Đả hổ diệt ruồi hay dậu đổ bìm
leo
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-06-17
2016-06-17
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nguyên Bộ trưởng
Công thương Vũ Huy Hoàng khi còn tại chức. (ảnh minh họa)
File photo
00:00/00:00
Dư luận vừa bớt nóng về vụ Đại học Fulbright Việt Nam và trong bối
cảnh thảm họa cá chết hàng loạt vẫn làm người dân ưu tư, thì báo chí chính thức
do nhà nước quản lý đã bùng lên chiến dịch phanh phui những việc bị cho là sai
trái của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Sau 9 năm tại chức, nhân
vật này vừa rời chức vụ cách đây mấy tháng, theo chân Thủ tướng hai nhiệm kỳ là
Nguyễn Tấn Dũng.
Đánh bóng việc đấu tranh chống tiêu cực?
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị báo chí đồng loạt đưa tin về những
vụ bổ nhiệm người đầy nghi vấn, trong đó có con trai của ông là Vũ Quang Hải,
một cán bộ trẻ tuổi có thành tích công tác khá xấu, vào chức vụ lãnh đạo ở Tổng
công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO).
Trước đó trong vụ bê bối xe tư đắt tiền mang biển số công do báo
chí phanh phui, mới lòi ra ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũng
từng là một cán bộ có thành tích tồi, được núp bóng an toàn ở Bộ Công thương,
trước khi điều chuyển về Hậu Giang làm lãnh đạo.
Nhận định về các vụ việc liên quan đến cựu Bộ trưởng Công thương
Vũ Huy Hoàng, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội
từ Saigon phát biểu:
Khơi ra câu chuyện trong tình hình này cũng có cái gọi là hay,
nhưng tôi sợ cách làm đó mang tính cách tuyên truyền, nặng về đánh bóng cho rằng
khởi động cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống cánh hẩu, chống nhóm lợi ích…
rồi không biết làm có dài hơi không.
-LS Trần Quốc Thuận
-LS Trần Quốc Thuận
“Khơi ra câu chuyện trong tình hình này cũng có cái gọi là hay, nhưng
tôi sợ cách làm đó mang tính cách tuyên truyền, nặng về đánh bóng cho rằng khởi
động cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống cánh hẩu, chống nhóm lợi ích… rồi
không biết làm có dài hơi không. Ở đất nước này, việc con cháu gia tộc để mà
kéo nhau bổ nhiệm chức vụ cho nhau, không phải chỉ có ở Bộ Công thương, mà có
thể có tại nhiều cơ quan khác, nhiều địa phương khác.
Có địa phương sau Đại hội
Đảng bầu trực tiếp bầu phiếu kín, có người không trúng cử, nhưng sau vài tháng
lại cử những người vừa thất cử vào trong cấp ủy của địa phương đó. Như vậy cũng
không hiểu là nó dựa vào cái gì. Cho nên cách làm như vậy là con ông cháu cha,
xây dựng ra một cái tệ không tốt… Nhưng có làm triệt để hay không là một chuyện
và có muốn làm triệt để thì cũng không dễ. Tôi thấy báo đăng trường hợp ông
Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy của Hậu Giang nhận xét ông này rất tốt, nào cán bộ
mẫu mực gương mẫu đủ thứ… Một ông cán bộ như thế được nhận xét như thế thì rõ
ràng những người nhận xét đó là như thế nào…”
Theo dõi báo chí trong nước, những ngày qua cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
bị một lúc hai mũi giáp công, mũi thứ nhất trực tiếp từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Người đứng đầu Đảng Cộng sản ra lệnh xem xét vụ ông Trịnh Xuân Thanh phó
Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, dính vào vụ dùng xe tư đắt tiền nhưng mang biển số xe
công. Tổng Bí thư cũng đồng thời ra lệnh rà soát quá trình điều chuyển ông
Trịnh Xuân Thanh, từ các vị trí lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước nơi ông này
đưa doanh nghiệp vào tình trạng lỗ lã vài ngàn tỷ, nhưng được đưa về núp bóng ở
Bộ Công thương và sau cùng được xem như một nguồn nhân lực quí báu, để điều
chuyển về giữ trọng trách ở Hậu Giang.
Ông Vũ Quang Hải và quyết định điều động về làm thành viên HĐQT
đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty
Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015. Courtesy photo.
Mũi tấn công thứ hai là từ Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt
Nam (VAFI) với thư chất vấn, mang tính cáo giác việc cựu Bộ trưởng bổ nhiệm con
trai là Vũ Quang Hải mới 28 tuổi làm thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng
giám đốc Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO).
Theo các báo
điện tử như VietnamNet, Tuổi Trẻ, Infonet, Tiền Phong, Đất Việt, Hiệp hội các
nhà đầu tư tài chính Việt Nam còn phanh phui một chuỗi sự kiện trong quá trình
công tác của ông Vũ Quang Hải. Chẳng hạn như năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có
thành tích gì, ông Hải đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần tài
chính công đoàn dầu khí (PVFI) thuộc ngành công thương, nơi Tập đoàn Dầu khí
chiếm 51% vốn điều lệ. Theo các báo, hai năm ông Vũ Quang Hải làm Tổng giám đốc
Công ty cổ phần tài chính (PVFI) nơi này đã lỗ hơn 200 tỷ đồng, tuy vậy con
trai ông Bộ trưởng đã được điều chuyển về Cục xúc tiến thương mại Bộ Công
thương và một năm sau, vào giữa năm 2015, ông Vũ Quang Hải lại được giữ chức vụ
cao hơn với lương tiền tỷ trong vai trò thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó
Tổng Giám đốc Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO).
Thanh sạch những đường dây còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng?
Đối với sự kiện cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng mới rời
chức vụ chưa lâu, đã bị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
ra lệnh điều tra làm rõ nghi án lạm dụng quyền lực. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà
hoạt động xã hội dân sự độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi đặt một dấu hỏi lớn vào động thái của ông Nguyễn Phú Trọng khi
chỉ đạo vụ Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang và từ vụ Trịnh Xuân Thanh lại dắt dây
tới vụ Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công thương. Gần như báo chí nhà nước đồng loạt tham
gia và có điều lạ là hiệp hội kinh doanh của Việt Nam là VAFI, lại là chủ thể
đứng đơn mang tính chất tố cáo ông Vũ Huy Hoàng. Như vậy tội đặt ra dấu hỏi lớn
là tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại tung ra hành động này vào thời điểm
này, muốn nhắm tới cái gì. Phải chăng đó là một chiến dịch đả hổ diệt ruồi và
chống tham nhũng, hoặc phải chăng đó là một động thái muốn làm thanh sạch những
đường dây còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng, hoặc đây có thể là một động tác
chính trị để làm người ta quên lãng quên bớt tới việc Nhà nước và Chính phủ vẫn
chưa công bố nguyên nhân cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau hai tháng rưỡi từ khi
cá chết…”
TS Phạm Chí Dũng, một trong ba nhà báo tự do của Việt Nam được
được Tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh trong danh sách 100 anh hùng
thông tin của thế giới, hiện là Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, một tổ chức xã
hội dân sự không được Chính phủ nhìn nhận. Nhà hoạt động này từng là một cán bộ
phân tích tin tức an ninh tình báo trước khi bị bắt giữ sáu tháng vào năm 2012.
Sau đó vào cuối năm 2013 ông xin ra khỏi Đảng Cộng sản. TS Phạm Chí Dũng nhận
xét thêm về điều ông gọi là chiến dịch đồng bộ với sự tham gia của báo chí nhà
nước:
Phải chăng đó là một chiến dịch đả hổ diệt ruồi và chống tham
nhũng, hoặc phải chăng đó là một động thái muốn làm thanh sạch những đường dây còn
lại của ông Nguyễn Tấn Dũng.
-TS Phạm Chí Dũng
“Dư luận đang hướng cả vào vụ ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng
và chắc chắn sẽ có dư luận, đặc biệt trong giới cán bộ hưu trí, một số cán bộ
công chức đương chức ủng hộ chủ trương làm sạch của ông Nguyễn Phú Trọng, chưa
biết có làm sạch hay không nhưng chắc chắn có ủng hộ. Do vậy nguyên nhân cá
chết gần như bị quên lãng. Tôi cho rằng việc điều tra ông Trịnh Xuân Thanh, đặc
biệt là ông Vũ Huy Hoàng đã được tổ chức trước, được sự lên tiếng đồng loạt của
một số tờ báo, đánh giá về vụ chiếc xe Lexus của ông Trịnh Xuân Thanh, về vụ
ông Vũ Quang Hải là con ông Vũ Huy Hoàng và liên quan tới một số vụ việc nữa
của ông Vũ Huy Hoàng. Nếu không được chuẩn bị tài liệu từ trước, thì các báo chắc
chắn đã không có những tư liệu đó, không có những câu hỏi sắp sẵn. và không có
những dàn bài được sắp sẵn được tung ra tại thời điểm này.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, khi tỏ ý nghi ngờ về một chiến
dịch chống tham nhũng dài hơi của Đảng và Nhà nước đang khởi sự, Luật sư Trần
Quốc Thuận nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Có cần có một cuộc rà soát toàn diện hay không, coi thử con ông cháu
cha, bao nhiêu gia đình gia tộc người ta đưa con cái vào chức này chức kia hay
không. Trước Đại hội Đảng người ta cũng nói nhiều về gia đình ông Nguyễn Tấn
Dũng bây giờ là nguyên Thủ tướng, thì con cái cũng chức này chức kia, cuối cùng
bây giờ họ vẫn làm những chức đó, có ai làm gì họ đâu. Cho nên những người khác
cũng tìm cách đưa con cái họ vào…Đó là sự tệ hại của một thể chế, nếu có một cơ
chế mà có luật có cạnh tranh tất cả các nơi, thì rõ ràng ở đây không có.”
Sau những ngày bị bêu tên trên hầu hết các báo lớn ở Việt Nam, cựu
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và con trai Vũ Quang Hải cũng được báo chí
dành cho cơ hội giải thích. Tuy vậy lập luận của ông Vũ Huy Hoàng và ông Vũ
Quang Hải được cho là mang tác dụng ngược. Bạn đọc các báo chắc hẳn phì cười
khi Cựu Bộ trưởng nói rằng, ông đâu có đề xuất bổ nhiệm con trai mà do Sabeco
có công văn tha thiết xin đích danh và Đảng ủy cơ quan bộ đã xem xét theo đúng
qui trình… riêng ông Vũ Quang Hải thì bị báo điện tử Tuổi Trẻ đặ tựa khá mỉa
mai chúng tôi xin dẫn nguyên văn, Ông Vũ Quang Hải: Tôi được “xin” về Sabeco.
Câu chuyện đả hổ diệt ruồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa
hiểu có thực sự là một chiến dịch mạnh mẽ và quyết tâm hay không. Nhưng có điều,
từ những bê bối bị bật mí của ông cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cũng có những tác
dụng phụ không mong muốn cho chế độ. Bởi vì như Luật sư Trần Quốc Thuận nói,
tình trạng thu vén cho con cháu các cụ, cho cánh hẩu, lợi ích nhóm đang thể
hiện sự tệ hại của thể chế chính trị.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment