Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Monday, 29 February 2016

Bài học Chiến tranh Biên giới 1979 – 1989 với khủng hoảng Biển Đông




From: Tu Le <l
Sent: Saturday, February 27, 2016 3:12 PM
To: vobihouston
Subject: Bai hoc CT Bien Gioi 79 - 89 voi khung hoang Bien Dong.

Bài học Chiến tranh Biên giới 1979 – 1989 với khủng hoảng Biển Đông

Thứ sáu, 26/02/2016, 12:27 (GMT+7)
(An ninh Quốc phòng) - Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm.

Trong những ngày tháng Hai lịch sử này, dân tộc Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989 chống lại cuộc xâm lược tàn bạo và phi nghĩa của quân đội Trung Quốc, cũng là khoảng thời gian căng thẳng leo thang từng ngày trên Biển Đông bởi các hành động phá vỡ hiện trạng, quân sự hóa bất hợp pháp của Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về một số bài học cá nhân ông rút ra khi suy ngẫm về Chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989.
Những bài học này rất ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông ngày nay. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài bình luận của ông. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
Mỗi năm đến ngày 17/2, ký ức về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989 lại ùa về trong lòng mỗi người con đất Việt.
Nhưng năm nay, ký ức ấy có phần mãnh liệt hơn bởi những nguy cơ xung đột, chiến tranh lặp lại. 

Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình ổn định của khu vực, tự do hàng hải hàng không đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng với một loạt hành động leo thang, phiêu lưu quân sự trên Biển Đông.

Chưa bao giờ câu chuyện Biển Đông lại thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam, khu vực và thế giới như lúc này. Cá nhân người viết cho rằng, nhìn lại cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, chống Khmer Đỏ phá hoại biên giới Tây Nam hay bài học Hoàng Sa bị xâm lược năm 1974, Gạc Ma bị xâm lược năm 1988 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách.

Việt Nam chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ những sự kiện lịch sử này, bằng cách nhìn nhận nó một cách thực sự khách quan và cầu thị, trong đó lấy chuẩn mực pháp lý quốc tế theo từng thời kì, giai đoạn làm thước đo để đánh giá.
Chỉ khi nào đánh giá đúng và sòng phẳng về lịch sử, chúng ta mới tránh được “lặp lại vết xe đổ” trong tương lai. Cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới không mắc bẫy đối phương, củng cố vững chắc đoàn kết dân tộc và tận dụng được tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ từ bè bạn quốc tế và dư luận nhân loại tiến bộ.

Bài học cảnh giác thứ nhất: Âm mưu và biến tướng
Thiết nghĩ câu chuyện Trọng Thủy – Mỵ Châu và ngàn năm Bắc Thuộc đã quá đủ cho mỗi chúng ta về bài học cảnh giác, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước âm mưu bành trướng, thôn tính từ phương Bắc.
Chỉ có điều khi xã hội phát triển, nhân loại tiến bộ hơn và đặc biệt là sự thể chế hóa và hoàn thiện của hệ thống pháp lý quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, giải quyết tranh chấp lãnh thổ hàng hải ngày nay, tham vọng của Trung Quốc đã có những biến tướng nhưng giữ nguyên bản chất mà chúng ta cần đề cao cảnh giác.

Biến tướng thứ nhất chính là cái “trỗi dậy hòa bình”, và gần đây là “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng Trung Hoa” mà ông Tập Cận Bình thường xuyên nhắc tới và thúc đẩy, vẫn là tư tưởng Đại Hán, bá quyền nước lớn nhằm tranh giành ảnh hưởng, tiến tới vượt mặt Hoa Kỳ trở thành lực lượng thống trị quốc tế.
Đặng Tiểu Bình đã khơi mào cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/2/1979. Xung đột kéo dài đến năm 1989. Ảnh: Internet.

Biển Đông nằm trong bức tranh chung, mục tiêu chung ấy. Và thật không may cho khu vực cũng như Việt Nam khi Trung Quốc chọn Biển Đông làm đột phá khẩu.
Mọi phương tiện, công cụ khác từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tuyên truyền được Trung Quốc sử dụng đều nhằm tiến tới mục tiêu đầy cuồng vọng này. Trong đó có Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á AIIB hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP…

Do đó, Biển Đông cần đặt trong bức tranh tổng thể này để chúng ta nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp.

Điều này cũng giống như cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989 hay Hoàng Sa bị xâm lược năm 1974, Gạc Ma bị xâm lược năm 1988 phải được đặt trong bối cảnh lịch sử phức tạp và quan hệ giữa các siêu cường thời kỳ đó.
Trong cả 3 cuộc chiến này, Trung – Mỹ về một phe, Liên Xô một phe, chưa kể đến các lực lượng chính trị khác trong khu vực như Khmer Đỏ. Nhưng bối cảnh hiện nay, Nga – Trung gần như đồng minh, còn Trung – Mỹ lại là đối thủ.

Riêng đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xin nhắc lại rằng nhà nước Trung Quốc qua các thời kỳ dù thể chế chính trị hay thế hệ lãnh đạo thay đổi khác nhau, nhưng âm mưu bành trướng không đổi. Họ đã chính thức đưa vào yêu sách và mục tiêu chiếm đoạt từ đường lưỡi bò năm 1947, bằng hành động quân sự các năm 1946, 1956, 1974, 1988, 1995 và hiện nay.

Tháng 3/1988 Trung Quốc đánh Gạc Ma khi súng vẫn nổ trên địa đầu biên giới phía Bắc. Nhưng ngay từ ngày 30/7/1977, Hoàng Hoa – Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó đã tuyên bố: “Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Trường Sa mà không cần phải thương lượng gì hết”.
Chỉ trong năm ngoái ông Tập Cận Bình đã 3 lần công khai tuyên bố với dư luận, “các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, kể cả ngay khi vừa bước chân rời khỏi Việt Nam tháng 11/2015.

Thuộc cấp của ông, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân thì không giấu diếm ý đồ chiếm đoạt nốt phần còn lại ở Trường Sa với cái cớ gọi là “thu hồi”. Trung Quốc không nói chơi mà đang làm rất mạnh.

Bài học cảnh giác thứ hai: “Đại cục và Tiểu cục”
Biến tướng thứ 2 cần cảnh giác là “Đại cục – Tiểu cục”. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh rằng, hai bên cần “lấy đại cục làm trọng”. Cái gọi là đại cục được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định là quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai Nước, còn “Tiểu cục” theo họ chỉ là những “bất đồng” trên Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam tháng 11 năm ngoái nhấn mạnh cái gọi là “Đại cục – Tiểu cục”, nhưng chỉ hôm sau qua Singapore, ông tuyên bố “các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc”. Ảnh: AP.

Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý quốc tế, đây là một cái bẫy thực sự nguy hiểm mà chúng ta cần hết sức tỉnh táo, làm sao để không mắc bẫy đối phương mà còn có thể tương kế tựu kế giành quyền chủ động, hay nói như người Trung Quốc là “phản khách vi chủ”.

Trung Quốc đang cố gắng lái các nước láng giềng gần gũi hoặc các nước có quan hệ gần gũi với họ lấy quan hệ chính trị – đảng phái chính trị thay thế cho quan hệ Nhà nước – Nhà nước trong các vấn đề bang giao, đặc biệt là xử lý mâu thuẫn hay bất đồng cần giải quyết. Việt Nam chúng ta là một đối tượng họ đặc biệt tập trung vào.

Có thể thấy rằng, có những giai đoạn lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, thân mật, gần gũi và cũng có những lúc thăng trầm, đối địch.
Nhưng ngay cả khi Trung Quốc giúp Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, chưa bao giờ sự giúp đỡ đó là vô tư, chí tình như những gì họ tuyên truyền. Đằng sau mỗi miếng pho mát luôn là một cạm bẫy.
Cạm bẫy nguy hiểm nhất chính là làm cho đối phương nhầm lẫn và đảo ngược vị trí vai trò, chức năng của quan hệ chính trị, đảng phái – chính trị với quan hệ Nhà nước – Nhà nước theo Công pháp quốc tế.
Rõ ràng phải thừa nhận rằng, quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc là yếu tố tạo môi trường, điều kiện rất thuận lợi cho đối thoại giải quyết mâu thuẫn tranh chấp, nhưng không phải là căn cứ, cơ sở để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp.

Giữa Trung Quốc và Việt Nam, tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 1909 với sự kiện Lý Chuẩn đổ bộ bất hợp pháp ra Phú Lâm, Hoàng Sa, và năm 1946 quân Tưởng Giới Thạch chiếm đảo Ba Bình, Trường Sa.

Trước đó, Hoàng Sa và Trường Sa đã được Nhà nước Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục. Sau này do Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và tạo ra tranh chấp, thậm chí dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép mới dẫn đến những hệ lụy ngày nay.
Đó là một câu chuyện pháp lý, không phải một vấn đề chính trị. Nhưng người Trung Quốc đang tìm mọi cách chính trị hóa các vấn đề pháp lý bằng mệnh đề “Đại cục – Tiểu cục”.
Bức tranh “Vòng tròn bất tử” tái hiện cuộc chiến đấu bi hùng giữ Gạc Ma trước họng súng quân Trung Quốc, ảnh: Bùi Lệ Trang.
Do đó chúng ta cần đặc biệt cảnh giác với âm mưu này. Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm, là điều thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam nên đó không thể xem là “Tiểu cục”.

Mặt khác, duy trì hòa bình và ổn định, bảo vệ luật pháp quốc tế, thượng tôn công lý, giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 mà thông qua Cơ quan tài phán phân xử là ví dụ điển hình, đó mới là “Đại cục”, là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp, bất đồng song phương và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Chỉ có thượng tôn công lý, tôn trọng lẽ phải và sự thật mới có thể mang lại “Đại cục” hòa bình, ổn định, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, quan hệ chính trị giữa hai nước đóng vai trò tạo môi trường và cầu nối rất quan trọng mà hai bên cần giữ gìn, nhưng đó không phải là cơ sở để đàm phán, thương lượng.
Nếu còn mơ hồ về “Đại cục – Tiểu cục”, rất có thể chúng ta sẽ bị hớ, bị mắc bẫy Trung Quốc. Mà như dân gian đã nói, “bút sa gà chết”.

Bài học cảnh giác thứ ba: Thủ đoạn không đánh mà thắng
Dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào dù hung hãn tới đâu, nhưng Dân tộc Việt Nam cũng hết sức trân quý hòa bình, yêu chuộng hòa bình.
Và để bảo vệ hòa bình thì không cách nào khác là phải giáo dục cho các thế hệ nhận thức đúng đắn về lịch sử, trong đó có 3 cuộc chiến 1974, 1979-1989 và 1988. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng tới tương lai không có nghĩa là quay lưng với lịch sử, không được phép lãng quên lịch sử.
Ngược lại chúng ta cần học hỏi tìm kiếm từ lịch sử những bài học để làm sao tránh được chiến tranh trong hiện tại và tương lai. Còn một khi cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chúng ta cũng sẽ đánh bại mọi thế lực cướp nước và bán nước.

Bối cảnh quốc tế và khu vực ngày nay đã khác thời điểm 1974 – 1979 – 1988. Trung Quốc đang ra sức phát triển sức mạnh quân sự sau mấy chục năm tăng trưởng kinh tế. Họ cảm thấy đã đến lúc tranh hùng với Hoa Kỳ và Biển Đông được chọn làm đột phá khẩu.

Nhưng dư luận nhân loại ngày một văn minh và tiến bộ, luật pháp quốc tế ngày một hoàn thiện khiến Trung Quốc khó có thể tiến hành các hoạt động phiêu lưu quân sự, chiến tranh xâm lược như trong những năm 1974, 1979 và 1988.

Tuy nhiên họ lại sử dụng chiêu “không đánh mà thắng” cực kỳ lợi hại. Họ không/chưa sử dụng vũ lực, nhưng đe dọa sử dụng vũ lực. Họ hô hào đàm phán trong khi “dí súng” vào đầu đối phương. Những gì diễn ra ở Phú Lâm, Hoàng Sa hay một số đảo nhân tạo xây bất hợp pháp ngoài Trường Sa những ngày gần đây là minh chứng rõ nét.

HQ-9, loại tên lửa đất đối không Trung Quốc vừa lắp đặt bất hợp pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Đa Chiều.

Nếu đối đầu quân sự hay chiến tranh ở Biển Đông, có lẽ Trung Quốc khó lòng thắng nổi Hoa Kỳ thời điểm hiện nay. Nhưng họ cứ nghênh ngang bành trướng từng chút một bằng đủ mọi loại phương tiện, công cụ từ ngư dân trá hình cho đến hải cảnh, hải quân hay thậm chí là giàn khoan, Mỹ khó có cớ gì can thiệp.

Mỹ phản đối cứ phản đối, Mỹ tuần tra cứ tuần tra, còn Trung Quốc thì vẫn cứ ngày đêm liên tục quân sự hóa các tiền đồn quân sự phi pháp. Các bên liên quan trong đó có Hoa Kỳ chưa thực sự tìm ra giải pháp gì ngăn chặn đà bành trướng ấy. Sự kiện Scarborough là bài học cay đắng không chỉ của Philippines, mà còn là cảnh báo rõ rệt đối với Việt Nam.

Có lẽ Trung Quốc sẽ không cần phải đánh như cuộc chiến xâm lược Gạc Ma năm 1988. Người viết lo rằng, không lâu nữa khi hệ thống tiền đồn quân sự bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa hoàn thiện, nhẹ thì Trung Quốc tìm cách ép Việt Nam “hợp tác khai thác chung” trong chính vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Nặng hơn một chút, họ hoàn toàn có thể uy hiếp hay chiếm các bãi cạn thềm lục địa phía Nam Việt Nam, nơi có nhiều mỏ dầu chúng ta đang khai thác, chỉ bằng thủ đoạn bao vây chặn đường tiếp viện. Còn bất chấp tất cả, có thể lại tái diễn một vụ giàn khoan 981 như năm 2014. Cái họa này đã rất gần và chúng ta cần tìm cách hóa giải.

Bài học “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”
Cá nhân người viết cho rằng, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về Trung Quốc để có cách ứng xử phù hợp trên cơ sở lợi ích quốc gia – dân tộc là tối thượng, trên cơ sở bảo vệ và giữ gìn luật pháp – công lý quốc tế. Do đó thái độ của chúng ta cần tỉnh táo.

Cái “hung tàn, cường bạo” ở Biển Đông hiện nay chúng ta đã quá rõ. Nhưng còn đâu là “nhân nghĩa”, “chí nhân”, đâu là lẽ phải? Đó chính là luật pháp và công lý quốc tế, đó là thế mạnh và cũng là bàn đạp của chúng ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như hòa bình, ổn định của khu vực và luật pháp quốc tế, tự do hàng không hàng hải trên Biển Đông.
Muốn có công lý, phải biết bảo vệ công lý và lẽ phải. Ảnh: Internet.

Chỉ có điều cá nhân người viết nhận thấy, mặt trận này chúng ta chưa thực sự phát huy hết sức mạnh của mình, chưa thực sự thuyết phục hiệu quả đối với bạn bè quốc tế để họ ủng hộ lập trường chính nghĩa và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề nằm ở cách chúng ta làm chứ không phải ý chí.

Ngay dư luận nội bộ, trong xã hội chúng ta cũng còn nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hàng hải cho đến các quan hệ chính trị – ngoại giao phức tạp giữa Việt Nam với các cường quốc mà chủ yếu là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhưng một khi biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, biết ứng xử thượng tôn pháp luật và công lý, hành xử theo pháp luật và thông lệ quốc tế thì không những chúng ta củng cố được đoàn kết nội bộ, thống nhất lòng người mà còn tạo ra được sự đồng thuận, chia sẻ của bạn bè quốc tế.

Đơn cử như việc Mỹ tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông là một việc làm rất hợp pháp, văn minh theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Chỉ riêng việc là một thành viên Công ước, chúng ta đã nên ủng hộ mạnh mẽ động thái này, huống hồ trong lúc chính chủ quyền, quyền và lợi ích của chúng ta ở 2 quần đảo này cũng như vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa, còn hành động của Mỹ có tác động tích cực chống lại các mối đe dọa ấy.

Ví dụ nữa là với vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông cũng tạo cho chúng ta một lợi thế rất lớn về pháp lý.
Không những Việt Nam cần ủng hộ mạnh mẽ các phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA với tư cách thành viên Công ước, mà còn với tư cách một bên liên quan biết thượng tôn pháp luật.

Ủng hộ phán quyết của PCA, chúng ta cần chuẩn bị cụ thể, chi tiết phương án, kịch bản của riêng mình trên mặt trận pháp lý. Cá nhân người viết rất mừng và dấy lên niềm hy vọng khi nghe ngài Tổng thống Obama cũng như các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ phát biểu về Biển Đông gần đây.
Tiếp theo những tuyên bố chính thức đòi Trung Quốc làm rõ yêu sách đường lưỡi bò, các nhà lãnh đạo Mỹ mới đây cũng đã công khai khẳng định, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải trả giá nếu chống lại phán quyết của PCA.

Tuy nhiên người viết có cảm giác dường như Hoa Kỳ còn đơn độc trong cuộc chiến bảo vệ hòa bình, ổn định, tự do hàng không hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Có người nói rằng, Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích của họ. Không sai, nhưng chưa đủ.

Riêng ở Biển Đông, lợi ích của Hoa Kỳ đang trùng lặp với lợi ích của khu vực, các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Việc ủng hộ những tiếng nói, việc làm chính nghĩa của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ, duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông hoàn toàn không có nghĩa là theo nước này, chống nước kia như ai đó suy diễn. Lấy Công pháp quốc tế làm chuẩn, cái gì đúng chúng ta ủng hộ, cái gì sai chúng ta phản đối.

Thời thế thay đổi, quan hệ bạn – thù cũng đổi thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.

Chúng ta muốn tận dụng ngoại lực, đầu tiên cần thể hiện rõ thiện chí và lòng tin chiến lược ở đối tác. Trong quá trình đó, cứ bám sát luật pháp quốc tế và biết bảo vệ, thượng tôn luật pháp quốc tế, chúng ta sẽ tránh được những nguy cơ, rủi ro.
Ngược lại nếu chính trị hóa các vấn đề pháp lý, chúng ta sẽ cực kỳ bất lợi, và khi hữu sự khó có thể nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ bè bạn.

(Theo Giáo Dục)


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3

Tự ứng cử: khát vọng dân chủ hay phép thử cải cách


Tự ứng cử: khát vọng dân chủ hay phép thử cải cách

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10257113.jpg
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Vũ Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
AFP PHOTO
Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo  công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân…”
Ba nhánh quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng ở Việt Nam là cơ chế độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không hiện thực. Tuy vậy theo các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi mở hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan trọng.

Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao.

- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh đó sự cân bằng từ nhánh lập pháp có thêm hiệu quả nếu thành phần Đại biểu Quốc hội có thêm những tiếng nói độc lập, những người không phải đảng viên Cộng sản và những người tự ứng cử không do Đảng và Nhà nước cơ cấu.
Ngay sau khi Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, đáp câu hỏi của chúng tôi là Nhà nước có thể có cơ hội để thể hiện ý muốn cải cách qua vấn đề công dân tự ra ứng cử, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc nhận định:
“Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử  rất hay rằng sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao. Tôi suy nghĩ đấy là một trong những phép thử mà sắp tới đây chúng ta sẽ chứng kiến, để xem những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và sẽ có những thay đổi thực tế ra sao.”

Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đã qua, số ứng cử viên không phải đảng viên Đảng Cộng sản và số người tự ứng cử trúng cử vào Quốc hội là rất hiếm. Thí dụ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, số người tự ứng cử là 83 người nhưng qua các vòng hiệp thương sàng lọc chỉ còn 15 người được đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức. Sau đó chỉ có 4 người trúng cử, như vậy trong số 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 tỷ lệ đại biểu tự ứng cử rất nhỏ 0,8%. Số đại biểu ngoài Đảng cộng chung là 42 người, nếu trừ vài người tự ứng cử thì toàn bộ là Đảng cơ cấu với thành phần định sẵn.

TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Xuất hiện trong chương trình video ‘Câu chuyện Trong tuần’ của Đài Á Châu Tự Do, TS Nguyễn Quang A phát biểu:

“Đó là việc để thể hiện việc thực thi quyền của công dân, bởi vì luật của Việt Nam qui định công dân có rất nhiều quyền, Hiến pháp Việt Nam qui định là người dân có quyền tham gia quản lý đất nước. Luật bầu cử của Quốc hội Việt Nam qui định công dân đủ 21 tuổi trở lên có thể ra ứng cử Đại biểu Quốc hội và tôi muốn thúc đẩy một phong trào học tập của người dân nhất là giới trẻ để họ hiểu rằng quyền của họ là thế nào…”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thêm rằng, không phải ông không biết về những ứng cử viên độc lập bị trù dập loại bỏ không cho ứng cử trong các kỳ bầu cử trước. Nhưng ông tin rằng thời thế đã đổi khác, nhận thức của người dân và đặc biệt giới trẻ đã được nâng cao.
Cập nhật thông tin trên mạng xã hội đã có hơn 20 người công bố ý định tự ra ứng cử, con số này có thể tăng lên đáng kể vì phải đến 17 giờ ngày 13/3/2016 mới hết hạn nạp đơn ứng cử.
nqa.jpg
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14.
Được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa phương là 302, tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người. Thành phần ngoài Đảng của Quốc hội khóa 14 theo dự kiến là 35 người.

Theo Tuổi Trẻ Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử Quốc hội Khóa 14 của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 16/2/2016, ông Lù Văn Que cho rằng dự kiến đại biểu Quốc hội khóa tới chỉ có 35 người ngoài Đảng là quá ít. Theo lời ông, Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi có nhiều người ưu tú không phải đảng viên. Ông Lù Văn Que đề nghị tăng lên 100 người và hoàn toàn có thể chọn người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu trong đảng-ngoài đảng phải hợp lý vì Đảng chỉ có 4,5 triệu đảng viên thôi.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đề cập gì tới vấn đề tự ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất về bầu cử Quốc hội khóa 14, ông Trần Hoàng Thám nêu ý kiến nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều này phải được thể hiện trong cơ cấu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử. 

Ông Thám nhấn mạnh, nếu định ra cơ cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân.
Về nguyên tắc các kiến nghị từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét điều chỉnh. Theo Tuổi Trẻ Online, dựa vào cơ cấu điều chỉnh lần cuối, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân sự cụ thể.

Những ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương được xem là khá mới mẻ liên quan tới vấn đề cơ cấu thành phần ứng cử viên tự do và người ngoài đảng, đặc biệt với nhận thức công khai Quốc hội đâu phải Hội nghị Đảng viên mở rộng.

Tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội từ nay tới ngày 22/5/2016 không xa, thời gian sắp tới sẽ có lời giải đáp cho điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là phép thử để biết là những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và có thay đổi gì.

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10257113.jpg
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Vũ Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
AFP PHOTO

Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo  công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân…”

Ba nhánh quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng ở Việt Nam là cơ chế độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không hiện thực. Tuy vậy theo các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi mở hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan trọng.

Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh đó sự cân bằng từ nhánh lập pháp có thêm hiệu quả nếu thành phần Đại biểu Quốc hội có thêm những tiếng nói độc lập, những người không phải đảng viên Cộng sản và những người tự ứng cử không do Đảng và Nhà nước cơ cấu.
Ngay sau khi Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, đáp câu hỏi của chúng tôi là Nhà nước có thể có cơ hội để thể hiện ý muốn cải cách qua vấn đề công dân tự ra ứng cử, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc nhận định:
“Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử  rất hay rằng sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao. Tôi suy nghĩ đấy là một trong những phép thử mà sắp tới đây chúng ta sẽ chứng kiến, để xem những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và sẽ có những thay đổi thực tế ra sao.”

Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đã qua, số ứng cử viên không phải đảng viên Đảng Cộng sản và số người tự ứng cử trúng cử vào Quốc hội là rất hiếm. Thí dụ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, số người tự ứng cử là 83 người nhưng qua các vòng hiệp thương sàng lọc chỉ còn 15 người được đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức. Sau đó chỉ có 4 người trúng cử, như vậy trong số 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 tỷ lệ đại biểu tự ứng cử rất nhỏ 0,8%. Số đại biểu ngoài Đảng cộng chung là 42 người, nếu trừ vài người tự ứng cử thì toàn bộ là Đảng cơ cấu với thành phần định sẵn.

TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Xuất hiện trong chương trình video ‘Câu chuyện Trong tuần’ của Đài Á Châu Tự Do, TS Nguyễn Quang A phát biểu:
“Đó là việc để thể hiện việc thực thi quyền của công dân, bởi vì luật của Việt Nam qui định công dân có rất nhiều quyền, Hiến pháp Việt Nam qui định là người dân có quyền tham gia quản lý đất nước. Luật bầu cử của Quốc hội Việt Nam qui định công dân đủ 21 tuổi trở lên có thể ra ứng cử Đại biểu Quốc hội và tôi muốn thúc đẩy một phong trào học tập của người dân nhất là giới trẻ để họ hiểu rằng quyền của họ là thế nào…”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thêm rằng, không phải ông không biết về những ứng cử viên độc lập bị trù dập loại bỏ không cho ứng cử trong các kỳ bầu cử trước. Nhưng ông tin rằng thời thế đã đổi khác, nhận thức của người dân và đặc biệt giới trẻ đã được nâng cao.
Cập nhật thông tin trên mạng xã hội đã có hơn 20 người công bố ý định tự ra ứng cử, con số này có thể tăng lên đáng kể vì phải đến 17 giờ ngày 13/3/2016 mới hết hạn nạp đơn ứng cử.
nqa.jpg
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14.
Được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa phương là 302, tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người. Thành phần ngoài Đảng của Quốc hội khóa 14 theo dự kiến là 35 người.

Theo Tuổi Trẻ Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử Quốc hội Khóa 14 của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 16/2/2016, ông Lù Văn Que cho rằng dự kiến đại biểu Quốc hội khóa tới chỉ có 35 người ngoài Đảng là quá ít. Theo lời ông, Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi có nhiều người ưu tú không phải đảng viên. Ông Lù Văn Que đề nghị tăng lên 100 người và hoàn toàn có thể chọn người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu trong đảng-ngoài đảng phải hợp lý vì Đảng chỉ có 4,5 triệu đảng viên thôi.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đề cập gì tới vấn đề tự ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất về bầu cử Quốc hội khóa 14, ông Trần Hoàng Thám nêu ý kiến nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều này phải được thể hiện trong cơ cấu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử. Ông Thám nhấn mạnh, nếu định ra cơ cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân.
Về nguyên tắc các kiến nghị từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét điều chỉnh. Theo Tuổi Trẻ Online, dựa vào cơ cấu điều chỉnh lần cuối, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân sự cụ thể.

Những ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương được xem là khá mới mẻ liên quan tới vấn đề cơ cấu thành phần ứng cử viên tự do và người ngoài đảng, đặc biệt với nhận thức công khai Quốc hội đâu phải Hội nghị Đảng viên mở rộng.

Tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội từ nay tới ngày 22/5/2016 không xa, thời gian sắp tới sẽ có lời giải đáp cho điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là phép thử để biết là những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và có thay đổi gì.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 27 February 2016

Vai trò xã hội dân sự và ứng cử viên độc lập


Vai trò xã hội dân sự và ứng cử viên độc lập

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10247998
Các đại biểu tới dự lễ khai mạc Đại hội đảng lần 12 tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2016.
AFP photo
Xã hội dân sự là các hội nhóm dân sự góp phần tạo dựng đời sống xã hội thăng tiến qua việc xây dựng, thúc đẩy tiến trình dân chủ mà một trong những hình thái quan trọng nhất là ứng cử và bầu cử. Tại Việt Nam trước phong trào tự ứng cử trong thời gian qua chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 sắp tới, vai trò của các hội nhóm xã hội dân sự hiện nay còn quá rời rạc và thiếu sự phối hợp với nhau khiến sức mạnh tập thể không phát huy được để có thể hổ trợ hữu hiệu phong trào này.
Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 22 tháng 2 có bài viết: "Cần tỉnh táo trước những thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV” tập trung lên án các cá nhân tự ứng cử vào quốc hội khóa này. Với những lập luận quen thuộc tờ báo nhắc lại “việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình, trong đó phải bảo đảm việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật”

Lập luận trên cho thấy tờ báo Đảng đã tỏ ra lo ngại về phong trào người dân tự ứng cử ngày một nghiêm túc và bài bản hơn mặc dù ai trong số những người tự ứng cử cũng biết chắc một điều khó mà qua được ba cửa ải hiệp thương để có tên trên lá phiếu cử tri. Lo ngại này cho thấy phong trào nói không với chính sách Đảng cử dân bầu tuy còn yếu ớt nhưng đã thành hình một cách rõ nét trong một bộ phận người dân, bắt đầu từ xã hội dân sự, nơi tập hợp những con người cùng chung mục đích.

TS kinh tế Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho biết nhận xét của ông về khó khăn và thuận lợi của người ứng cử độc lập qua hệ thống mạng xã hội, ông nói:
Hiện nay các nhóm ứng cử viên độc lập không có truyền thông nhà nước mà họ chỉ có truyền thông mạng xã hội hay là nói nôm na là truyền thông lề dân. Nhưng dù sao thì nó cũng phản ảnh một phần cái ưu thế của truyền thông độc lập. Chúng ta cũng nên tận dụng cái ưu thế trước, trong, và sau đại hội 12 thì mạng xã hội đã chiếm một vai trò nổi bật không ngờ tới và thậm chí một số phe phái trong đảng đã phải dùng mạng xã hội để tung ra các đòn triệt hạ lẫn nhau.
Từ đó vai trò của mạng xã hội không chỉ trong việc ủng hộ cho các nhóm ứng cử viên độc lập mà còn giúp cho về mặt truyền thông và làm cho anh chị em ứng viên độc lập được nhiều người biết tới.

Vai trò của xã hội dân sự có lẽ đậm nét nhất trong việc cáo giác vi phạm luật ứng cử và bầu cử cho cộng đồng. Trường hợp của Mục sư Nguyễn Trung Tôn là điển hình cho hành vi cưỡng bức có chủ đích ngăn cản người tự ứng cử, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn kể lại việc ông nộp đơn tự ứng cử mới đây:
Hai nhân viên đem hồ sơ lại và nói lãnh đạo không ký vì hồ sơ anh khai lý lịch như vậy không được. Cái mẫu lý lịch không phải mẫu này mà anh ra ngoài chợ anh mua mới được. Khai lý lịch thì khai tôn giáo: không, đừng khai là Tin lành đừng khai là mục sư khia lý lịch đơn giản thì bọn em xác nhận. Còn cái đơn xin ứng cử thì nói thật với anh là theo quy định thì phải tốt nghiệp đại học mới được.
Nếu như có bị chính quyền tổ chức những thủ đoạn, kỹ thuật chơi xấu thì truyền thông độc lập cần lên tiếng ngay để bảo vệ.
- TS Phạm Chí Dũng
Ông Nguyễn Huy Vũ, người có nhiều bài viết đóng góp cho phong trào tự ứng cử cho biết nhân xét của ông:
Lực lượng ứng cử tự do hiện nay ngoài những vấn đề những khó khăn về truyển thông, về cơ chế, về tổ chức thì cái rào cản lớn nhất hiện nay họ chưa được sự ủng hộ rộng rãi của các trí thức lớn của chế độ. Nếu họ có được một sự ủng hộ rộng rãi và vận động ủng hộ của các trí thức nhằm đòi hỏi một cuộc bầu cử nghiêm túc và ủng hộ họ ra ứng cử thì tôi nghĩ tình hình nó sẽ thay đổi nhanh chóng bởi vì tiếng nói của trí thức lớn của chế độ sẽ giúp lập ra tính chính danh của phong trào tự ứng cử. Dù sao nó chỉ đòi hỏi một cái quyền bầu cử và ứng cử vốn đã được hiến đinh trong hiến pháp Việt Nam.
Khi người ta thấy được rằng ra ứng cử và được sự ủng hộ có tính chính danh của xã hội thì sẽ có nhiều người ra ứng cử hơn và lúc đó nó sẽ phá vỡ cơ chế hiện nay. Cho nên cái điểm mấu chốt nhất hiện nay giúp cho phong trào là có được sự ũng hộ rộng rãi hơn và lên tiếng mạnh mẽ hơn của các trí thức lớn trong chế độ.
Vai trò của truyền thông độc lập
Sự ủng hộ của xã hội dân sự quan trọng như vậy nhưng khó mà tập trung trong hoàn cảnh hiện nay. Tuy nhiên nếu kết hợp được với truyền thông ngoài luồng thì vẫn có thể đánh động được quần chúng, ông Phạm Bá Hải, điều phối viên của hội Cựu tù nhân lương tâm cho biết:
Xã hội dân sự người ta có thể đóng vai trò cử tri để ủng hộ ứng cử viên độc lập. Những người mà chúng ta ủng hộ họ rất cô đơn vì hệ thống truyền thông là lực lượng của nhà nước đều bị kiểm soát cả. Các tổ chức xã hội dân sự chúng ta nên vận động những thành viên và dùng truyền thông để ủng hộ cổ xúy cho các quan điềm của ứng cử viên tạo nên cái lực truyền thông để dân chúng người ta biết quan điểm là lập trường xây dựng đất nước của ứng cử viên nhằm tác động vào quần chúng nói chung và đất nước.
TS Phạm Chí Dũng cũng cùng chung quan điểm về truyền thông mạng, một kênh quan trọng bậc nhất hiện nay đối với xã hội dân sự:
Với tình hình một nửa dân số Việt Nam đang có Internet mà trong đó có khoản 10 % quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền thì tôi hy vọng rằng trong số 10 % đó, khoảng gần 5 triệu người Việt Nam họ sẽ quan tâm tới vấn đề ứng cử viên độc lập và nó có lợi ích thế nào đối với quốc hội Việt Nam, đối với việc cải cách Việt Nam trong tương lai và họ sẽ ủng hộ một phần cho ứng cử viên độc lập.

Tôi nghĩ rằng đó là những vấn đề chính ngay trước mắt mà giới truyền thông, giới luật sư cũng như các ứng cử viên độc lập cần phải thực hiện ngay để có thể thúc đẩy quá trình ứng cử độc lập. Đồng thời một việc nữa là để đối phó với những tình huống bất trắc của các ứng cử viên độc lập thì từng ứng cử viên độc lập nên thường xuyên thông báo cho các cơ quan truyền thông độc lập về tình trạng an ninh rủi ro của mình. Nếu như có bị chính quyền tổ chức những thủ đoạn, kỹ thuật chơi xấu thì truyền thông độc lập cần lên tiếng ngay để bảo vệ.

Cho dù còn quá sơ khai và tập trung không đồng bộ, xã hội dân sự vẫn là một giải pháp cần thiết cho ứng viên độc lập vì xã hội dân sự là số đông, nếu tập trung được những khối óc và sức mạnh tập thể cũng như biết sử dụng, khai thác sức mạnh ấy thì phong trào tự ứng cử sẽ đạt được những thành công nhất định ban đầu, để từ đó làm bước đệm cho các hoạt động dân chủ sau này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa bin

Friday, 26 February 2016

Việt Nam tố cáo Trung Quốc tăng tốc quân sự hóa Biển Đông

 
Tàu lạ xông biển đầu năm
Tàu lạ xông biển đầu năm
https://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/05/khauchien.jpg

Việt Nam tố cáo Trung Quốc tăng tốc quân sự hóa Biển Đông

media
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)REUTERS
Sau một loạt những thông tin về việc Trung Quốc đưa tên lửa và chiến đấu cơ xuống Hoàng Sa, đồng thời xây dựng đài radar tại Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/02/2016 đã tố cáo Bắc Kinh gia tăng đà quân sự hóa Biển Đông bất chấp thái độ phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tố cáo Trung Quốc về các hoạt động « thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông », và « đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực và an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông ».
Đối với Việt Nam, « nguyên trạng trong khu vực (Trường Sa và Hoàng Sa) đang bị phá vỡ », nhưng nguy hiểm hơn là « các hoạt động gia tăng quân sự hóa trên Biển Đông ». Dĩ nhiên là phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã xác định trở lại chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời yêu cầu Trung Quốc « hành động có trách nhiệm và mang tính xây dựng », không được xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Theo hãng tin Singapore Channel News Asia, ông Lê Hải Bình cho biết là Hà Nội hoan nghênh hành động của Mỹ và đồng minh các nước đồng minh của Mỹ và để tuần tra ở Biển Đông. Tuy nhiên ông Bình đã không trả lời trực tiếp câu hỏi là liệu Việt Nam sẽ tham gia tuần tra với các nước khác hay không, chỉ nói rằng « đã đang và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình trên những khu vực này, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List