Bỏ đảng
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-02-08
2016-02-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một công nhân dọn dẹp
hành lang dẫn đến phòng họp chính của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng
Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 1 năm 2016. Băng
rôn mang cờ đảng treo khắp nơi.
AFP photo
Tạp chí điểm blog tuần này tập hợp những bình luận của các blogger
trên trang cá nhân, trên các trang mạng xã hội… xung quanh những sự kiện lớn
của đất nước.
Bỏ
đảng nhân ngày 3/2
Cách đây đúng hai năm, trong lúc Đảng cộng sản Việt Nam kỷ niệm
ngày thành lập, một cán bộ cao cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam là ông Đặng Xương
Hùng tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản.
Năm nay, cũng ngày đấy, một đảng viên lão thành là Giáo sư Nguyễn
Đình Cống công bố rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam.
Giáo sư Cống từ lâu đã được biết đến như là một tiếng nói phản
biện mạnh mẽ trên trang Bauxite Việt Nam của nhiều trí thức. Ông không những phản
biện những việc làm, những chính sách cụ thể trong việc điều hành đất nước của
Đảng cộng sản, mà còn công khai đòi xóa bỏ nền tảng tư tưởng của đảng này, là
chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Trong thông báo đăng trên trang blog Bauxite Việt Nam ông viết
rằng ông vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong
sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày ông càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin
(CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế
hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của Đảng.
Tuy vậy Giáo sư Cống đã kiên nhẫn chờ đợi Đại hội đảng lần thứ 12
kết thúc, ông hy vọng rằng những kiến nghị của ông cũng như những người đồng
chí hướng trước đó sẽ được đảng quan tâm tới.
Cái lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám
đốc, ai cũng xớn xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật
là tớ không hiểu nhé!
- Nguyễn Hoa Lư
- Nguyễn Hoa Lư
“Nhưng rồi tất cả đều bị im lặng hết; như thế chứng tỏ rằng lực
lượng của đảng không còn không mong gì được. Những đại biểu đến đó toàn như sợ
quá hay người ta bị áp lực gì đó ghê quá mà không thấy có con người nào nói lên
được tiếng nói của nhân dân là yêu cầu phải có những thay đổi về đường lối, về
thể chế.”
Đó là điều ông nói với Gia Minh của đài Á châu tự do sau quyết
định từ bỏ đảng mà ông để hết tâm trí phục vụ hơn 30 năm nay.
Sự trừu tượng và bất lực
Cũng nhân ngày 3/2 tác giả Nguyễn Hoa Lư viết bài Ngẫu hứng
trên trang blog của ông. Trong bài này tác giả so sánh đảng cộng sản và biển:
“Biển
muôn đời vĩ đại dù có những dòng sông bị nhiễm độc hòa vào biển. Trận lũ mấy
tháng trước, làng tôi nước ngập ngang mái nhà, lợn gà chết trôi trương phềnh,
hôi thối, tất tật chảy về biển. Đảng đời đời bất diệt, dù trong lòng chất chứa
những nhóm lợi ích hoạt động như ma phi a. Có gã côn đồ đâm thuê chém mướn,
đảng bao dung ôm trọn vào lòng bảo ban, dạy dỗ.”
Nước biển có vị mặn, đó là vị của nước mắt và máu của con dân nước
Việt ngàn đời nay. Đảng cũng có vị như vậy.
Chỉ riêng một điểm khác. Biển có màu xanh, màu cuộc sống
Đảng có màu đỏ, màu của máu.”
Cũng trong bài viết này, tác giả kể lại chuyện đảng tuyên truyền
để kết nạp những trí thức cách đây vài chục năm. Nhiều người đã từ chối với lý
do được đưa ra là đảng trừu tượng quá.
Nguyễn Hoa Lư viết tiếp là “Đến giờ, đảng vẫn kiên định sự trừu
tượng của mình.
Cái
lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám đốc, ai cũng xớn
xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật là tớ không hiểu
nhé!”
Trong sự trừu tượng ấy dường như đảng bất lực trước những vấn đề
rất cụ thể. Từ Đà Lạt, ông Mai Thái Lĩnh viết bài phân tích về chủ nghĩa cộng
sản hiện tại mang tựa đề ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’. Ông Mai Thái Lĩnh là
người từng tham gia cuộc cách mạng cộng sản, và tham gia vào chính quyền cộng
sản, và cũng từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù.
Trong bài viết về ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’, Ông viết về việc
loay hoay chống tham nhũng của đảng cộng sản:
“Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị mới sẽ chọn con đường nào: chống tham
nhũng bằng cách làm trong sạch Đảng từ bên trong với nguyên tắc “đánh chuột
nhưng tránh làm vỡ bình”, hay chống tham nhũng bằng cách mở cửa cho toàn dân
tham gia?
Đành rằng đi theo con đường thứ hai có thể làm “vỡ bình”, nhưng” vỡ
bình” không đồng nghĩa với “đại họa”, nhất là khi người ta nhận thức được rằng
một “đảng chính trị” không thể quan trọng bằng “quốc gia” và “dân tộc”. Còn đi
theo con đường thứ nhất (như Tập Cận Bình đã làm) thì số phận thế nào, chúng ta
cũng có thể đoán trước: đó là một con đường “không dẫn đến đâu”. Và vì con
đường đó “không dẫn đến đâu”, đến một lúc nào đó nhân dân sẽ tự tìm ra
được con đường thích hợp. Đến lúc đó thì cho dù chiếc bình vẫn còn, nó có thể
trở nên vô dụng hoặc nếu may mắn hơn, chỉ có thể được dùng để trưng
bày trong kho đồ cổ hoặc viện bảo tàng để “làm kỷ niệm”!”
Dân chúng và đảng
Viết về Tân bí thư được bầu lại Nguyễn Phú Trọng, blogger, nhà báo
Đoan Trang nhận xét rằng ông là người rất kiên nhẫn, nhẫn nhịn mọi tai tiếng
của dư luận để đạt được mục đích nắm quyền lực sau đại hội đảng.
Tân bí thư được bầu lại Nguyễn Phú Trọng
Cũng viết về ông Trọng, Lê Minh Đức gọi ông là Người cộng sản cuối
cùng, ý muốn nói rằng ông Trọng có lẽ tin vào những điều không có lý về chủ
nghĩa cộng sản mà ông hay phát biểu.
Nhưng ngược lại với ông Trọng dường như hơn bốn triệu đảng viên
của ông không tin vào điều đó. Lê Minh Đức viết tiếp:
“4.5
triệu đảng viên này không quan tâm Việt Nam là cộng sản hay tư bản. Họ không
quan tâm đến việc Việt Nam cần quan hệ chặt hơn với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Họ
không quan tâm đến dân chủ hay nhân quyền. Họ không quan tâm đến vấn đề gì khác
ngoài bản thân họ và gia đình của họ.”
Nhận định này của Lê Minh Đức cũng gần giống với ý kiến của nhà
quan sát chính trị Việt Nam Vũ Hồng Lâm. Trước khi Đại hội đảng lần thứ 12 kết
thúc vài tiếng đồng hồ, ông Lâm nói với chúng tôi về mối quan tâm của nhiều
người bên ngoài về sự tranh đoạt quyền lực trong đảng, và về chính mối quan tâm
của các đảng viên đại biểu đang dự đại hội đảng:
“Nhưng
cái quan trọng nhất đối với 1500 đại biểu đi dự đại hội đảng, là sự nghiệp cá
nhân của họ. Họ cần giữ cái chức vụ của họ, cái đó nó khác rất xa với khát vọng
của người dân bên ngoài.
Những
người bên trong đảng họ cần sự ổn định để tiếp tục cầm quyền và hưởng lợi từ
những cái đó.”
Ông Lâm có nói thêm là sự quan tâm của dân chúng đến vấn đề nhân sự
của đảng cộng sản là vì người ta khát khao sự thay đổi.
Một cây bút khác là ông Nguyễn Xích Long lại nhận định qua bài
viết của ông trên trang Dân Luận rằng một số đông trong tầng lớp trung lưu ở Việt
Nam hiện nay không quan tâm đến thay đổi chính trị vì họ cho rằng họ đang được
hưởng lợi từ chế độ này:
“Không
khí đòi hỏi dân chủ, nhân quyền sôi động ở Việt nam hiện nay đang tác động đến
đông dảo dân chúng Việt Nam và qua vở tuồng 12 vừa rồi ít nhất chúng ta cũng
thấy những biểu hiện tích cực là số người quan tâm đến chính trị và thời cuộc
đã tăng vọt, số người đưa ra ý kiến đủ các chiều hướng đa dạng phong phú cũng
tăng vọt. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một lớp người thờ ơ vô cảm không những
không quan tâm đến đấu tranh dân chủ mà còn khuyên can gạt bỏ các ý kiến đấu
tranh dân chủ, họ có biết đâu chính họ tầng lớp trung lưu đang là những con cừu
mục tiêu béo nhất của chế độ độc đảng độc quyền.
Bỏ đảng và phê bình đảng
Trở lại với những đảng viên bỏ đảng nhân ngày thành lập đảng, tác
giả Công Ngô Dụng kêu gọi các trí thức Việt nam, vẫn còn mang danh hiệu đảng
viên hãy từ bỏ đảng.
Nhưng cái quan trọng nhất đối với 1500 đại biểu đi dự đại hội
đảng, là sự nghiệp cá nhân của họ. Họ cần giữ cái chức vụ của họ, cái đó nó
khác rất xa với khát vọng của người dân bên ngoài.
- Lê Minh Đức
- Lê Minh Đức
“Các
đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ
nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự
toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu
thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức
nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra
khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng, các vị còn chờ gì nữa? Các vị không
muốn hay là không dám?
Các
đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là
không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những
người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh
phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn
chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép màu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ
đảng?
Một trong những trí thức như vậy là Giáo sư Chu Hảo, từng làm Thứ trưởng
trong chính quyền của đảng. Ông có nhận xét rằng Đại hội đảng cộng sản lần này
có nhiều tiến bộ hơn lần trước, tuy vậy vẫn theo mô hình Mác Lê Nin đã lỗi
thời.
Nguyễn Hoa Lư nhận xét rằng Giáo sư Chu Hảo quá vị tha với đảng
cộng sản.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment