Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Thursday, 26 November 2015

Đảng có dám kiện và không vay tiền từ Trung Cộng?


Đảng có dám kiện và không vay tiền từ Trung Cộng?

25/11/2015
0
Phạm Nhật Bình
Đảng có dám kiện và không vay tiền từ Trung Cộng? [ 7:51 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Ngày 17/11 vừa qua, trong một phiên họp chất vấn chính phủ, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa lần đầu tiên phát biểu một câu đáng ghi vào lịch sử của một quốc hội xưa nay được thừa nhận là “ngậm miệng ăn tiền”.
Truong_Trong_Nghia_400x300Ông Nghĩa nói rằng: “ Cử tri đề nghị không vay tiền, không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn”.
Cử tri đây chính là những người dân đã nhắm mắt thi hành sứ mạng “đảng cử dân bầu”, bỏ phiếu cho 500 người hầu hết là đảng viên bước vào sân khấu quốc hội. Họ là những người tới thời điểm này đã quá bực tức trước sự lệ thuộc quá sâu đậm của đảng CSVN trước láng giềng gian manh Trung Cộng. Chẳng những lệ thuộc mà còn tỏ ra hèn hạ khi Trung Cộng ngang nhiên tóm thu biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, đảng cũng không hề có một phản ứng nào xứng đáng để bảo vệ đất nước.
Chỉ nói riêng về phương diện kinh tế, Trung Cộng hiện đang nắm giữ gần như toàn bộ nền kinh tế nặng về tiêu thụ của Việt Nam. Hàng hóa có xuất xứ từ Trung Cộng theo đường tiểu ngạch hàng ngày ào ạt vượt qua biên giới phía Bắc. Từ lâu Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thứ cấp, thậm chí độc hại của nước láng giềng. Điều này khiến cho nền doanh nghiệp sản xuất trong nước lâm vào cảnh eo sèo do không cạnh tranh nổi với hàng hóa rẻ tiền của Trung Cộng.
Trong lãnh vực xây dựng, Trung Cộng tóm thâu hầu hết các công trình xây dựng quan trọng và các dự án bạc tỷ. Các nhà thầu Trung Cộng là những người dễ trúng thầu nhất. Vì họ chỉ cần áp dụng phương pháp bỏ thầu giá thấp nhất, sau đó trong quá trình thi công, họ tìm cách điều chỉnh giá thỏa thuận ban đầu.
duong sat cat linhMột trường hợp điển hình được dư luận bàn tán nhiều nhất trong thời gian gần đây là dự án đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh – Hà Đông, ký kết với nhà thầu Công ty Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Cộng. Từ giá vốn ban đầu 552,86 triệu USD, nay đã “đội vốn”lên tới 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Hơn 2/3 số tiền nói trên đều là vốn vay của Trung Cộng. Bất cần nợ công, các cán bộ CSVN chấp thuận sự thay đổi ấy một cách dễ dàng. Chỉ có lý do móc ngoặc, lại quả từ trước mới có thể giải thích tại sao sự chênh lệch ấy là điều bình thường trong giao dịch giữa đôi bên.
Câu chuyện “Nhà máy 8.100 tỉ thành đống sắt gỉ” của Công ty Gang Thép Thái Nguyên gặp phải khi đầu tư mở rộng giai đoạn hai được báo trong nước mô tả là “quả đắng” mà Công ty này phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Với hơn 8.100 tỷ đồng, Gang Thép Thái Nguyên đã thuê nhà thầu Trung Cộng xây nhà máy từ năm 2007. Nhưng mãi đến nay đã hơn 8 năm, nhà máy vẫn… nằm “đắp chiếu”, còn nhà thầu Trung Cộng đã rút về nước sau khi đã nhận hơn 90% tiền thanh toán phần thiết bị lạc hậu mua của chính họ…
Chính vì những liên minh ma quỷ giữa các viên chức Việt Nam và nhà thầu Trung Cộng, sự lệ thuộc vào Bắc Kinh trong kinh tế đã trở nên công khai như một điều đáng tự hào. Chính quyền Trung Cộng lâu nay vung tiền ở Phi Châu, Nam Mỹ ngay cả ở Âu Châu để cố gắng chứng minh với thế giới tiềm lực kinh tế số 1 của mình.
Ở Việt Nam họ cũng áp dụng thủ thuật “đồng tiền đi trước” để khuynh đảo chính trị. Trong chuyến công du đầu tháng 11 vừa qua, Tập Cận Bình đã tuyên bố viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm cho Việt Nam. Ngoài ra còn bổ sung một khoản vay ưu đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nói trên.
Không biết những món tiền ấy có “góp phần phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp” giữa Hà Nội và Bắc Kinh như lời tán tụng của truyền thông nhà nước hay không; nhưng trước quốc hội, ông Trương Trọng Nghĩa đã đặt ra một câu hỏi thiết thực rằng: “Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Cộng cho dù rẻ, thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?”
Xem ra cái giá của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sao quá rẻ! Rẻ ngang với lời tuyên bố trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng “sẽ không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines, vào cuối tháng 5/2014 đã nói trước báo chí quốc tế “Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.” Nhưng từ đó đến nay mặc cho bao nhiêu đau khổ mà ngư dân Việt Nam phải gánh chịu trên Biển Đông trước sự hoành hành của tàu kiểm ngư Trung Cộng, lời tuyên bố hùng hồn ấy cũng chỉ mang ý nghĩa của một thái độ lừa dối người dân.
Trước đó một ngày, trong phần chất vấn trước quốc hội về Biển Đông, lần đầu tiên cử tri của 28 tỉnh, thành phố thông qua các đại biểu của mình đã đề nghị Bộ Ngoại giao có các giải pháp đấu quyết liệt, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt cử tri đòi hỏi thẳng chính phủ “cần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế.”
toa_AVZTTrong bối cảnh đất nước đang mất chủ quyền trầm trọng, Hà Nội ngày càng lộ rõ bộ mặt thần phục Bắc Kinh để mua lấy sự tồn tại, đề nghị “khởi kiện Trung Cộng” là một đề nghị hợp với nguyện vọng toàn dân, không muốn đất nước rơi vào tay kẻ xâm lăng. Cùng với yêu cầu “không vay tiền, không nhận viện trợ” việc khởi kiện Trung Cộng sẽ là một áp lực cần thiết và mạnh mẽ để Việt Nam trở thành một thực thể độc lập không lệ thuộc Trung Cộng.
Con đường “thoát Trung” của Việt Nam nhất thiết phải hướng sang Hoa Kỳ như một nhu cầu mở rộng dân chủ, làm tiền đề cho một lộ trình dân chủ hóa đất nước về sau. Nhưng liệu đảng CSVN có dám đứng về phía người dân để đối đầu lại sự xâm lăng của Trung Cộng hay không?
Giữa hai giòng nước, đảng CSVN cũng thừa biết nếu họ tiếp tục giữ chặt vị trí thuộc quốc của mình như lâu nay để hưởng lợi, chắc chắn áp xuất phản kháng trong nội bộ đảng sẽ gia tăng, nhân dân càng thêm oán ghét, khinh bỉ đảng. Đến một lúc nào đó, sự phản kháng bùng nổ thành hành động là điều không tránh khỏi.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 25 November 2015

Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'


Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'

  • 9 giờ trước
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng tin rằng Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Vũng Tàu (23-24/11/2015) là một thành công của Việt Nam.
Việt Nam không 'đánh võ' được trên thực tế, nên đã chuyển sang 'đánh võ mồm' để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và cuộc hội thảo quốc tế mới tổ chức ở Vũng Tàu là một 'thành công', theo một học giả của Mỹ từ Singapore có tham luận tại Hội thảo.
Trao đổi với BBC từ Vũng Tàu, Việt Nam, hôm 24/11/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế của Đại học George Mason, Mỹ nói:
"Tôi nghĩ họ (Việt Nam) không đánh nhau bằng võ được thì họ đánh võ mồm thôi.
Tôi nghĩ họ (Việt Nam) không đánh nhau bằng võ được thì họ đánh võ mồm thôi. Họ tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ra Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
"Họ tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ra, thì họ làm đến lần thứ bảy rồi đó.
"Những người mà trẻ mà họ tổ chức thì bây giờ cũng khá lắm rồi, có căn bản, kiến thức luật pháp, rồi ngoại giao họ đều khá.
"Và bởi vì lâu rồi, thành ra họ biết những người nào nói như thế nào, thành ra họ tổ chức như thế này."

Đạt được mục đích

Giáo sư Hùng, người hiện cũng đang là chuyên gia khách mời cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nói thêm về điều mà ông cho là thành công của cuộc Hội thảo quốc tế do Việt Nam vừa tổ chức.
Ông nói: "Họ đạt được mục đích là thứ nhất quảng bá, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, làm mọi người phải để ý đến vấn đề đó.
"Và thứ hai, nó củng cố lập trường của họ và nó làm cho lập trường của Trung Quốc tương đối là không được coi là chính thống."
Bản đồ đường chín đoạn
Bản đồ đường chín đoạn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông được đề cập tại Hội thảo Vũng Tàu.
Bình luận về điểm đáng chú ý từ các ý kiến chia sẻ tại Hội thảo Vũng Tàu, đặc biệt liên quan tới các quan điểm đến từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm:
"Mỹ thì tôi thấy tòa Đại sứ đi nhiều nhưng họ không mời lên nói, về phía học giả Mỹ tôi thấy Patrick Cronin có giải thích quan điểm của Mỹ.
"Ở đây người ta cho rằng quan điểm của Mỹ tương đối không rõ ràng, không biết là cái gì và có đủ cứng rắn, mạnh mẽ hay không, thì ông Patrick Cronin giải thích rất rõ rệt chính sách của Mỹ. Đấy là một quan điểm về phía Mỹ.
"Còn mấy ông học giả Trung Quốc có dịp để giải thích cho các ông. Và tôi thấy một số người tôi cũng gặp nhiều nơi rồi.
Nếu chỉ căn cứ vào những người học giả trẻ, thì tôi thấy thay đổi của Trung Quốc đã hơi linh hoạt. Vấn đề là con đường lưỡi bò GS. Nguyễn Mạnh Hùng
"Tôi gặp cả Trung Quốc nữa, thì nói chuyện vui vẻ thôi, nhưng mà có mấy cô là những người mới, tôi thấy họ thoáng và có tính cách 'flexible' (uyển chuyển, linh hoạt) hơn.
"Tôi cũng có hỏi mấy ông Trung Quốc, họ nói với tôi những cô đó, có người luận án về vấn đề luật pháp như vậy.
"Và cô nói khá là 'flexible' (uyển chuyển), bởi vì người ta là academic (hàn lâm). Nó có cả những người học giả là những người thân chính phủ hơn.
"Nhưng mà những người học giả trẻ, tương đối họ linh hoạt hơn... Nếu chỉ căn cứ vào những người học giả trẻ, thì tôi thấy thay đổi của Trung Quốc đã hơi linh hoạt. Vấn đề là con đường lưỡi bò."

Chín đoạn - một 'sai lầm'

Nhân nói về bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương lập ra và công bố, Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, nhân dịp này cũng bình luận về một quan điểm đến từ Anh của tác giả, nhà báo Bill Hayton, người đang làm việc tại BBC.
Nhà báo Bill HaytonTác giả, nhà báo Bill Hayton đang làm tại BBC được học giả đánh giá là gây 'tiếng vang' tại Hội thảo Vũng Tàu.
Ông Hùng nói: "Tôi thấy bài hội thảo của ông Bill Hayton rất hay.
"Bill Hayton có quyển sách về vấn đề Biển Đông rồi, nhưng ông cũng đưa ra một số văn bản, tài liệu in màu sắc đàng hoàng, tử tế, thì họ cũng chứng minh rằng là chuyện Trung Quốc vẽ đường chín đoạn là một sự sai lầm.
"Nó căn cứ vào một tài liệu sai lầm, ông (Trung Quốc) nhầm, ông viết như vậy.
"Và những tài liệu đó là những tài liệu gốc, thì ông (Hayton) có những tài liệu gốc - không có những chuyện đó.
"Về sau này, là nó (TQ) cứ bịa thêm, chẳng hạn như có một hòn đảo gọi là James Shoal, thì cái đảo đó không bao giờ có cả...
"Nói tóm lại thì ông (Hayton) bảo rằng đường lưỡi bò là chuyện không có. Ông nói một câu mà nhiều người buồn cười, ông bảo:
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là một tuyên bố dựa trên cảm xúc, chứ không phải có căn cứ lịch sử Học giả dẫn lời Bill Hayton
"Cái tuyên bố đòi chủ quyền (claim) của Trung Quốc là một tuyên bố dựa trên cảm xúc (emotional claim), chứ không phải là tuyên bố có căn cứ lịch sử (historic claim)," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuật lại với BBC.

Trong hai ngày 23-24/11/2015, cuộc Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" của Việt Nam đã được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu ở miền Nam nước này.
Hội thảo này do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức.
Cuộc Hội thảo có hơn 200 đại biểu, trong đó có trên dưới bảy mươi học giả và đại biểu Việt Nam cùng 30 đại biểu và nhiều cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn ngoại giao tại Việt Nam cùng truyền thông trong và ngoài nước tham gia, theo một thông báo của Ban Tổ chức.
Đã có trên 30 tham luận được trình bày qua hai ngày Hội thảo, chưa kể các trao đổi bên lề, với sáu nhóm chủ đề là: tình hình thế giới và tác động đến vấn đề Biển Đông, các diễn biến gần đây trên Biển Đông, quan hệ nước lớn ở Biển Đông, luật pháp quốc tế, triển vọng tương lai, tình huống giả định: giải quyết, phân định và hợp tác ở Biển Đông, vẫn theo thông báo của Ban tổ chức Hội thảo.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Tuesday, 24 November 2015

Mệnh Trời?


Mệnh Trời?

Phùng Nguyễn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Chủ nhật 22 tháng 11 là ngày phát tang nhà văn Phùng Nguyễn. Nhân dịp này VOA Tiếng  Việt xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một di cảo của nhà văn vừa tạ thế như một lời vĩnh biệt của ông với bạn đọc, bằng hữu cùng những người ngưỡng mộ ông. Đây là blog cuối cùng của ông, nhưng chúng tôi tin rằng những lý tưởng và giá trị nhân bản mà ông và các thi văn hữu của ông bảo vệ và cổ xúy qua cột blog do ông chủ xướng sẽ không bao giờ bị mai một, cho dù “Mệnh Trời” có như thế nào đi nữa.
Hai ngày viếng thăm Việt Nam ở cấp độ quốc gia của Tập Cận Bình đã trôi qua, nhưng dư âm của nó thì phải còn khá lâu mới chìm xuống. Nhìn chung, đây là một sự kiện chính trị rất êm thấm nếu tính đến những “khác biệt” chưa được giải quyết thỏa đáng giữa hai quốc gia, nổi bật nhất là những tranh chấp lãnh hải ở biển Đông. Ngoài một vài cuộc biểu tình nhỏ nhanh chóng bị dập tắt một cách khá tàn bạo bởi lực lượng công an của nhà nước, những tiếng ồn ào còn lại đến từ 21 phát đại bác và những tràng pháo tay giòn giã của đại biểu Quốc hội dành cho thượng khách quốc gia Tập Cận Bình và phu nhân.
Không ai đủ ngây thơ để tin rằng Tập Cận Bình đã bỏ thì giờ quí báu của mình đến thăm Việt Nam chỉ để… phát chẩn (gồm chút đỉnh tiền bạc và vài câu thơ Đường) và rao giảng về tình cảm chính quyền và nhân dân Trung Hoa dành cho Việt Nam. Đa số quan sát viên tin rằng Tập Cận Bình đến Việt Nam để gây áp lực với đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) ở nhiều lãnh vực, trong đó quan trọng nhất có thể là thành phần nhân sự chóp bu của đảng CSVN trong nhiệm kỳ tới và cung cách ứng xử của Việt Nam về những xung đột quyền lợi ở biển Đông. Chúng ta không biết chắc những thỏa thuận ngầm nào đã được ký kết, nhưng dựa trên những sự việc xảy ra kể từ hội nghị Thành Đô (tháng 9 năm 1990), có rất ít lý do để cho rằng Tập Cận Bình đã ra về với hai bàn tay trắng. Bởi vì tập đoàn lãnh đạo CSVN không quen nói “không” với thiên triều. Theo sử gia Tạ Chí Đại Trường (TCĐT), một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa (VNCH), sự “ngoan ngoãn” của các nhà lãnh đạo Việt Nam không chỉ đơn giản đến từ quan hệ đàn anh đàn em giữa hai đảng cầm quyền mà còn là sự kế thừa từ quan hệ lịch sử văn hóa giữa hai nước, vốn có nguồn gốc tự ngàn xưa.
*
Hồi cuối tháng 7 năm nay (2015), tôi có cơ hội trao đổi với sử gia Tạ Chí Đại Trường (TCĐT). Tôi gửi hai câu hỏi qua email để nhờ ông giải đáp. Nguyên văn hai câu hỏi như sau:
1. Các yếu tố tạo nên tâm lý thần phục thiên triều của các vương triều Việt Nam trong lịch sử?
2. Đảng Cộng sản Việt Nam có mang tâm lý thần phục Bắc Kinh hay không, và tại sao?
Mặc dù sức khỏe bắt đầu suy sụp từ nhiều tháng trước đó, sử gia TCĐT đã cố gắng hồi đáp khá nhanh, cũng qua phương tiện email. Trước hết, TCĐT cho rằng hai câu hỏi “níu kéo” nhau “vì cũng chỉ là chuyện quan hệ Việt-Trung mà thôi”. Ông xác nhận tâm lý thần phục Trung Hoa là hoàn toàn có thật, và tâm lý này mang nặng tính lịch sử và văn hóa. Về mặt địa lý, hai nước kề cận nhau thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột, và theo lẽ thường, “thằng nhỏ phải thua thằng lớn”. Đối với nước nhỏ, đánh nhau là chuyện bất đắc dĩ, ngay cả khi thắng trận, giành lại được ngôi vị thì vẫn phải xưng thần để cảm ơn nước lớn đã không… đánh tiếp và đã phong chức cho mình. Điều này xảy ra nhiều lần trong lịch sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân đất Việt, “lâu ngày thành thói, có chuyện tranh giành trong nước, bị thua thì kéo nhau qua Tàu nhờ phân xử, như họ Trần cầu viện Minh đánh Hồ Quý Li, Trịnh Lê cầu Minh đánh Mạc, Lê Chiêu Thống, v.v…”. Theo TCĐT, chính là vì vậy mà cái thế “nước nhỏ” càng lúc càng thấp thỏi, phải chịu đựng một thứ tâm thức Phiên thuộc, kéo dài thành một thứ ông gọi là “Hội chứng Phiên thuộc”.
Sử gia TCĐT cho biết thêm cái hội chứng phiên thuộc còn có gốc rễ sâu xa từ áp lực nặng nề của văn hóa Hán. Theo ông, “các nho sĩ làm quan được là nhờ chữ Hán, sống trong khung trời Hán học nên có lúc tưởng mình là người phương Bắc, không được thì cũng ráng nghĩ làm sao cho có dạng phương Bắc”. Ông dẫn chứng: “Quyển Toàn thư dịch ra tiếng Việt, ví dụ có chữ ‘nước ta’ thật ra trong bản văn gốc nó là ‘ngã Trung Quốc nhân’(1). Sách triều Nguyễn không xưng là dân Việt mà xưng là ‘dân Hán’, còn người Tàu là ‘Đường nhân’”.
Liên kết tâm lý phiên thuộc này với giới lãnh đạo CSVN thuộc nhiều thời kỳ, TCĐT nhận xét: “Cái tâm lí [phiên thuộc], kiến thức đó âm ỉ trong phần lớn đám cộng sản ngoài Bắc khiến họ thấy thân thiện một cách tự nhiên khi nhờ cậy [Trung Quốc] từ những năm 1950. Cú xung đột 1979 vì Tàu chặn âm mưu làm bá chủ Đông Dương của nhóm Lê Duẩn kiêu ngạo chiến thắng, nhưng chiến tranh biên giới, Kampuchia làm các anh cũng ê mình, lớp người nối tiếp tất nhiên không có dũng khí của cha anh nên không những phải chịu Tàu lấn lướt mà tâm thức phiên thuộc trỗi dậy nên có lời phân trần chính thức của nhà chức trách Đảng ‘Từ xưa ta cũng phải xưng thần’”.
*
Cái hội chứng phiên thuộc này được hăng hái kế thừa bởi các lãnh tụ CSVN rất sớm. Có thể một phần của cái cảm giác “thân thuộc” họ dành cho đất nước Trung Hoa đến từ thực tế là hầu hết các lãnh tụ tiền phong của đảng CSVN đã sinh sống và hoạt động ở đây ngay từ những năm 1930. Hội nghị thống nhất các tổ chức CSVN do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và Đại hội Đại biểu Toàn quốc đầu tiên đã diễn ra ở Hong Kong và Macao thuộc lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam. Vào đầu những năm 1950, hội chứng Phiên thuộc dưới một dạng thức mới, một tôn ti mới, “đàn anh đàn em”, ngày càng rõ nét với sự “ngoan ngoãn” của tập đoàn lãnh đạo CSVN trong việc thực hiện chương trình Cải Cách Ruộng Đất theo chỉ thị của cố vấn Trung Quốc một cách sít sao. Vào năm 1958, công hàm mà nhiều người cho rằng mang tính bán nước của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho thấy tâm lý lệ thuộc tự nguyện của đám chóp bu CSVN đã lên đến cao độ. Điều này tiếp tục vào năm 1974, khi hải quân Trung Quốc sát hại 74 thủy thủ VNCH và chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Hà nội đã không hề mở miệng phản đối. Không những vậy, theo nhà báo Bùi Tín, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân, cựu Phó tổng biên tập nhật báo Nhân dân, “đồng chí” Lê Đức Thọ đã trấn an mọi người: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.
Làm thế nào mà một người dân Việt Nam bình thường có thể yên tâm giao trứng cho ác? Nhiều năm trước khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, một người lính VNCH khác, học giả Phạm Việt Châu, bút danh của cố Trung tá Phạm Đức Lợi, đã lên tiếng cảnh báo không chỉ Việt Nam mà toàn thể Đông Nam Á về mối họa Trung Quốc trong chuỗi bài viết “Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh” đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách khoa (Sài gòn) trong những năm 1969 – 1974. Một cách sáng suốt, tác giả chỉ ra rằng “nhân dân Đông Nam Á không có vấn đề Trung Cộng riêng rẽ mà chỉ có vấn đề Tàu. Tàu thì lúc nào cũng chỉ là Tàu, và cái mưu đồ theo đuổi tận diệt bằng cách đồng hoá các dân tộc nhỏ yếu xung quanh (dưới hình thức này hay hình thức khác) từ xưa đến nay cũng vẫn thế”.
Xung đột biên giới Tây Nam với Campuchia vào nửa sau những năm 1970 dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc phát động vào năm 1979 với tuyên bố xấc xược của Đặng Tiểu Bình “dạy cho [đàn em] Việt Nam một bài học”. Đây thật ra là cơ hội rất tốt để CSVN gỡ cái tròng băng đảng anh em vô sản quốc tế ra khỏi đầu mình. Cũng chỉ được một số năm, cho đến khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường sa và sát hại 64 chiến sĩ Việt Nam vào năm 1988. Phản ứng của Chính phủ Việt Nam đối với sự kiện quan trọng này, nhìn ở góc độ bao dung nhất, được cho là vô cùng yếu ớt. Không bao lâu sau đó, nhiều văn kiện quan trọng (vẫn còn nằm trong vòng bí mật sau một phần tư thế kỷ) được ký kết giữa lãnh đạo hai nước tại hội nghị Thành Đô vào tháng 9 năm 1990. Điều đáng lưu ý là vị trưởng lão cố vấn cho phái đoàn CSVN không ai khác hơn là cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã ký công hàm 1958 thừa nhận chủ quyền của TQ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách mau mắn! Như vậy, sau một thập kỷ tương đối độc lập, giới chóp bu CSVN lại quay về thần phục thiên triều, không phải vì nhu cầu ích nước lợi dân mà chính vì sự sống còn của đảng CSVN ngay vào thời điểm hệ thống cộng sản ở Đông Âu đang trên đà sụp đổ. Đây chỉ là một trong số không ít lần đảng CSVN đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của Tổ quốc và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đúng như sử gia TCĐT nhận xét, “quyền lợi lớn quá nên không thể để mất đảng…”.
*
Từ sau hội nghị Thành Đô, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự nhượng bộ, đôi khi tự nguyện, của chính quyền Việt Nam trong một số lãnh vực. Hiệp ước Biên giới (trên đất liền) năm 1999 vẫn tiếp tục là điều được dư luận nhắc nhở mỗi khi quan hệ Việt-Trung được mang ra thảo luận. Trong khi phe thân chính quyền khăng khăng cho rằng đây là một hiệp ước công bằng, bài học địa lý quen thuộc của nhiều thế hệ học sinh Nam Bắc vốn luôn luôn có câu “Nước Việt Nam hình cong như chữ S, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu” đã không còn đúng với thực tế! Ngoài ra, Việt Nam thường tỏ ra dè dặt một cách thái quá khi phải đối đầu với Trung Quốc, tránh né đến mức tối đa việc buộc Trung Quốc phải nhận trách nhiệm trong việc thay đổi hệ sinh thái sông Mekong, ảnh hưởng vô cùng tiêu cực lên đời sống hàng chục triệu dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây, có những bằng chứng cho thấy Ủy ban Sông Mekong do chính quyền lập ra đã sản xuất một báo cáo mà kết quả đi ngược lại các công trình nghiên cứu quốc tế liên hệ về hậu quả nghiêm trọng do việc xây cất các con đập ở thượng nguồn sông Mekong (thuộc lãnh Thổ Trung Quốc).
Về hiểm họa này, từ hơn 15 năm trước, nhà văn, Bác sĩ quân y (VNCH) Ngô Thế Vinh, đã lên tiếng báo động với các “tiểu thuyết dữ kiện” Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng (xuất bản lần đầu năm 2000) và Mekong, Dòng Sông Nghẽn mạch (xuất bản lần đầu năm 2007) cùng nhiều bài biên khảo, tiểu luận liên quan đến hệ sinh thái sông Mekong mà ông cho ra đời khá thường xuyên. Gần đây nhất là các bài viết “Năm Nay 2015 Không Có Mùa Nước Nổi” và “Thoi Thóp Trái Tim Biển Hồ – Miền Tây Đau Thắt Ngực” để chỉ ra cái hiểm họa mà ông và các thân hữu trong Nhóm bạn Cửu Long lên tiếng báo động từ lâu nay đã trở thành một tai họa có thật đang giáng xuống đầu người dân vùng châu thổ sông Cửu Long (Việt Nam) và vùng biển Hồ Tonle Sap (Campuchia). Điều đáng chú ý là bài viết “Thoi Thóp Trái Tim Biển Hồ – Miền Tây Đau Thắt Ngực” chỉ ra sự ngoan cố của Hun Sen, đương kim Thủ tướng Campuchia, người vẫn khăng khăng bào chữa cho Trung Quốc trong khi bằng chứng các con đập thượng nguồn ở Trung Quốc là thủ phạm gây ra tình trạng khô kiệt ở vùng Biển Hồ là điều không thể chối cãi. Xem ra về mặt cúc cung tận tụy với thiên triều, đảng CSVN nay đã có một đối thủ đáng gờm.
*
Không ít người cho rằng lần viếng thăm Việt Nam vừa qua của Tập Cận Bình là một cơ hội rất tốt cho chính quyền Việt Nam gửi đến người cầm đầu Trung Quốc một thông điệp rõ ràng về “dáng đứng Việt Nam” trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông. Chỉ trong ít ngày trước cuộc thăm viếng, một số biến cố thuận lợi cho Việt Nam liên tiếp diễn ra. Ngày 27 tháng 10, 2015, khu trục hạm Lassen của Mỹ xâm nhập vùng “12 hải lý” của đảo nhân tạo Subi thuộc quần đảo Trường Sa nhằm phủ nhận “chủ quyền” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố trước đó. Sau đó ít hôm là vụ Philipines kiện Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông được Tòa án quốc tế đặt ở Hà Lan nhận thụ lý. Kế đến, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm Cam Ranh, đề nghị tập trận chung, v.v… Tuy vậy, dựa trên cách ứng xử của nhà cầm quyền chung quanh lần viếng thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, không có dấu hiệu nào cho thấy giới lãnh đạo CSVN đã tận dụng những biến chuyển thuận lợi này để mạnh dạn đương đầu với áp lực của vị khách đến từ phương Bắc. Theo thiển ý, hành động đàn áp những người biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh không chỉ tô đậm thêm hình ảnh tiêu cực của chính quyền Việt Nam về mặt nhân quyền trong mắt giới quan sát quốc tế mà còn là điều vô cùng thất sách, gây bất lợi cho công cuộc tranh đấu giành lại chủ quyền biển đảo. Nếu buộc phải né tránh việc công khai thách đố Tập Cận Bình về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì tâm lý Phiên thuộc hay vì một lý do nào khác, Việt Nam vẫn có thể lợi dụng các cuộc biểu tình này để gián tiếp bày tỏ vị trí của chính quyền và tâm tư của nhân dân Việt Nam đối với cuộc tranh chấp lãnh thổ đang xảy ra giữa hai quốc gia. Bằng cách dập tắt những cuộc biểu tình, chính quyền Việt Nam đã không chỉ vùi dập tiếng nói chính đáng của người dân mà còn tự làm suy yếu tư thế đàm phán của chính mình.
*
Người cộng sản, kiêu ngạo một cách vô căn cứ, luôn cho rằng họ xứng đáng hơn bất cứ ai hết để cai trị đất nước và nhân dân Việt Nam. Những tuyên bố theo kiểu “còn đảng còn mình” hay “mất đảng mất đảo” cho thấy đối với họ việc đảng này giành độc quyền lãnh đạo đất nước trong gần ba phần tư thế kỷ là chuyện… trời cho, là mệnh Trời.
Mệnh Trời hay mệnh con Trời?
P.N.
11.08.2015
Ghi chú:
1.  Về cụm từ “ngã Trung Quốc nhân”, sử gia TCĐT phụ chú là ông “không nhớ rõ [một cách] chính xác”.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday, 23 November 2015

Công An CSVN Khủng Bố Người Biểu Tình Chống Trung Cộng Dẫn Đến Tử Vong




Công An CSVN Khủng Bố Người Biểu Tình Chống Trung Cộng Dẫn Đến Tử Vong

Vào tối ngày 18 tháng 11 năm 2015, nhà cầm quyền TP Sài Gòn đã huy động lực lượng công an, côn đồ đến khủng bố, đe doạ tinh thần gia đình anh Phan Hoàng Long lúc nửa đêm, làm ông Phan Đình Quý 51 tuổi (chú ruột Long) bị đột quỵ dẫn đến tử vong.

Người thân của anh Phan Hoàng Long cho biết: “Vào lúc 23g30, khuya ngày 18/11/2015, rất nhiều công an đã kéo đến đập cửa nhà ông Quý, nơi Long đang tạm trú với lý do “kiểm tra hộ khẩu”. Khi nghe tin gia đình bị công an sách nhiễu, nên ông Quý do lo sợ nên đã lên cơn đột quỵ và tử vong lúc 00g20 rạng sáng ngày 19/11/2015, hưởng dương 51 tuổi.”

Anh Phan Hoàng Long chia sẻ: “Hai ngày trước, chú tôi có trình báo với công an khu vực về việc tôi sẽ tạm trú tại gia đình trong thời gian tới. Tôi nghĩ không có lý do gì để kiểm tra hộ khẩu ngoài việc hạch sách, đe doạ, khủng bố tinh thần chú tôi.” 


Được biết, ông Phan Đình Quý, 51 tuổi, từng có tiền sử bệnh tim – người từng tham gia biểu tình chống Tập Cận Bình đến Việt Nam hôm 05/11/2015 tại Tp Sài Gòn.

Trước đó, anh Phan Hoàng Long cùng nhiều nhà hoạt động dân chủ và người dân đã tập trung biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng nhằm phản đối Tập Cặn Bình đến thăm Việt Nam. Hôm đó, mặc dù anh Phan Hoàng Long không bị bắt lúc đang biểu tình, nhưng anh đã kêu gọi mọi người, bạn bè ở Sài Gòn đến các đồn công an để đòi người. Khi anh đến trụ sở công an phường 4, quận 3 thì bị bắt giữ. Sau đó, họ đưa anh về giam tại trụ sở công an phường 10, quận 3.

Được biết, khi nghe tin cháu mình bị công an bắt giữ, ông Phan Đình Quý đã chạy đi khắp nơi và nhờ bạn bè dò la tin tức của anh Long.

Đến rạng sáng ngày 06/11/2015, anh Phan Hoàng Long bị lực lượng công an áp giải về trụ sở công an phường 12, quận 4. Sau đó, họ ra quyết định xử phạt hành chính 750,000đ đối với anh Long về tội “Tụ tập đông người trái phép”. Tuy nhiên, anh Phan Hoàng Long nói việc anh tham gia biểu tình phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam không có gì sai trái với pháp luật. Vì vậy, anh không chấp nhận việc xử phạt này.

Những ngày sau đó, công an liên tục sách nhiễu, đe doạ và khủng bố tinh thần những người thân của anh Phan Hoàng Long. Ông Phan Đình Quý vì lo sợ cháu mình xảy ra chuyện, nên mới bị đột quị như vậy.

Nghe tin ông Phan Đình Quý ra đi đột ngột nên bạn bè, người thân và nhiều nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền đã đến thăm, phúng viếng và động viên gia đình.






__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


ĐÒN NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY


                                                
ĐÒN NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI

VIỆT XƯA VÀ NAY
Fri, 11/20/2015 - 02:48 — nguyentuongthuy
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
                                               dg1
Xưa nay, trong mối quan hệ với những nước đang có hiềm khích, các chính khách, sứ giả thường dùng những đòn ngoại giao. Đòn ngoại giao là chỉ những cử chỉ, lời nói trong giao tiếp rất nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, làm cho đối phương đau dai dẳng, càng ngẫm càng đau, đau hơn là bị mắng thẳng vào mặt. Để ra được những đòn ngoại giao ấy, đòi hỏi ngoài kiến thức sâu rộng, thông kim bác cổ cần phải có tiết tháo, bản lĩnh nữa. Xin điểm qua vài mẩu chuyện:
Khéo léo nhắc lại nỗi nhục thua trận khi xâm lược Đại Việt
Giang Văn Minh (1573 – 1638), làm quan nhà Lê Trung Hưng. Ông từng đỗ Thám Hoa nhưng đỗ đầu khoa thi vì khoa ấy không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn. 
Năm 1638, ông được cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ nhà Minh. Khi chờ đã lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền cho mời ông đến hỏi nguyên do. Ông nói:
-Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.
Vua Minh vặn:
-Không ai giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nói: 
-Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Ý ông muốn nhắc lại chuyện quân Minh sang xâm lược nước ta bị nghĩa quân Lam Sơn chém cụt đầu.
Biết trúng mưu Giang Văn Minh, vua Minh đành nói:
-Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ 
Cũng trong chuyến đi sứ ấy của Giang Văn Minh, vua Minh ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục"
(nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh). Ý vua Minh nhắc tới việc Mã Viện sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, y cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Giang Văn Minh đối lại bằng câu:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”
(nghĩa là Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ). Ý ông nhắc tới chuyện quân Nam Hán, quân Nguyên đã từng bị Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng khi xâm lược nước ta.
Vua Minh nổi giận đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem "bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu".
Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua)
Vế đối của ông “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” xuất hiện nhiều lần trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. 
dg2
Đằng giang tự cổ huyết do hồng
Trăng sao bắn rụng mặt trời
Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346), làm quan đời Trần, đỗ Trạng nguyên. Năm 1308 ông đi sứ nhà Nguyên. Tới kinh đô nhà Nguyên, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến vua Nguyên. Vua Nguyên ra một vế đối:
Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thố.
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng). Vế đối thể hiện vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và có ý đe dọa của vua Nguyên.
Mạc Đĩnh Chi đối:
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rụng mặt trời).
Ông còn đáp nhiều câu đối khác do vua quan nhà Nguyên đặt vế, rất chỉnh, hay và nhanh. Vua Nguyên cảm phục tài và đức của Mạc Đĩnh Chi, phong cho ông "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (trạng nguyên hai nước), chữ do chính tay hoàng đế nhà Nguyên viết.
Ăn cỗ đầu người
Nguyễn Biểu mất năm 1413, không rõ năm sinh. Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự sử). Ông phò Trùng Quang Đế tổ chức kháng chiến chống quân Minh.
Ông nhận mệnh vua đi sứ nhà Minh. Tướng Minh là Trương Phụ sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín để thử bản lĩnh sứ giả nước Nam thế nào.
Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc. Nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ phải kính nể, định cho ông về. 
Hàng tướng là Phan Liêu ton hót với Trương Phụ rằng, Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ"(có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại, nếu đối được mới cho về, không thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (Lưỡi của ta còn, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ thấy ông có dũng khí định mua chuộc nhưng không được bèn sai trói ông vào chân cầu Yên Quốc để cho nước thủy triều dâng lên dìm chết. Ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).
Các bậc quan lớn ở xứ Bắc đều ở chỗ ấy mà ra
Một lần, có đoàn sứ thần Bắc Quốc sang nước ta, bà Thị Điểm được bố trí ngồi bán nước ở quán gần phủ. Đoàn sứ thần nghỉ chân vào quán uống nước. Thấy cô hàng nước xinh đẹp, nói năng lưu loát, họ liền trêu ghẹo bằng một vế đối:
Nam bang nhất thốn thổ, bất tri kỉ nhân canh”, nghĩa là: có một tấc đất ở nước Nam, không có người biết cày. Đoàn Thị Điểm đáp trả luôn: “Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất”, nghĩa là: các bậc quan lớn ở xứ Bắc đều ở chỗ ấy mà ra.
Riêng câu chuyện này có thể là chuyện dân gian mà nhân vật là Thị Điểm, chưa chắc đã phải là bà Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu Hồng Hà nữ sĩ, tác giả Chinh phụ ngâm. 
Gò Đống Đa cũng là của Trung Quốc sao
Chuyện đối đáp thông minh, thể hiện khí phách của người Nam đối với vua quan phong kiến Trung Quốc ở các triều đại thì nhiều lắm, trên đây tôi chỉ xin tóm lược một vài mẩu chuyện. Nhân đây xin nhắc đến hai mẩu chuyện về thời nay. Từ cuối năm 1978, quan hệ Việt Nam Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng dẫn đến nổ ra cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Việt Nam bắt đầu lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Phía Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền của họ đối với hai quần đảo này. Lý lẽ họ đưa ra là họ tìm thấy xương người Trung Quốc ở đấy. Một nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đáp trả: “Gò Đống Đa có rất nhiều xương người Trung Quốc vậy chẳng lẽ cũng là của Trung Quốc hay sao?”. Câu này nghe nói là của ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng CSVN thời ấy. Đây là một đòn hiểm độc đối với tham vọng của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Cả các ông nữa chúng tôi cũng đánh
Về công tội của ông Lê Duẩn, còn nhiều điều cần bàn nhưng rõ ràng ông có thái độ đoạn tuyệt rất dứt khoát đối với Trung Cộng, hiểu thấu tim gan họ. Mỗi lần sang Trung Quốc, ông rất đàng hoàng sánh vai Mao Trạch Đông, ăn miếng trả miếng chẳng hề nể sợ. Câu chuyện sau đây được cho là nằm trong tài liệu lưu tại thư viện quân đội:
Mao Trạch Đông nói: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?”
Ông Duẩn: “Đúng”
Mao: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” 
Ông Duẩn: “Đúng”. 
Mao: “Và quân Minh nữa, phải không?”
Ông Duẩn: “Đúng. Và cả các ông nữa, chúng tôi cũng đánh. Các ông có biết điều đó không?”
Sao không đề nghị Tập Cận Bình đến Gò Đống Đa thắp hương?
Vừa rồi, Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam 2 ngày, từ 5-6/11/2015. Trong chuyến đi này, Tập có phát biểu trước quốc hội Việt Nam. Đây là chuyện bất thường làm cho dư luận bức xúc. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích rằng việc Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội Việt Nam là do phía Trung Quốc đề nghị. 
Họ Tập còn vào lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng. Vậy sao phía Việt Nam không khuyên Tập Cận Bình đến thắp hương ở Gò Đống Đa? Một lời đề nghị họ Tập thắp hương cho cha ông hắn đã “hy sinh” vì chủ nghĩa Đại Hán khó có thể từ chối vì không thể tìm ra lý do và càng không thể quở trách.
Sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không nghĩ ra điều này nhỉ?
19/11/2015
NTT






__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Friday, 20 November 2015

VC terrorists B4 1975 and VC khủng bố ngày xưa…VC=IS !



VC terrorists B4 1975
and

VC khủng bố ngày xưa…VC=IS !

                                                        
                                 


                   
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRgId7NWlyBxiveC43j-devBSZeM_lb6zoaCnG0X4yY8PUw9H3YVMT1hFO4cjMGLTBTbA2sz_LMzats9CR2MfmSznQcgEb1SA1qSS8w0FohoqQQe-rcOuwgo1VuERra2Whh0uAt8MCby5P/s1600/mycanh.jpg
https://lengoctuyhuong.files.wordpress.com/2012/05/picture8.jpg?w=540&h=394
Ảnh Thu Nhỏ
Ảnh Thu Nhỏ
Ảnh Thu Nhỏ
Ảnh Thu Nhỏ
Ảnh Thu Nhỏ
Ảnh Thu Nhỏ 
Image
Những hình ảnh của người dân, đàn bà và những đứa con nít phải chết chết thê thãm nhà tan cửa nát, 
Image

Image
Những Xác người dân vô tội nằm vung vải quanh lối vào nhà hàng Mỹ Cảnh Ngày 23/06/1965.


Image

Image

Đặc công VC đặt bom trong thành phố SG 

Image

Trên đường Tự Do…trong những ngày đầu năm Tết Mậu Thân 1968.
Miền quê!
Image

Image

Image

Zoom in                                                          (real                                                          dimensions:                                                          500 x 486)Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image


Trong mùa Đông Xuân 1968, Thảm cảnh diễn ra chỉ 25 ngày đêm, đã đồng loạt có 41 tỉnh.
Thành phố, Thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam.
Có tới mấy ngàn người thường dân bị thảm sát, rồi từ năm đó về sau,
mỗi nămTết đến là ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình tại cố đô Huế. 
Image

Image

Image
Người dân VN có tội tinh gì?

Image
Những em bé thân xác nhuộm đầy máu

Image

Image

Image

Image
Vùng người dân chết nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể.
Xương cốt của người dân chồng chất lên cao ngút
                                                     Xe đò
                  Khủng bố cái


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List