Sự
điên rồ của Bắc Kinh tại Biển Đông
LS Đào Tăng Dực
- Sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Nhật Bản và Biển Đông qua đường Lưỡi Bò 9 đoạn đòi hầu như toàn bộ Biển Đông là một dấu hiệu yếu nhược và phi lý, không phải là dấu hiệu của sức mạnh và trí tuệ. Như là một chế độ độc tài, đảng CSTQ đang đối diện, không những sự bất mãn của quần chúng vì kinh tế trì trệ và bất công xã hội ngày càng dân cao, nhưng như là một nhà độc tài, Tập Cận Bình phải đối diện với những thử thách từ trong hàng ngũ nội bộ đảng.
- Sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Nhật Bản và Biển Đông qua đường Lưỡi Bò 9 đoạn đòi hầu như toàn bộ Biển Đông là một dấu hiệu yếu nhược và phi lý, không phải là dấu hiệu của sức mạnh và trí tuệ. Như là một chế độ độc tài, đảng CSTQ đang đối diện, không những sự bất mãn của quần chúng vì kinh tế trì trệ và bất công xã hội ngày càng dân cao, nhưng như là một nhà độc tài, Tập Cận Bình phải đối diện với những thử thách từ trong hàng ngũ nội bộ đảng.
Trong tâm thức bất chính của họ, họ chỉ có thể
nghĩ đến một phương thức dập tắt nội loạn và đối lập. Đó là tạo ra khủng hoảng
hải ngoại, kêu gọi đoàn kết sau lưng chế độ, siết chặt hàng ngũ sau lưng họ Tập
và trừng phạt mọi phản kháng.
Tuy nhiên điều đó chỉ tạo nên nhiều phiền phức
cho Trung Quốc đường dài. Trung Quốc vô hình trung đã đẩy kẻ thù kinh khủng của
mình là Nhật Bản vào thế không những tái võ trang mà còn có thể sản xuất võ khí
nguyên tử. Thật cũng không khó tưởng tượng một nước Việt Nam (hy vọng lúc đó thực
sự dân chủ) không những có nhiều vũ khí Tây phương và Hoa Kỳ tối tân, mà còn
cảm thấy nhu cầu có vũ khí nguyên tử.
Chúng ta hãy tưởng tượng một tương lai, không
quá xa, trong đó Trung Quốc bị bao vây hướng tây bắc bởi một nước Nga nguyên
tử, miền đông bởi một Nhật Bản nguyên tử, miền tây nam bởi một Ấn Độ nguyên tử
và miền cận nam bởi một Việt Nam nguyên tử. Chúng ta đều ý thức quá nhiều về
tính quân bình quyền lực của sự hủy diệt song phương nguyên tử và một quốc gia
nhỏ vũ trang nguyên tử hoàn toàn cân bằng sức mạnh với một quốc gia lớn cũng vũ
trang nguyên tử.
Trên khía cạnh này, cần phải ghi nhận rằng từ
bình diện dân số, quân sự và sức mạnh kinh tế, không hề có bảo đảm rằng Ấn Độ
sẽ không bắt kịp Trung Quốc vào một thời điểm tương lai. Với sự bình thường hóa
bang gia với Hoa Kỳ, Ấn Độ, như là một nền dân chủ được quốc hội Hoa Kỳ công nhận,
sẽ có quyền theo luật pháp Hoa Kỳ, dần dần mua vũ khí Hoa Kỳ. Điều này đảm bảo
rằng, khi có xung đột, Ấn Độ sẽ hủy diệt dễ dàng vũ khí của Trung Quốc vốn chỉ
là những hàng nhái lại của Nga Sô, thuộc hạng thấp hơn và second hand.
Điều này xảy ra như là hậu quả trực tiếp của sự
hung hăng ngu xuẩn của Tập Cận Bình tại biển Nhật Bản và Biển Đông.
Không biết lúc nào Tập Cận Bình mới tỉnh giấc
mộng bá chủ hoang đường này?
12.06.2016
LS Đào Tăng Dực
LS Đào Tăng Dực
__._,_.___
No comments:
Post a Comment