Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Saturday, 7 November 2015

CS Ha Nội hầu Tập đại ca.



Rước giặc vào nhàhttp://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2010/03/bac-kinh-tuyen-lua-Gia-no.jpg
Rước giặc vào nhà

Hà Nội trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình vào lúc tranh chấp Biển Đông vẫn căng thẳng

media
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) đón Chủ tịch kiêm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 5/11/2015.REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân hôm nay  05/11/2015 đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến công du Việt Nam hai ngày. Đây là lần đầu tiên từ 10 năm qua lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến Hà Nội. Chuyến viếng thăm lần này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng vào đầu năm 2016, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa hai nước đang là hồ sơ nóng. Tại Hà Nội và Sài Gòn nhiều cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc đã diễn ra. 
Chủ tịch Trung Quốc được tiếp đón với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia trong chuyến thăm cấp Nhà nước với đại bác bắn chào mừng, thảm đỏ, duyệt đội danh dự cùng ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau lễ đón, ông Tập Cận Bình đã có các cuộc hội kiến với Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và  với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay chiều nay. Sáng mai, ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.
Đặt chân đến phi trường Nội bài sáng nay, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố : Bắc Kinh « hết sức coi trọng tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, (…), cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển ổn định, lành mạnh và vững bền .»
Nhắc lại căng thẳng trong quan hệ Việt -Trung thời gian gần đây, hãng thông tấn Anh Reuters nhận định : Có nhiều khả năng tại Hà Nội lần này, Chủ tịch Trung Quốc và các lãnh đạo Việt Nam sẽ không để lộ những rạn nứt trong trục Hà Nội-Bắc Kinh. Trong bài diễn văn ngày mai đọc trước Quốc hội Việt Nam, hai tháng trước Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Việt Nam là một trong số 12 nền kinh tế tham gia Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP. Trung Quốc không tham gia hiệp định này.
Chiều nay,  các lễ ký thỏa thuận hợp tác, từ phát triển hạ tầng đến thương mại, đầu tư đã diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước. Reuters cũng nhắc lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh đạo Việt Nam đầu tiên lên tiếng phản đối Bắc Kinh đưa dàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Cũng chính từ thời điểm này quan hệ Việt Trung đã xấu đi.

Hà Nội - Sài Gòn tiếp tục biểu tình phản đối Tập Cận Bình

mediaMột cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng ngày 5/11/2015 phản đối chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình.Ảnh: Nguồn Facebook
Đến Hà Nội vào hôm nay, 05/11/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được chính quyền Việt Nam đón tiếp trọng thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, khác với chính quyền, một phần dư luận Việt Nam vẫn công khai bày tỏ thái độ bất bình trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo AFP, vài giờ trước lúc Chủ tịch Trung Quốc đặt chân xuống Hà Nội, nhiều người đã tổ chức những cuộc biểu tình nhỏ chống Bắc Kinh ngay tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội, khoảng hơn một chục người đã mang theo các khẩu hiệu như « Phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình », hay áp phích cho thấy ảnh của Chủ tịch Trung Quốc bên trên tô thêm một gạch chéo hình chữ X.
Theo một số nhân chứng, trái với những lần biểu tình vào những hôm trước đây, công an đã nhanh chóng giải tán nhóm biểu tình, quây bắt những người tham gia và đưa lên xe buýt chở đi.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc biểu tình đông đảo hơn cũng đã diễn ra, và các trang mạng xã hội cho biết là đã có khoảng 20 người bị bắt. Một đoạn video cho thấy một người biểu tình bị thương sau khi xung đột với công an.
Theo nhận định của AFP, biểu tình là một sự kiện rất hiếm khi xẩy ra ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây, chính quyền đã nhắm mắt làm ngơ trước một số cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc.
Thái độ bất bình trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cũng đã được thể hiện trên mạng Internet, một diễn đàn ngày càng phổ biến cho dù trong thời gian qua đã có nhiều blogger bị bắt.
Một bản kiến nghị đòi Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động đe dọa đến tính mạng, tài sản và các quyền tự do của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, lưu hành trên Facebook trong những ngày gần đây, đã thu được hàng trăm chữ ký.
Làn sóng bất bình đối với Trung Quốc đặc biệt dâng cao từ tháng 5 năm 2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, và dùng vũ lực xua đuổi tàu thuyền Việt Nam đến yêu cầu dời đi.
Tâm lý chống Trung Quốc vẫn không nguôi trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục cho phép những vụ tấn công vào tàu cá và ngư dân Việt Nam ở vùng Hoàng Sa, đồng thời tăng cường bồi đắp và xây dựng cơ sở trên một số bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988 sau khi sát hại hàng chục người lính Việt Nam.
Đá Gạc Ma (South Johnson Reef) chẳng hạn là nơi đã bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm sau một trận hải chiến đẫm máu, khiến hơn 60 người lính Việt Nam tử trận. Theo các hình ảnh vệ tinh mới nhất, Bắc Kinh đã cho xây dựng trên thực thể địa lý này một loạt cơ sở kiên cố, trong đó có một ngọn hải đăng.

Việt - Trung 'tăng cường tin cậy chính trị'

  • 5 tháng 11 2015



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước cần “duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị”.
Hai nhà lãnh đạo đã hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 5/11.
Ông Trọng nói: “Hai bên cần thường xuyên duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình và các biện pháp thúc đẩy hợp tác, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và nảy sinh.”
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói 'nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau'
Phát biểu tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ông Tập nói: "Phía Trung Quốc hết sức coi trọng mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lươc toàn diện phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài."
Một số kết quả từ chuyến thăm ngày 5/11:
  • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
  • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
  • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
  • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên)”.

Ông Tập tới Hà Nội cùng phu nhân Bành Lệ Viện và một đoàn đại biểu, trong đó có hai ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Ra đón ông Tập ngoài sân bay Nội Bài là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân.
Theo lịch trình, lễ đón chính thức ông Tập Cận Bình với nghi thức cao nhất dành cho lãnh đạo cấp cao sẽ diễn ra tại Phủ Chủ tịch lúc 15:15 chiều thứ Năm ngày 5/11.


Chủ tịch Trung Quốc và phu nhân vừa tới sân bay Nội Bài

Sau đó ông sẽ hội kiến Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
17:30 chiều cùng ngày, ông sẽ hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sáng thứ Sáu 6/11, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, sau đó viếng thăm và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trước khi phát biểu khoảng 10 phút tại Quốc hội Việt Nam lúc 10:30 sáng 6/11.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được báo trong nước dẫn lời nói: "Việc đón tiếp ông Tập Cận Bình trong hội trường Quốc hội được tiến hành theo nghi thức, nghi lễ của Quốc hội, đó là các đại biểu sẽ đứng lên chào và vỗ tay".


Một số cuộc biểu tình ôn hòa phản đối ông Tập đã nhanh chóng bị giải tán

"Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ có lời đáp từ."
Cuộc gặp cuối cùng của Chủ tịch Trung Quốc với lãnh đạo Việt Nam sẽ là vào lúc 11:00 trưa thứ Sáu với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.



Trước khi ông chủ tịch Trung Quốc và đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đã có một số cuộc biểu tình nhỏ phản đối chuyến đi của ông ở Hà Nội và TP HCM nhưng những cuộc này nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán.

Tình hữu nghị 'đồng chí, anh em'

Ngay trước thềm chuyến thăm, báo chí Trung Quốc viết nhiều bài ca ngợi điều mà họ gọi là tình hữu nghị "vừa là đồng chí vừa là anh em" giữa hai nước láng giềng.
Tân Hoa Xã gọi đây là "chuyến thăm dấu mốc cấp nhà nước" và nói "thời điểm đã chín muồi cho hai nước thêm thực chất vào quan hệ hữu nghị lâu nay.
Bài của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói: "Sau đợt căng thẳng vì bất đồng ở Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc và Việt Nam đang bước ra khỏi rừng rậm. Chuyến đi của Chủ tịch Tập, chỉ dấu cho sự nhanh nhạy chiến lược của cả Bắc Kinh và Hà Nội, sẽ đem lại động lực và tin tưởng cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước".
Trong chuyến thăm hai ngày của ông Tập, hai bên được trông đợi sẽ ký kết hơn 10 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ giữa hai đảng, phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất tới thương mại, đầu tư và trao đổi nhân lực.

Truyền thông Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh và Hà Nội "đừng bao giờ giảm niềm tin trước các nỗ lực gây hiềm khích" của bên ngoài.

"Không thể bỏ qua các quan điểm thiển cận và ác ý, để chúng dẫn dắt dư luận tới hố sâu của đối đầu."
Báo chí Trung Quốc không nói rõ các thế lực chia rẽ là ai.
Trong khi đó, có ý kiến chuyên gia nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình có mục đích ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung ở mức chiến lược cao nhất.
Nhà nghiên cứu Carlyle Thayer nói ông Tập sẽ tìm cách nhấn mạnh các điểm tích cực trong hợp tác song phương, hai bên cùng có lợi.
"Thông điệp của ông Tập trước thềm Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam là Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều nếu hợp tác với Trung Quốc nhưng nếu Việt Nam gây khó thì quan hệ hai bên cũng sẽ gặp khó khăn."
Theo GS Thayer, Chủ tịch Tập sẽ đưa thông điệp "châu Á là của người châu Á" và "tương lai sẽ phụ thuộc vào sự trỗi dậy của Trung Quốc".



"Tuy không nói ra trực tiếp, ông Tập sẽ đưa ra hàm ý là đừng nên trông chờ vào người Mỹ."

Giải quyết bất đồng

Trong quá khứ, một số cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai nước Việt-Trung đã dẫn đến các thỏa thuận có tính bước ngoặt trong giải quyết bất đồng như về biên giới trên bộ hay phân định Vịnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên giới quan sát không cho rằng chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình sẽ dẫn tới một giải pháp chung gì cho vấn đề Biển Đông.
GS Thayer cho rằng hai chính phủ đã có cơ chế để giải quyết từng bước vấn đề này và có lẽ Chủ tịch Tập "sẽ khuyến khích tiếp tục cơ chế" đó.





"Ông Tập có thể còn thúc đẩy hợp tác khai thác chung. Chuyến thăm của ông nhằm thiết lập một không khí thân thiện và hợp tác hơn để thảo luận chủ đề Biển Đông."
"Nói cách khác, ông sẽ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam hướng tới viễn cảnh trong khi giải quyết rốt ráo tranh chấp biển đảo."
Đã có quan ngại trong một số giới là ông Tập Cận Bình nhân chuyến đi này sẽ tìm cách ảnh hưởng tới lựa chọn nhân sự của Đại hội XII Đảng CSVN.
Thế nhưng ý kiến của các chuyên gia không đồng nhất về quan ngại này, nhiều người cho rằng ông Tập sẽ không tìm cách can thiệp trực tiếp vào nội bộ Đảng CSVN trong chuyến đi ngắn ngủi 5-6/11.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


 




Date: Thu, 5 Nov 2015 16:05:01 +0100
Subject: Fwd: SÀI GÒN BÙNG NỔ BIỂU TÌNH LỚN CHỐNG TRUNG CỘNG
From:
To:

SÀI GÒN BÙNG NỔ BIỂU TÌNH LỚN CHỐNG TRUNG CỘNG

Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 05 tháng 11 năm 2015, rất đông người dân đã có mặt từ sáng sớm ở đoạn đường 175, Hai Bà Trưng, quận 3, Sài Gòn để biểu tình phản đối nhà cầm quyền CSVN đón tiếp Tập Cận Bình.

Theo ghi nhận của SBTN, có khoảng gần 500 người đã có mặt nhưng chỉ tập trung được ở ngã tư giao nhau giữa đường Hai Bà Trưng với đường Nguyễn Đình Chiểu.

Nhà cầm quyền CSVN đã huy động rất đông lực lượng an ninh, công an, dân phòng, xe chuyên dụng, hàng rào thép gai đến lập chốt an ninh và hàng rào ngăn chặn không cho người dân qua lại khu vực Lãnh sự quán Trung Cộng.
Lực lượng công an quá đông, và ngăn cản không cho người dân qua lại quanh khu vực này, nên đã xảy ra nhiều cuộc va chạm giữa hai bên. Một nhóm người dân đã cố đi vào khu vực Lãnh sự quán Trung Cộng nên đã bị lực lượng an ninh dồn vào một chỗ không cho di chuyển.

[Hà Nội, Sài Gòn] Biểu tình phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam 03-11-2015

Inline image 1
Inline image 2
Inline image 3
Công an HCM tấn công đổ máu người dân vì phản đối Tập cận bình
Đây là cách mà Đảng CSVN rước giặc Tập Cận Bình vào nhà. Còn người dân Việt Nam sẽ đón theo cách riêng của mình ra sao?
Inline image 4
Kỹ Sư Trần Bang, cựu sỹ quan quân đội từng tham gia cuộc chiến biến giới chống Tàu cộng xâm lăng năm 1979, nay bị côn đồ giả dạng đánh đổ máu ngay giữa trung tâm Sài Gòn vì tham gia biểu tình phản đối Tập Cận Bình
Nhiều người khác đã bị hành hung và bị bắt về đồn gồm Nguyễn Hoàng ViHoàng DũngĐinh Nhật Uy, Duong Lam, Huỳnh Anh Tú...
Tại Hà Nội phần lớn người biểu tình cũng bị bắt đưa lên xe
Inline image 5
Inline image 6
Các bạn nghĩ sao khi người Anh , người Mỹ , người Úc .. nước của họ , biển đảo của họ không hề bị Trung Quốc xâm lược mà chính phủ nước họ vẫn để cho người dân tự do tha hồ biểu tình chống Tập Cận Bình .
Còn VN đang bị Trung Quốc xâm lược chiếm biển đảo , bắn giết ngư dân , thì khi người dân biểu tình chống Tập Cận Bình lại bị nhà nước CSVN đánh đập , bắt bớ , trù dập 1 cách tàn bạo ?

Các bạn giải thích được không ?
Inline image 7
Inline image 9
Inline image 10






__._,_.___

Posted by: loc huong 

No comments:

Featured post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

My Blog List