy có còn ý nghĩa?
H.V.
(tác giả cảm ơn một vài gợi ý của Vũ Quang Việt)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment