Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday, 28 June 2016

Việt - Trung thảo luận: Việt Nam không được làm phức tạp tình hình Biển Đông!


Việt - Trung thảo luận: Việt Nam không được làm phức tạp tình hình Biển Đông!

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjfZrtNdrONvImXFgKVk9X-6_XEarkjy-JVI9p8KOPtSPmtR1SUWg6a-7z8csebo2KnaZ5qaCX43oG7_-WUk-E0FE1IMsuslsMVk2J620AKSQhzLS_NjUtQ0QZrM0OeaGXs7YjjRTEvxao/s1600/Ta%25CC%25A3%25CC%2582p+ca%25CC%25A3%25CC%2582n+bi%25CC%2580nh-nguye%25CC%2582%25CC%2583n+phu%25CC%2581+tro%25CC%25A3ng-danlambao.jpg

Việt - Trung thảo luận không làm phức tạp tình hình Biển Đông

RFA
2016-06-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_CH0TH.jpg
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh trong cuộc họp tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 6 năm 2016.
AFP PHOTO
Liên quan đến chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, Tân Hoa Xã ngày hôm qua, 27 tháng 6, trích lời của ông Dương rằng cả 2 nước phải xử lý tranh chấp cũng như các vấn đề liên quan một cách thích hợp.
Trong khi đó, đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 9 về hợp tác song phương Việt – Trung, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam – Phạm Bình Minh bày tỏ cần thực hiện các thỏa thuận chung để ngăn chặn những bất đồng đang còn vướng mắc; trong đó bao gồm kiểm soát xung đột tốt, thúc đẩy các cơ chế đàm phán cũng như tìm kiếm những giải pháp căn bản và lâu dài để 2 quốc gia có thể chấp nhận thông qua trao đổi và đàm phán.
Chuyến thăm và làm việc Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì diễn ra chỉ một thời gian ngắn trước khi tòa trọng tài quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến tuyên bố lãnh hải quá đáng của Bắc Kinh trên biển Đông.
Các nhà quan sát, trong đó có cựu viên chức Việt Nam phụ trách vấn đề biên giới là ông Trần Công Trục dự đoán có thể ông Dương Khiết Trì dùng chuyến đi để vận động Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề này.
Tuy nhiên, TS. Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS cho biết không có lịch trình làm việc giấu kín trong chuyến đi Việt Nam lần này của ông Dương Khiết Trì cũng như không có thỏa hiệp nào giữa 2 bên trong vấn đề Biển Đông.
Ông Dương Khiết Trì từng có 2 chuyến công du tới Việt Nam vào hồi tháng 6 và tháng 10 năm 2014. Trong chuyến tới Việt Nam lần thứ 3 này, bên cạnh đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 9 về hợp tác song phương Việt – Trung với ông Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì cũng gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước khi rời Việt Nam trong ngày hôm nay.

Quan hệ Việt - Trung với chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2016-06-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_CH25B.jpg
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chứng kiến việc ký kết các hiệp định song phương tại Hà Nội vào ngày 27 tháng sáu năm 2016.
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc, ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, hiện đang có mặt tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Biển Đông. Trong tình hình chiều hướng ở Biển Đông vẫn tiếp tục xấu lên, liệu việc gặp như thế có giúp được gì?
Lý do chuyến thăm
Truyền thông Việt Nam loan tin chuyến thăm từ ngày 26 đến 28 tháng 6 của ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì lần này tại Việt Nam trước hết để cùng với phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam- Trung Quốc.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp này hai nước cũng sẽ có ký kết văn kiện hợp tác.
Cuộc làm việc giữa giới chức ngoại giao hai nước Việt- Trung diễn ra trong tình hình các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại những đảo ở Trường Sa chiếm của Việt Nam vào năm 1988 vẫn tiếp diễn. Trong khi đó tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Trung Quốc cho xúc tiến hoạt động du lịch dân sự…
Giới quan sát cho rằng tình hình giữa hai phía đang trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, theo ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thì trong tình hình căng thẳng như thế mà hai phía gặp nhau thì đó là dấu hiệu tốt đối với Việt Nam.
Theo tôi trong tình hình hai bên căng thẳng như thế này mà gặp nhau thì tốt rồi. Việc họ quyết định địa điểm ở Việt Nam thì họ phải sang thôi.! Không có gì quan trọng cả!  
- Ông Dương Danh Dy
“Theo tôi trong tình hình hai bên căng thẳng như thế này mà gặp nhau thì tốt rồi. Việc họ quyết định địa điểm ở Việt Nam thì họ phải sang thôi.! Không có gì quan trọng cả!
Tất nhiên quan hệ Việt Nam- Trung Quốc hiện căng thẳng nhất là về Biển Đông (mọi người đều biết rồi, tôi không nói nữa); nhưng hai bên gặp nhau là tốt thôi vì sẽ ‘dịu’ đi, không khí bớt căng thẳng đi.
Đối với Trung Quốc là một nước lớn, mà Việt Nam là nước nhỏ hơn vừa sát biển, vừa sát trên bộ nữa nên trong quan hệ hai nước, nói chung Việt Nam phải ‘nhún nhịn’. Từ đời cha, đời ông cũng như thế rồi, nên tôi thấy không phải bàn gì về chuyện này cả!”
Tham vọng của Trung Quốc
Dù cho rằng việc gặp gỡ như thế là tốt; nhưng một nhà ngoại giao kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc như ông Dương Danh Dy lại cho rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và Việt Nam phải chuẩn bị đối phó trước mọi tình huống, và xấu nhất là chiến tranh. Ông Dương Danh Dy phát biểu:
“Như tôi đã từng nói, nếu theo tham vọng, ý đồ của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm nhiều việc nữa ở Biển Đông mà trong đó có khả năng họ sẽ đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang đóng giữ. Với ý đồ và sức mạnh của họ (Trung Quốc) thì họ có thể làm được việc đó.
Theo tôi Việt Nam không bao giờ muốn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Việt Nam bao giờ cũng muốn sống hòa thuận bên nước láng giềng Trung Quốc; nhưng Trung Quốc không để cho mình yên thì mình phải đối phó.
000_B438H.jpg-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tại một cuộc họp báo tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2016.
Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với những khả năng xấu nhất mà Trung Quốc có thể làm với Việt Nam; kể cả chuyện gây chiến tranh! Những chuyện đó, Việt Nam không ảo tưởng gì cả!”
Cho nên theo tôi Việt Nam phải sẵn sàng đối phó với mọi tình hình thôi.
Một nhà ngoại giao chuyên nghiên cứu Biển Đông, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ, từng nhắc lại tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông:
“Tôi nghĩ rằng chuyện Trung Quốc đang tiến hành tìm mọi cách, mọi hoạt động để đạt cho được, bằng được chính sách và chiến lược của họ là khống chế và độc chiếm Biển Đông. Dùng Biển Đông để vươn lên trở thành siêu cường quốc tế trong việc cạnh tranh với siêu cường Hoa Kỳ. Đó là điều không bao giờ thay đồi. Và điều đó thể hiện qua những việc họ đã làm trong quá trình thực tế. Cho đến nay ta thấy có được một số tiến bộ ngoại giao, họ nói với thế giới là rất thiện chí, biết điều… Nhưng trong thực tế hoàn toàn ngược lại. Đó là điều mà không ai mà không nhầm tưởng. Chính những động thái vừa rồi chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm rút ngắn khoảng cách để họ có thể bước lên làm chủ Biển Đông theo chiến lược của họ.”
Ứng phó của Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào đầu tháng 6 vừa qua cho rằng việc xác định ‘bạn- thù’ là rất quan trọng trong việc đề ra quyết sách đối phó với Trùng Quốc của chính quyền Hà Nội:
“Tôi nghĩ rằng chiến lược bảo vệ của Việt Nam hiện nay là đi luồn lách giữa các siêu cường trên thế giới để giữ vững những phần đất chưa mất và tìm cách đấu tranh pháp lý để đối phó với Trung Quốc; nhưng tôi nghĩ đó chưa phải là biện pháp tối ưu.
Trước hết tốt nhất là tự Việt Nam phải mạnh lên! Thứ hai Việt Nam phải tranh thủ đoàn kết được với các nước lớn trên thế giới và các nước lớn trong khu vực. Đặc biệt với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật.
- Ông Dương Danh Dy
Tôi mong muốn Nhà nước Việt Nam phải xác định được Trung Quốc là ai: bạn hay thù? Nếu xác định được bạn hay thù thì mới có đối sách hoàn toàn hữu hiệu đối với Trung Quốc; nhất là trong thời gian gần khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không; thậm chí dẫn đến vùng cấm bay, thậm chí đe dọa tất cả các tàu thuyền của Việt Nam di chuyển trên Biển Đông và trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó, bạn thù sẽ rõ và lúc đó sẽ dễ có phương pháp đối phó với Trung Quốc hơn.”
Còn đối với ông Dương Danh Dy thì không cần phải nói ra nhưng lúc này ai là kẻ thù của Việt Nam điều đó đã rõ và ông đưa ra ý kiến về những việc mà chính quyền Hà Nội cần phải làm:
“Trước hết tốt nhất là tự Việt Nam phải mạnh lên! Thứ hai Việt Nam phải tranh thủ đoàn kết được với các nước lớn trên thế giới và các nước lớn trong khu vực. Đặc biệt với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật. Đây là những đối tượng mà Việt Nam cần phải hết sức tranh thủ.
Trong tình hình hiện nay, cần phải khẳng định quan hệ của Việt Nam với các nước khác- những nước lớn trên thế giới và trong khu vực. Quan hệ với Việt Nam và các nước khác tốt thì rõ ràng ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trong khu vực. Theo tôi Trung Quốc đang ỷ thế của họ để ép mình ( Việt Nam)!”
Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, thì cho rằng chính sách ngoại giao của Hà Nội hiện nay theo lời của bà là ‘chập chờn’; không dám nói thẳng ai là kẻ thù của Việt Nam hiện nay nên khó có thể giải quyết được rốt ráo vấn đề.
Vào giữa năm 2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến nhiều người dân xuống đường biểu tình phản đối và thậm chí xảy ra một số vụ đốt phá nhà xưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan; ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc đã đến Việt Nam.
Mấy tháng sau, ông này lại sang Việt Nam để cùng chủ trì phiên họp lần thứ 7 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác Song phương  Việt Nam- Trung Quốc. Phiên họp lần thứ 8 của ủy ban này diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 17 đến 19 tháng 6 năm ngoái.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List