Việt Nam lại nghiêng về Trung Quốc?
TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc
- 5
giờ trước
Lãnh đạo Trung Quốc và Việt
Nam nâng cốc trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội từ 05-6/11.
Sau chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có không ít ý
kiến cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam đang có những chuyển dịch –
tiến gần Mỹ và xa dần Trung Quốc.
Nhưng nhiều biểu hiện, chi tiết trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi
của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy, giới lãnh đạo ở Hà Nội vẫn coi
trọng ý thức hệ và nghiêng về Bắc Kinh.
Tranh chấp Biển Đông là vấn đề nổi cộm trong quan hệ Việt-Trung.
Nhưng Tuyên bố Việt-Trung được đưa ra nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Tập chỉ
có đoạn sau trực tiếp đề cập đến Biển Đông.
Đáng
chú ý hơn, nó không nói gì đến việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông theo
luật pháp, công ước quốc tế TS. Đoàn Xuân Lộc
‘Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực
hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC),
thúc đẩy sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) trên cơ sở hiệp
thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý
kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và
quan hệ Việt – Trung’.
Coi nhẹ Biển Đông?
So sánh Tuyên bố này với Tuyên bố Việt-Mỹ dịp ông Trọng thăm Mỹ sẽ
thấy nhiều điểm khác biệt rất lớn.
Tuyên bố Việt-Mỹ đã có một phần về ‘Diễn biến Biển Đông đe dọa hòa bình, an ninh’, trong đó hai nước ‘bày tỏ quan ngại về những
diễn biến gần đây ở Biển Đông’, ‘nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do
hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận’ và ‘bảo đảm tất cả các hành động
và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế’.
Hai bên còn ‘ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật
pháp quốc tế, kể cả như đã được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển’.
Trong khi đó, Tuyên bố Việt-Trung không đề cập gì đến quyền tự do
lưu thông được quốc tế công nhận hay các hành động, hoạt động ở Biển Đông phải
phù hợp luật pháp quốc tế.
Đáng chú ý hơn, nó không nói gì đến việc giải quyết các tranh chấp
ở Biển Đông theo luật pháp, công ước quốc tế.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản
VN, Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà trắng hôm 7/7/2015 và được Tổng thống Mỹ Barack
Obama tiếp đón.
Đặt chuyến thăm của ông Tập trong bối cảnh Mỹ vừa mới đưa tàu khu
trục USS Lassen vào một khu vực cách các đảo do Trung Quốc xây trên Biển Đông
12 hải lý hay Tòa Trọng tài quốc tế quyết định sẽ xét xử vụ Philippines kiện
Trung Quốc – hai sự kiện được nhiều chính phủ và công luận trong vùng nói chung
ủng hộ – sẽ thấy Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc rất nhiều trong vấn đề Biển
Đông.
Việc Hà Nội đồng ý đưa ra một bản tuyên bố như thế với Bắc Kinh
chắc làm Mỹ và nhiều nước trong vùng không vui và đặc biệt sẽ gây nhiều bất lợi
cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc sau
này.
Ai có thể tin Trung Quốc sẽ ‘không có hành động làm phức tạp, mở
rộng tranh chấp’ ở Biển Đông trong tương lai vì chỉ một ngày sau khi rời Hà Nội
đến Singapore ông Tập Cận Bình tái khẳng định những hòn đảo trên Biển Đông là
thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Với những quốc gia nhỏ trong vùng đang có tranh chấp biển đảo với
Trung Quốc như Philippines và Việt Nam, ‘vũ khí’ lợi hại nhất, công cụ chính đáng nhất để ngăn chặn sự
bành trướng của Trung Quốc là dư công luận và luật pháp quốc tế.
Câu
hỏi đặt ra là phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam có những nhượng bộ trong vấn đề
Biển Đông và không công khai đề cập đến nhiều ‘tiểu tiết’ quan trọng khác trong
quan hệ Việt-Trung vì họ có những ưu tiên khác lớn hơn? TS. Đoàn Xuân Lộc
Đây là điều Bắc Kinh luôn sợ vì biết mình sẽ yếu thế khi đưa ra
trước trọng tài quốc tế và vì vậy luôn tìm cách ngăn cản các nước dùng luật
pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Một điểm quan trọng khác – rất có ý nghĩa đối với người dân, nhưng
đối với giới lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chỉ là ‘tiểu tiết’, không đáng
quan tâm đối và vì vậy – không được đưa vào trong Tuyên bố Việt-Trung là ‘quyền
con người’.
Trong khi đó, Tuyên bố Việt-Mỹ nhấn mạnh ‘quyền con người’ và ‘các
quyền căn bản’.
Không phải ngẫu nhiên những ai muốn Việt Nam thực sự độc lập, vững
mạnh, thịnh vượng, dân chủ, tự do đều ủng hộ Việt Nam gần Mỹ và thoát quỹ đạo Trung
Quốc.
Việc một số người dân đã xuống đường biểu tình – hay ‘các tổ chức
xã hội dân sự Việt Nam’ ra tuyên bố – phản đối chuyến thăm Việt Nam của ông Tập
hoặc trên các trạng mạng xã hội có khá nhiều bài viết, bình luận tiêu cực về
chuyến thăm cho thấy dư luận Việt Nam nói chung không muốn Việt Nam gần Trung
Quốc.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng giới lãnh đạo Việt Nam có những
nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông và không công khai đề cập đến nhiều ‘tiểu
tiết’ quan trọng khác trong quan hệ Việt-Trung vì họ có những ưu tiên khác lớn
hơn?
Để lo ‘đại cục’?
Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam trong một giao lưu quốc phòng với Trung Quốc.
Phát biểu khi vừa tới sân bay Nội Bài sáng 5/11, ông Tập Cận Bình
đã nói là Trung Quốc hứa cùng với Việt Nam ‘nhìn về đại cục’.
'Trong diễn văn trước Quốc hội Việt Nam – đã được BBC dịch đăng
toàn văn, nhưng vẫn chưa được Việt Nam chính thức đăng – một ngày sau đó ông
nhấn mạnh hai bên cần lấy ‘đại cục’ quan hệ song phương và ‘đại cục’ phát triển
của hai nước làm trọng'.
Điểm cốt lõi trong hai ‘đại cục’ được ông nhấn mạnh là quan hệ
Việt-Trung là mối quan hệ giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, có chế độ chính trị, lý tưởng tương đồng, có chung quá khứ đấu tranh và
đường hướng phát triển.
Theo ông cả hai đã ‘kề vai chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau’ trong quá
trình giành độc lập dân tộc, đã ‘học tập lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và vẫn ‘kiên trì đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội’.
Không
lâu trước chuyến thăm của ông Tập, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
đã nói ‘mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất’. TS. Đoàn Xuân Lộc
Ông còn nhấn mạnh, hai bên cần phải ‘kiên định, hỗ trợ lẫn nhau,
cùng dắt tay nhau đi về phía trước, kiên quyết không được để bất kì kẻ nào phá
vỡ bước đi của chúng ta, kiên quyết không được để bất kì thế lực nào dao động,
thay đổi bức tường bảo vệ chế độ của chúng ta’.
Như vậy, có thể nói ‘đại cục’ mà ông Tập nhắc nhở giới lãnh đạo
Việt Nam hướng tới và coi trọng trong quan hệ Việt-Trung cũng như đường lối đối
nội, đối ngoại của Việt Nam là phải kiên định ‘chủ nghĩa xã hội’ và ‘bảo vệ chế
độ’.
Ông cũng cho rằng láng giềng với nhau ‘khó tránh khỏi va chạm,
nhưng hai bên cần phải xuất phát từ đại cục quan hệ song phương’ và tránh làm
‘quan hệ song phương giữa hai nước đi lệch khỏi quỹ đạo’.
Những điểm ông nêu không quá xa lạ với giới lãnh đạo, quan chức
Việt Nam.
Vì kiên định ‘chủ nghĩa xã hội’, vì quá coi trọng chuyện ‘bảo vệ
chế độ’, trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, giới lãnh
đạo Việt Nam đã tìm mọi cách để thiết lập bang giao và củng cố quan hệ với Trung
Quốc.
Không lâu trước chuyến thăm của ông Tập, Bộ trưởng Quốc phòng Việt
Nam Phùng Quang Thanh đã nói ‘mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất’.
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
được ông Tập Cận Bình ngở lời mời thăm Trung Quốc 'vào thời điểm thích hợp'
trong chuyến thăm tuần này.
Cách đây gần một tháng, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội, ông Nguyễn
Phú Trọng được báo chí Việt Nam nói trích dẫn nói, ‘Đảng và Nhà nước luôn khẳng
định tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, đồng bộ. Nhưng đổi mới không nên
chệch hướng, phải đúng quỹ đạo’.
Có không ít bài viết giải thích ‘hướng’ và ‘quỹ đạo’ mà ông Trọng
nhắc tới là gì.
Nhưng có thể vì vẫn chưa yên tâm, sợ các ‘đồng chí’ Việt Nam của
ông bị ‘các thế lực dao động’ và ‘lệch khỏi quỹ đạo’ – đặc biệt trước những
nồng ấm trong quan hệ Việt-Mỹ gần đây – ông Tập Cận Bình đã muốn nhân dịp này giúp
giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam hiểu rõ hơn đâu là ‘đại cục’ trong quan hệ
Việt-Trung và ‘đại cục’ của mỗi nước và nhắc họ đừng để các ‘tiểu cục’ – như
những ‘va chạm’ nhỏ giữa hai nước láng giềng – chi phối, lấn át những ‘đại cục’
đó.
Và nếu dựa trên lập trường của giới lãnh đạo Việt Nam được diễn
tả trong Tuyên bố Việt-Trung, có thể nói ông Tập đã thành công trong việc
thuyết phục họ hướng về những ‘đại cục’ ấy.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác
giả đang sinh sống tại Anh quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment