Tự ứng cử: khát vọng dân chủ
hay phép thử cải cách
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-28
2016-02-28
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Chủ tịch Ngân hàng
Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Vũ
Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035
tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân
hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo công bố hôm
23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây
dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo
dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân…”
Ba nhánh quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp
nhưng ở Việt Nam là cơ chế độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không
hiện thực. Tuy vậy theo các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi
mở hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan
trọng.
Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng sắp tới
đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia
một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh đó sự cân bằng từ nhánh lập pháp có thêm hiệu quả
nếu thành phần Đại biểu Quốc hội có thêm những tiếng nói độc lập, những người
không phải đảng viên Cộng sản và những người tự ứng cử không do Đảng và Nhà
nước cơ cấu.
Ngay sau khi Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, đáp câu hỏi của chúng
tôi là Nhà nước có thể có cơ hội để thể hiện ý muốn cải cách qua vấn đề công
dân tự ra ứng cử, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển
của Liên Hiệp Quốc nhận định:
“Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng
sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham
gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao. Tôi suy nghĩ đấy là một
trong những phép thử mà sắp tới đây chúng ta sẽ chứng kiến, để xem những quyền
trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và sẽ có những thay đổi thực tế ra
sao.”
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đã qua, số ứng cử viên không phải
đảng viên Đảng Cộng sản và số người tự ứng cử trúng cử vào Quốc hội là rất hiếm.
Thí dụ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, số người tự ứng cử là
83 người nhưng qua các vòng hiệp thương sàng lọc chỉ còn 15 người được đưa vào
danh sách ứng cử viên chính thức. Sau đó chỉ có 4 người trúng cử, như vậy trong
số 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 tỷ lệ đại biểu tự ứng cử rất nhỏ 0,8%. Số đại
biểu ngoài Đảng cộng chung là 42 người, nếu trừ vài người tự ứng cử thì toàn bộ
là Đảng cơ cấu với thành phần định sẵn.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về
những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố
ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Xuất hiện trong chương trình video ‘Câu
chuyện Trong tuần’ của Đài Á Châu Tự Do, TS Nguyễn Quang A phát biểu:
“Đó là việc để thể hiện việc thực thi quyền của công dân, bởi vì luật
của Việt Nam qui định công dân có rất nhiều quyền, Hiến pháp Việt Nam qui định
là người dân có quyền tham gia quản lý đất nước. Luật bầu cử của Quốc hội Việt
Nam qui định công dân đủ 21 tuổi trở lên có thể ra ứng cử Đại biểu Quốc hội và
tôi muốn thúc đẩy một phong trào học tập của người dân nhất là giới trẻ để họ
hiểu rằng quyền của họ là thế nào…”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thêm rằng, không phải ông không biết về
những ứng cử viên độc lập bị trù dập loại bỏ không cho ứng cử trong các kỳ bầu cử
trước. Nhưng ông tin rằng thời thế đã đổi khác, nhận thức của người dân và đặc
biệt giới trẻ đã được nâng cao.
Cập nhật thông tin trên mạng xã hội đã có hơn 20 người công bố ý
định tự ra ứng cử, con số này có thể tăng lên đáng kể vì phải đến 17 giờ ngày
13/3/2016 mới hết hạn nạp đơn ứng cử.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về
những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố
ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14.
Được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số
đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa
phương là 302, tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người. Thành phần ngoài Đảng
của Quốc hội khóa 14 theo dự kiến là 35 người.
Theo Tuổi Trẻ Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử
Quốc hội Khóa 14 của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày
16/2/2016, ông Lù Văn Que cho rằng dự kiến đại biểu Quốc hội khóa tới chỉ có 35
người ngoài Đảng là quá ít. Theo lời ông, Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên
mở rộng, trong khi có nhiều người ưu tú không phải đảng viên. Ông Lù Văn Que đề
nghị tăng lên 100 người và hoàn toàn có thể chọn người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu
trong đảng-ngoài đảng phải hợp lý vì Đảng chỉ có 4,5 triệu đảng viên thôi.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đề cập gì tới vấn
đề tự ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất về bầu cử Quốc hội khóa 14,
ông Trần Hoàng Thám nêu ý kiến nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều
này phải được thể hiện trong cơ cấu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử.
Ông Thám nhấn mạnh, nếu định ra cơ
cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân.
Về nguyên tắc các kiến nghị từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất
sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét điều chỉnh. Theo Tuổi Trẻ Online, dựa vào
cơ cấu điều chỉnh lần cuối, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân
sự cụ thể.
Những ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương được xem là khá
mới mẻ liên quan tới vấn đề cơ cấu thành phần ứng cử viên tự do và người ngoài
đảng, đặc biệt với nhận thức công khai Quốc hội đâu phải Hội nghị Đảng viên mở
rộng.
Tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội từ nay tới ngày 22/5/2016 không
xa, thời gian sắp tới sẽ có lời giải đáp cho điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là
phép thử để biết là những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và
có thay đổi gì.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-28
2016-02-28
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Chủ tịch Ngân hàng
Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Vũ
Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035
tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân
hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo công bố hôm
23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách
nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và
cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền
công dân…”
Ba nhánh quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp
nhưng ở Việt Nam là cơ chế độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không
hiện thực. Tuy vậy theo các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi
mở hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan
trọng.
Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng sắp tới
đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia
một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh đó sự cân bằng từ nhánh lập pháp có thêm hiệu quả
nếu thành phần Đại biểu Quốc hội có thêm những tiếng nói độc lập, những người
không phải đảng viên Cộng sản và những người tự ứng cử không do Đảng và Nhà
nước cơ cấu.
Ngay sau khi Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, đáp câu hỏi của chúng
tôi là Nhà nước có thể có cơ hội để thể hiện ý muốn cải cách qua vấn đề công
dân tự ra ứng cử, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển
của Liên Hiệp Quốc nhận định:
“Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng
sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham
gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao. Tôi suy nghĩ đấy là một
trong những phép thử mà sắp tới đây chúng ta sẽ chứng kiến, để xem những quyền
trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và sẽ có những thay đổi thực tế ra
sao.”
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đã qua, số ứng cử viên không phải
đảng viên Đảng Cộng sản và số người tự ứng cử trúng cử vào Quốc hội là rất hiếm.
Thí dụ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, số người tự ứng cử là
83 người nhưng qua các vòng hiệp thương sàng lọc chỉ còn 15 người được đưa vào
danh sách ứng cử viên chính thức. Sau đó chỉ có 4 người trúng cử, như vậy trong
số 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 tỷ lệ đại biểu tự ứng cử rất nhỏ 0,8%. Số đại
biểu ngoài Đảng cộng chung là 42 người, nếu trừ vài người tự ứng cử thì toàn bộ
là Đảng cơ cấu với thành phần định sẵn.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về
những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố
ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Xuất hiện trong chương trình video ‘Câu
chuyện Trong tuần’ của Đài Á Châu Tự Do, TS Nguyễn Quang A phát biểu:
“Đó là việc để thể hiện việc thực thi quyền của công dân, bởi vì luật
của Việt Nam qui định công dân có rất nhiều quyền, Hiến pháp Việt Nam qui định
là người dân có quyền tham gia quản lý đất nước. Luật bầu cử của Quốc hội Việt
Nam qui định công dân đủ 21 tuổi trở lên có thể ra ứng cử Đại biểu Quốc hội và
tôi muốn thúc đẩy một phong trào học tập của người dân nhất là giới trẻ để họ
hiểu rằng quyền của họ là thế nào…”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thêm rằng, không phải ông không biết về
những ứng cử viên độc lập bị trù dập loại bỏ không cho ứng cử trong các kỳ bầu cử
trước. Nhưng ông tin rằng thời thế đã đổi khác, nhận thức của người dân và đặc
biệt giới trẻ đã được nâng cao.
Cập nhật thông tin trên mạng xã hội đã có hơn 20 người công bố ý
định tự ra ứng cử, con số này có thể tăng lên đáng kể vì phải đến 17 giờ ngày
13/3/2016 mới hết hạn nạp đơn ứng cử.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về
những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố
ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14.
Được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số
đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa
phương là 302, tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người. Thành phần ngoài Đảng
của Quốc hội khóa 14 theo dự kiến là 35 người.
Theo Tuổi Trẻ Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử
Quốc hội Khóa 14 của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày
16/2/2016, ông Lù Văn Que cho rằng dự kiến đại biểu Quốc hội khóa tới chỉ có 35
người ngoài Đảng là quá ít. Theo lời ông, Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên
mở rộng, trong khi có nhiều người ưu tú không phải đảng viên. Ông Lù Văn Que đề
nghị tăng lên 100 người và hoàn toàn có thể chọn người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu
trong đảng-ngoài đảng phải hợp lý vì Đảng chỉ có 4,5 triệu đảng viên thôi.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đề cập gì tới vấn
đề tự ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất về bầu cử Quốc hội khóa 14,
ông Trần Hoàng Thám nêu ý kiến nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều
này phải được thể hiện trong cơ cấu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử. Ông Thám nhấn mạnh, nếu định ra cơ
cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân.
Về nguyên tắc các kiến nghị từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất
sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét điều chỉnh. Theo Tuổi Trẻ Online, dựa vào
cơ cấu điều chỉnh lần cuối, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân
sự cụ thể.
Những ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương được xem là khá
mới mẻ liên quan tới vấn đề cơ cấu thành phần ứng cử viên tự do và người ngoài
đảng, đặc biệt với nhận thức công khai Quốc hội đâu phải Hội nghị Đảng viên mở
rộng.
Tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội từ nay tới ngày 22/5/2016 không
xa, thời gian sắp tới sẽ có lời giải đáp cho điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là
phép thử để biết là những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và
có thay đổi gì.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment