Văn hóa xin lỗi và văn hoá chư hầu
Biển Đông : Trung Quốc đưa văn công ra khích
lệ binh sĩ tại Trường Sa
Đảo Đá Chữ Thập- Fiery Cross Reef- Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Viện
CSIS chụp được ngày 03/09/2015Reuters
Bắc Kinh vừa có thêm một hành động để khẳng định chủ quyền tại
Biển Đông : Đưa một nữ ca sĩ nổi tiếng cùng một đội văn công ra biểu diễn trước
binh lính trên ít nhất hai hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp tại Trường
Sa. Hình ảnh sự kiện này được truyền thông Trung Quốc loan tải rộng rãi vào hôm
nay, 04/05/2016, còn cho thấy rõ quy mô to lớn của các công trình mà Bắc Kinh
cho xây dựng trên các thực thể đang trong vòng tranh chấp.
Hãng tin Mỹ AP đã trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết là nhóm văn công
của quân đội Trung Quốc, trong đó có nữ ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc Tống Tổ Anh
(Song Zuying), đã có buổi trình diễn vào tối thứ Hai, 02/05 trên Đá Chữ Thập (Fiery
Cross Reef), nơi Bắc Kinh đã xây dựng một phi đạo đủ dài để tiếp nhận các loại phi
cơ quân sự lớn nhất của họ.
Tống Tổ Anh là một ca sĩ từng nổi tiếng sau khi được cùng biểu
diễn với nữ danh ca Canada Celine Dion trên truyền hình Trung Quốc.
Bên cạnh Đá Chữ Thập, một số hình ảnh được công bố về chuyến biểu
diễn còn mang ghi chú chụp ngày 03/05 trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một
hòn đảo nhân tạo khác mới được Trung Quốc bối đắp ở Trường Sa.
Theo ghi nhận của AP, hình ảnh tuyên truyền về chuyến lưu diễn của
đội văn công Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về quy mô các công
trình mà Bắc Kinh đã và đang thực hiện trên các bãi đá và rạn san hộ mà họ đã
đánh chiếm từ tây các láng giềng, đặc biệt là từ tay Việt Nam và Philippines.
Ngoài các công trình như hải đăng, cảng biển và các tòa nhà, trong
hình còn thấy chiếc tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn của Hải Quân Trung Quốc neo đậu gần
Đá Châu Viên. Đây là một chiếc tàu đổ bộ khổng lồ, lớp 071, có khả năng mang
theo bốn chiếc trực thăng và 800 binh sĩ.
Theo hãng AP, việc Bắc Kinh đưa văn công quân đội ra Trường Sa gọi
là để khích lệ tinh thần những người đang làm việc tại đấy phản ánh thái độ
ngày càng tự tin của Trung Quốc trong việc áp đặt được yêu sách chủ quyền của
họ tại Biển Đông.
Giới quan sát cũng xem đây là một thủ đoạn mới, nhằm cho thấy là
Trung Quốc đã thực sự hành xử quyền quản lý các đảo, đặt các nước khác trước
một tình trạng đã rồi. Động thái này mang tính chất khiêu khích rõ rệt vì diễn
ra ngay sau khi Bắc Kinh cố gắng chiêu dụ khối ASEAN bằng những lời lẽ « hòa
bình » nhân hội nghị ngày 27/04 vừa qua ở Singapore.
09:27:am 04/05/16
| Tác giả: Đàn
Chim Việt
Tàu Trung Quốc đổ hóa chất giết cá quanh đảo Thị Tứ?
Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam)
được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Quốc thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt
xung quanh khu vực này.
Cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ. Ảnh: KALAYAAN ATIN TO
Họ cáo buộc thủ phạm là tàu Trung Quốc thường xuyên di chuyển
trong vòng 5 km quanh đảo Thị Tứ (đang bị Philippines chiếm giữ trái phép). Ngư
dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá
gần đảo.
Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines
công bố trên công bố hôm 30-4 trên Facebook. Theo tổ chức này, Trung Quốc đang
tích cực gây khó dễ đối với các hoạt động kinh tế của cư dân địa phương trên
đảo với mục đích xua đuổi họ và cô lập hòn đảo.
Đảo Thị Tứ. Ảnh: KALAYAAN ATIN TO
Kalayaan Atin To cho rằng một khi người dân bỏ đi nơi khác, Bắc
Kinh sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động quân sự hóa ở Trường Sa, tương tự cách họ từng
làm trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở đó.
Sinh sống trên đảo Thị Tứ hiện nay là cộng đồng dân cư
Philippines. Một số người cho biết hệ sinh thái tự nhiên cùng rạn san hô quanh
đảo bị hủy hoại trầm trọng, gây bất lợi đối với sinh kế của người dân.
Quanh đảo Thị Tứ có khoảng 20-30 ha rạn san hô. Đây là nơi ở của nguồn
cá tự nhiên và cá thương phẩm, cung cấp việc làm và thực phẩm cho khoảng 200 cư
dân trên đảo.
Một đoạn video đăng tải gần đây được cho là ghi lại cảnh hàng trăm
con cá chết tràn bờ tại đảo Thị Tứ.
Phần lớn cư dân mạng đã lên án hành động trên của tàu Trung Quốc.
Theo Nld.com.vn
__._,_.___
No comments:
Post a Comment