Sắp khánh thành 'đền tưởng
niệm' Vị Xuyên
- 6
giờ trước
Một công trình tưởng niệm các binh sỹ Việt Nam thiệt mạng trong
chiến tranh biên giới Việt - Trung tại trận tuyến Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà
Giang, sắp được khánh thành, theo một nhà hoạt động và blogger trong nước có
nhiều năm khảo cứu độc lập về trận Vị Xuyên.
Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, nhà văn Phạm Viết Đào, người có em
trai hy sinh ở mặt trận này trong thời gian xảy ra cuộc chiến, cho hay:
"Chiều ngày 18/6/2016, theo thông tin của một số cựu chiến
binh của Sư đoàn 356, tôi đã tìm đường lên điểm cao 468, thuộc thôn Nậm Ngặt,
xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang; tôi đã chứng kiến việc những người thợ
đang gấp rút hoàn thành ngôi Đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng
trong các trận đánh chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc giai đoạn 1980-1989,
bảo vệ vùng biên cương này của Việt Nam."
Nhà văn Phạm Viết Đào cho biết thêm:
"Theo số liệu ban đầu, các cựu chiến binh và các nhà hảo tâm
đã quyên góp được trên 6 tỷ đồng. Chiều 18/6/2016, khi tôi đến thì ngôi đền đã
xây xong điện thờ chính, hiện thợ thi công đang gấp rút khuôn viên bao quanh gồm
2 khu cách biệt…"
Khuôn viên của của ngôi đền được ông Đào mô tả là đặt trên điểm
cao 468, liền kề với Cao điểm 685, nơi "cách con suối Thanh Thủy, nơi từng
xảy ra những trận đánh ác liệt giai đoạn 1984-1988; Cao điểm này được mệnh danh
là lò vôi thế kỷ…" - nhà văn nói:
"Liền kề với Cao điểm 685 là Cao điểm 772, lính Hà Giang mệnh
danh là “Đồi thịt băn”, cao điểm này nối liền với Cao điểm 1509… Tên của điểm
cao đặt theo chiều cao của cao điểm so với mặt biển."
'Khánh thành đợt một'
Blogger Phạm Viết Đào cho hay ông đã hỏi chuyện một cựu chiến binh
từng là bộ đội thuộc Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 của Việt Nam, đơn vị từng được
giao một tổ đại liên 12 ly 7, bố trí tại điểm cao 468 'bắn yểm trợ' cho trận
12/7/1984.
"Anh Lưu Văn Trì cho tôi biết chi tiết đường đạn từ điểm cao
468 tới cao điểm 772 chỉ khoảng 400 m. Như vậy, từ Đền thờ này tại điểm cao
468, theo đường đạn. ước tính khoảng 1000 m sẽ tới điểm cao 1509…"
Theo ông Đào, ngôi đền được xây dựng thành 2 khu tách biệt nhau
gồm có điện thờ chính:
"Đặt trên cao, hướng chính diện nhìn thẳng lên Cao điểm 1509,
phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và hiện Trung Quốc đã xây dựng thành một căn cứ
quân sự và địa danh du lịch. Phía dưới Đền thờ chính đã san xong mặt bằng, tại
đây sẽ để xây một ngôi nhà làm nơi tụ họp cho các CCB và du khách khi lên thắp
hương tưởng niệm có chỗ nghỉ ngơi…
"Đây là một công trình có ý nghĩa và hoàn toàn do người dân
phần lớn từng là những người chiến đấu tại các trận đánh ác liệt tại đây quyên
góp, xây dựng…" ông Đào nói thêm.
Đường từ Thanh Thủy lên nơi xây cất Điện thờ hiện đã được đổ bê
tông để ôtô du lịch nhỏ có thể lên xuống;Chiều18/6/2016,những người thợ đang
gấp rút hoàn thành khuôn viên đền thờ để chuẩn bị cho lễ khánh thành tổ chức vào
cuốc tuần, ngày 25/6/2016…
Trước đó, báo chí Việt Nam cũng đưa tin về việc nhà
nước và chính quyền địa phương ở tỉnh
Hà Giang đã có dự định xây dựng một số công trình tưởng niệm cuộc
chiến Vị Xuyên.
"Ông Trương
Tấn Sang, nay là cựu Chủ tịch Nước, đã hứa xây dựng cụm công trình 300
tỷ tại Vị Xuyên Hà Giang trong dịp gặp các Cựu chiến bình Sư 356 năm 2015; hiện
công trình này chưa khởi công.
"Còn công trình này thì cơ bản hoàn thành xong điện thờ
chính, và một vài công trình phụ trợ vì số tiền 6 tỷ đem xây dựng trên núi cao
rất đắt, nên anh em tổ chức khánh thành đợt một để quyên góp thêm," nhà
văn Phạm Viết Đào nói thêm với BBC từ Hà Nội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment