Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Thursday, 11 February 2016

Ý đồ bành trướng của Trung Quốc làm chi phí quân sự châu Á tăng vọt


Ý đồ bành trướng của Trung Quốc làm chi phí quân sự châu Á tăng vọt

media
Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.Reuters

Trong năm 2015, châu Á nổi lên thành khu vực duy nhất trên thế giới có chi phí quân sự gia tăng. Bản báo cáo thường niên "Cán Cân Quân Sự 2016 -Military Balance 2016" của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế IISS tại Luân Đôn công bố hôm 09/02/2016 đã nhận định như trên. Theo định chế này, nguyên do chủ yếu đến từ ngân sách quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc.

Theo IISS, trong năm 2015, chi tiêu quốc phòng chung trên toàn cầu đã giảm 4,2%, thế nhưng châu Á lại đi ngược xu hướng đó, với chi phí quân sự tăng lên, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với đà tăng 11% trong ngân sách quân sự. Philippines, một trong những nước bị Trung Quốc chèn ép tại Biển Đông, cũng đôn ngân sách quốc phòng lên cao với mức 10%, cho dù về giá trị tuyệt đối chi phí của Manila chẳng thấm vào đâu so với Bắc Kinh.

Theo phân tích của Viện IISS, Trung Quốc là nước « thống trị » khu vực về chi tiêu quân sự, với ngân sách lên đến khoảng 356 tỷ đô la, chiếm 40% tổng số tiền châu Á chi cho quốc phòng. Bắc Kinh đã tiếp tục nâng cấp các thiết bị quân sự của mình một cách có hệ thống, và các đơn vị  hải - lục - không quân Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ hơn.

Mục tiêu của Trung Quốc đã được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế xác định trong bài giới thiệu bản báo cáo Cán Cân Quân Sự 2016 : « Trong năm 2015, Trung Quốc áp dụng một thái độ ngày càng quyết đoán liên quan đến chủ quyền lãnh thổ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông ».

Một cách cụ thể, bản báo cáo nhắc lại việc Trung Quốc bồi đắp 7 bãi đá hay rạn sạn hô mà họ hiện chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa, đồng thời tiếp tục việc mở rộng đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa.

IISS khẳng định : « Có một khía cạnh quân sự hiển nhiên trong các hoạt động này ». Bắc Kinh đã thiết lập một phi đạo dài 3km trên Đá Chữ Thập (Trường Sa), có khả năng hỗ trợ các phi vụ quân sự trong vùng. Vào tháng Bảy năm 2015, một bãi đỗ và một phi đạo đã được xây thêm, cùng với bãi đáp trực thăng, ăng-ten thông tin liên lạc vệ tinh và những công trình trông giống như tháp ra-đa được ghi nhận trong các bức ảnh vệ tinh. Một phi đạo khác được xây trên Đá Gạc Ma, cùng với một hải cảng và đài quan sát. Có thể là một phi đạo thứ ba đã được xây dựng trên đảo Đá Xu Bi.

Đối với IISS, đã có nhiều suy đoán theo đó các phi trường mới trên các đảo nhân tạo, cộng thêm với các trạm ra -đa, sẽ được Trung Quốc dùng vào việc buộc nước khác chấp nhận một vùng phòng không, ít ra là trên một phần của Biển Đông.

Một số nhà phân tích đã lồng các nỗ lực xây dựng của Trung Quốc vào trong một kế hoạch rộng lớn hơn nhắm tới các mục đích chiến lược lâu dài, đặc biệt là bảo vệ các tuyến đường biển của Trung Quốc, các tuyến đường quá cảnh và rất có thể là để tạo ra một khu vực triển khai các tàu ngầm tên lửa của Trung Quốc.

Tất cả những hoạt động kể trên đã kéo chi phí quốc phòng Trung Quốc tăng vọt, với hệ quả là các nước châu Á bị Trung Quốc lấn lướt phải chạy theo.
Theo ghi nhận của IISS, như vậy là trong năm 2015, tốc độ tăng chi tiêu quốc phòng của châu Á đã vượt qua mức của toàn thể các nước châu Âu trong NATO vào năm 2012. Và hiện nay, chi phí quốc phòng của châu Á cao hơn khoảng gần 100 tỷ đô la so với toàn bộ các thành viên châu Âu của NATO gộp lại.


Bắc Kinh sẽ đưa tiêm kích và tên lửa đến Trường Sa Hoàng Sa ?

media
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ cho thấy một phi đạo đã được xây trên đảo.REUTERS

Sau khi bị bất ngờ trước việc chiến hạm Mỹ vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã để lộ dấu hiệu muốn tăng cường lực lượng quân sự tại cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. 

Một bài viết trên báo mạng Asia Times ở Hồng Kông ngày 08/02/2016 đã trích dẫn báo chí Trung Quốc cho là rất có khả năng Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ và tên lửa tại Biển Đông.
Theo Asia Times, liên tiếp trong hai ngày 26/01 và 02/02, quân đội Trung Quốc đã tiết lộ trên báo chí chính thức của đảng Cộng Sản « kế hoạch » tăng cường lực lượng tại Biển Đông.

Trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một đại tá thuộc Đại Học Quốc Phòng Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi tăng tốc độ « triển khai quân sự » tại cả hai vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa « càng sớm càng tốt » bằng cách xây cảng cảng nước sâu và sân bay.

Theo viên sĩ quan này, quân đội Trung Quốc cần phải dùng lực lượng hải quân và không quân để đuổi tàu Mỹ tàu ra khỏi khu vực, và nếu cần thì « đâm vào và bắn cảnh cáo » chiến hạm Mỹ.
Một bài báo riêng biệt tiết lộ các kế hoạch của quân đội Trung Quốc liên quan đến việc triển khai chiến đấu cơ trên cơ sở luân phiên, cũng như các loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và tên lửa phòng không có thể đe doạ cả tàu chiến lẫn phi cơ Mỹ.

Bài báo cho biết thêm là ngoài tên lửa chống hạm và phòng không, các thiết bị được triển khai tại Biển Đông còn bao gồm các phương tiện thông tin liên lạc quân sự và do thám. Đối với Hải quân Mỹ, thì vũ khí nguy hiểm nhất có thể được triển khai là các loại tên lửa chống hạm YJ-8 với tầm bắn 65 hải lý và YJ-62, bắn trúng mục tiêu cách xa 120 hải lý.

Còn về phòng không, đó là các loại tên lửa HQ-7, HQ-9, HQ-12, hoặc HQ-16 và súng phòng không tự hành 35 mm. Tên lửa S-300 do Nga chế tạo cũng có thể được triển khai trên một số hòn đảo lớn. Về tàu chiến, do việc các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không thể tiếp nhận tàu chiến cỡ lớn, hải quân Trung Quốc sẽ dùng đến các loại tàu vừa và nhỏ để tuần tra thường xuyên.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List