Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 10 May 2016

Siêu dự án sông Hồng phục vụ ai?





image







Nhà khoa hc thy li, Giáo sư Ngô Đình Tun nêu quan đim v siêu d án giao thông - thy li sông Hng kết ni VN - Trung Quc.

Aperçu par Yahoo


Siêu dự án sông Hồng phục vụ ai?

8 giờ trước
Siêu dự án giao thông - thủy lợi trên Sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, với vốn đầu tư dự kiến trên một tỷ đô-la Mỹ kết nối Việt Nam - Trung Quốc là một ý tưởng 'bất khả thi về nhiều mặt mà có thể chỉ để phục vụ 'một nhóm lợi ích', theo một nhà khoa học thủy lợi Việt Nam.
Bình luận về dự án mới được Chính phủ Việt Nam thông báo 'chưa phê chuẩn', Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đình Tuấn, từ Đại học Thủy lợi Hà Nội, nói với BBC:
"Đây hoàn toàn là ý đồ của một nhóm lợi ích, ví dụ khai thác giao thông thủy, nhưng thực ra là muốn đào sới mà khai thác những mỏ ở trên sông Thao, trên sông Thao các mỏ rất nhiều, mà dân người ta hay đào.

"Mà bây giờ muốn như thế, thì vừa bán cát, vừa bán khoáng sản, vừa lại muốn tất cả mọi thứ, rồi cái ấy lại bảo tạo ra giao thông thủy, chưa nói đấy là một vấn đề quốc phòng mà chưa để ý.

'Chỉ muốn lợi ích vào mình'

"Cái này ở đây nhiều nước người ta đã có chuyện như thế này rồi, cho nên ở đây cái nhóm lợi ích đó họ quên hết, chỉ là muốn lợi ích vơ vào mình thôi, thế còn những cái như lợi ích về kinh tế, về năng lượng, nó cũng chẳng có gì cả. 928 Megawatt thực ra không bằng một hồ chứa ở miền Trung thôi.
"Một thủy điện ở miền Trung cũng vượt quá những cái ấy, chứ cần gì làm năm hay sáu (thủy điện), thế còn những cái ví dụ như nói phát triển thủy sản, phát triển thủy sản đâu tầm bậy thế?
"Ngay trên sông Thao, tại sao người ta không làm thủy điện trên dòng chính? Là vì người ta muốn để nuôi nguồn gen thủy sinh ở trên sông Thao, thế nhưng nhóm này chẳng hiểu gì về những vấn đề ấy cả, thành ra cứ lợi ích của mình thôi, chứ không phải đem lại gì cả," Giáo sư Ngô Đình Tuấn nói với BBC.

Tin liên quan

Có nguyên nhân 'phá hoại' ở vụ cá chết?




Chưa duyệt 'siêu dự án sông Hồng'

  • 1 giờ trước
Dự án giao thông thủy xuyên Á với dự định vốn đầu tư 1,1 tỷ đôla cùng sáu công trình thủy điện dọc sông Hồng đã chưa được Thủ tướng Việt Nam phê chuẩn, theo trang tin của Chính phủ Việt Nam.
"Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (Dự án), Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật," báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm 09/5/2016 cho hay.
"Chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật," tờ Tuổi Trẻ cùng ngày cho biết thêm.
Sông Hồng đi qua nhiều tỉnh thành ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
"Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững.
"Việc xây dựng Quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cách thức triển khai thực hiện dự án, báo cáo Thủ tướng," Tuổi trẻ cho biết thêm.
Trước đó, truyền thông Việt Nam cũng đưa tin một số cơ quan, bộ, ngành ở Việt Nam đã lên tiếng về 'Siêu dự án', trong đó Bộ Công thương cho rằng dự án này chưa bao giờ được bộ này phê duyệt, hoặc được đưa vào quy hoạch.

'Vớ vẩn'



Việt Nam đã và đang xây cất nhiều công trình thủy lợi thời gian gần đây, trong bối cảnh biến đổi khí hậu xảy ra ở nhiều nơi trong nước.
Bình luận với BBC về dự án này hôm 09/5/2016, Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đình Tuấn, chuyên gia về thủy lợi từ Đại học Thủy Lợi, Hà Nội, nói:
"Dự án giao thông ấy chỉ làm lợi cho Trung Quốc thôi. Rồi nạo vét như thế, hạ thấp mực nước, mà hạ thấp mực nước xuống, thì tất nhiên lấy nước vào đồng ruộng của Đồng bằng sông Hồng thì càng khó mà đưa vào được. Cái này, suy nghĩ nó vô lý, chỉ là nghĩ một lợi ích riêng của nhà đầu tư thôi."
Theo kế hoạch và báo cáo được nhà đầu tư Xuân Thiện, tập đoàn Xuân Thành đề xuất, 'siêu dự án sông Hồng', ngoài mở trục giao thông kết nối Việt - Trung, còn muốn xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét khoảng 288 km luồng sông Hồng, đoạn từ Việt Trì, thuộc tỉnh Phú Thọ lên tỉnh Lào Cai với 'tiêu chuẩn sông cấp III', vẫn theo truyền thông Việt Nam.
Nhà đầu tư muốn kết hợp xây 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kểu tuabin trục ngang 'cột nước thấp' với tổng công suất thiết kế là 928MW, xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên Lào Cai.
Bình luận thêm với BBC về khía cạnh kỹ thuật, môi sinh, dân sinh của dự án, Giáo sư Ngô Đình Tuấn nói tiếp:
"Thủy điện mấy trăm Megawatt làm tan nát cả một hệ thống dòng sông mà đem lại hơn chín trăm Megawatt thì làm một hồ chứa nhỏ thôi ở miền Trung thì cũng đã đảm bảo hơn một nghìn Megawatt, hoặc mấy trăm Megawatt, chứ không cần gì cái dự án thủy điện như thế này, đó là một.
"Thứ hai, người ta còn nhiều cách làm năng lượng, giờ thì có năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hoặc ngay ven biển. Nếu như Việt Nam làm đập khai thác thủy triều, khai thác thủy điện thủy triều, thì kém gì. Ngay Bắc Bộ này có các vịnh, các eo hẹp ấy, làm đập để ta phát điện, thì có chuyện gì đâu, nếu như có đủ năng lực, thì có rất nhiều chuyện. Chứ không phải như thế, dự án này là vớ vẩn thôi.

PGS. TS Phạm Quý Thọ cho rằng các vấn đề môi trường nóng hiện nay đang tạo áp lực lên tân Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
"Nếu như Nhà nước mà có tiền, nên giải quyết vấn đề hạn hán ở trong Đồng bằng Sông Cửu Long, ở Tây Nguyên, làm thế nào ở ven biển Miền Trung giải quyết vấn đề cá chết như thế này, còn bao nhiêu chuyện, nhà nước đã bận như thế này mà sới ra những cái dự án vớ vẩn, để mất thì giờ, tôi hoàn toàn phản đối," Giáo sư Ngô Đình Tuấn nói với BBC.
Còn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tham mưu trong nhiều dự án mà quy mô yêu cầu việc phê chuẩn phải thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, một nhà nghiên cứu chính sách công bình luận về nguyên nhân vì sao Siêu dự án sông Hồng đã bị dư luận 'soi', trong liên hệ với điều mà ông gọi là áp lực cho tân Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
"Trước hết phải nói về vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó có nạn hạn hán và ô nhiễm nước mặn của đồng bằng sông Cửu Long, thứ hai là lại có một sự kiện về ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung do hiện nay đang xác định là có thể có nguyên nhân do con người, do xả thải," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ nói với BBC.

"Đó là hai lý do chính mà nó nóng lên, mà nó cũng tạo áp lực mới cho Chính phủ, cũng như việc điều hành của Chính phủ trong thời gian tới," nhà nghiên cứu bình luận từ Hà Nội.



__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Featured post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List