Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Monday, 29 June 2015

Ai phải “xấu hổ với tổ tiên”?.....Trung Quốc: ‘Thay đổi lập trường Biển Đông làm nhục tiền nhân’

Ai phải “xấu hổ với tổ tiên”?

29/06/2015

RadioCTM - Cánh Cò

Ai phải “xấu hổ với tổ tiên”?
xauhovoitotien

Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói với các học giả, cán bộ nếu chính phủ không cương quyết giữ các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa thì tổ tiên của họ lúc trước và con cháu sau này sẽ không để yên cho họ.
Cả nước Việt Nam và một phần thế giới biết đây là hành động vừa ăn cướp vừa tỏ ra hiền từ đạo đức. Kẻ cướp đủ bản lĩnh để nói lời càn quấy có thể bị dư luận bỉu môi khinh bỉ, thế nhưng kẻ bị cướp lại câm như hến thậm chí còn nghĩ trăm phương ngàn kế nói lời phôi phai thì còn đáng …khinh hơn gấp vạn lần.

Chính phù Tàu vừa cướp vừa hiếp chính phủ đàn em Việt Nam. Cướp được thực hiện qua hành vi trắng trợn tấn công cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và rồi Gạc Ma cùng một nhóm đảo khác vào năm 1988 để rồi bây giờ vẫn tiếp tục bồi đắp những đảo này thành các pháo đài nhắm thẳng vào Việt Nam chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh sau này.

Hiếp ở đây được thực hiện qua nhiều cách. Với ngư dân Việt Nam Tàu cộng không hề có chút lòng nhân đạo, chúng lấy tàu lớn đâm tàu bé lấy số nhiểu đè số ít và quan trọng hơn cả: lấy tàu chiến áp đảo ghe thuyền đánh cá. Ngư dân than khóc, nhà nước lên tiếng trong các cuộc họp báo và nhanh chóng xúi giục ngư dân tiếp tục bám biển còn lãnh đạo thì tiếp tục bám ghế.

Bám chưa thấy chắc nên lại thay nhau lò mò sang tận Bắc kinh hòng được nghe chỉ thị từ trên, hy vọng một đặc ân nào đó có thể được thiên triều ban cho để khi trở lại có cái mà hù dọa bọn đồng sàn nhưng rấp ranh dị mộng.

Bị hiếp đau đến nỗi không dám thốt lên tiếng rên mà lại lòng vòng cố chứng minh ta bị hiếp nhưng không…đau! Chẳng qua là anh cả dạy ta bài học về xử thế giữa anh em đồng chí. Ta cũng không dại gì mà theo thằng khác vì hòa bình không thể xảy ra giữa một nước có ý đồ liên minh với kẻ bên ngoài. Những luận điệu như thế diễn ra gần như vô tận mỗi khi Trung quốc có một động thái mới làm người dân Việt Nam bức xúc.

Giàn khoan kéo vào lần này cũng vậy, Bộ ngoại giao mở báo cũ ra đọc lại những gì mình đã nói vào năm ngoái, sợ nói khác sẽ rơi vào khu vực nhạy cảm gây khó khăn thêm cho sự nghiệp hữu nghị hai bên.

Sáng ngày 25 tháng 6, chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn dầu khí Việt Nam thăm và làm việc với Tổng công ty dầu Hải Dương quốc gia Trung Quốc. Theo bản tin của cổng thông tin Petrovietnam thì hai tập đoàn dầu khí của hai quốc gia cùng chia sẻ học hỏi kinh nghiệm của nhau, tăng cường sự tin tưởng và hiểu biết giữa hai tập đoàn trên quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là một bước đi thực tiễn nhằm hiện thực hóa thỏa thuận giữa hai Đảng hai Chính phủ về việc tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị giữa hai bên.

Cũng cùng ngày 25 tháng 6, bản tin của Reuters cho biết giàn khoan HD 981 của tập đoàn Hải Dương (CNOOC) đã quay trở lại sát với vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
Bản tin nhắc lại những điều mà Việt Nam chống đối trước đây và cho rằng việc kéo giàn khoan trở lại Biển Đông là một động thái nhằm tạo cho dư luận quốc tế thấy vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Petro Việt Nam trong trường hợp này trở thành kẻ phản quốc hay chí ít cũng là một tập đoàn bán nước thông qua cái gọi là đối tác kinh tế.
Cao hơn Petro Việt Nam là Bộ chính trị, các Ủy viên Trung ương và TBT Nguyễn Phú Trọng cùng Ban chấp hành Trung ương phải trả lời trước nhân dân về hành động nối giáo cho giặc này.

Dầu ngoài khơi kia là của ông cha, tổ tiên Việt Nam ngàn đời vun trồng trên dải đất này chứ không phải từ công trình cướp giật của Đảng Cộng sản. Nếu Vương Nghị xấu hỗ với tổ tiên Trung Hoa của ông ta một thì các ông trong Đảng Cộng sản Việt Nam phải xấu hỗ đến mười. Các ông không thấy nhục thì cũng được vì chữ nhục theo hán tự có hai nghĩa một là nhục nhã và hai là thịt thà. “Nhục thịt” làm cho bản thân và gia đình các ông giàu có nhưng đồng thời cũng gắn lên trước nhà từ đường các ông tấm phù điêu “cõng rắn cắn gà nhà” thì con cháu các ông liệu có yên thân vinh hưởng chút phú quý nhơ nhớp ấy hay không?

Các ông và vợ con các ông rồi cũng sẽ chết, sẽ về với cát bụi. Các ông không còn cơ hội để phân bua với hậu thế rằng sở dĩ các ông không dám nói lời thẳng thắn chống việc xâm lược của Trung Quốc vì đại cuộc. Cái “đại cuộc” vô hình mà các ông ỡm ờ ấy không khác gì thứ “chủ nghĩa xã hội” của các ông cốt làm mù mắt nhân dân và câm mồm sĩ phu khắp nước.

Bởi ngay từ bây giờ các ông còn không nói được thì muôn đời người dân sẽ vững một lòng tin rằng các ông chỉ là hậu duệ của Lê Chiêu Thống. Dù có khăn gói sang Mỹ đọc bài diễn văn viết sẵn theo ý Bắc Kinh hay rụt rè nói lời chống đối gì đi nữa thì khuôn mặt phản diện của các ông đã không còn ăn khách trên sân khấu Biển Đông nữa rồi.
Dân đã biết. Người người đều biết. Vé vào cửa không còn giá trị thì sân khấu chính trị của Đảng liệu đến chừng nào mới chịu đóng cửa?

Trung Quốc: ‘Thay đổi lập trường Biển Đông làm nhục tiền nhân’

28.06.2015, BẮC KINH, Trung Quốc (NV) - Thay đổi lập trường về Biển Đông là điều sỉ nhục đối với tiền nhân, trong khi không đối phó với việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc sẽ làm cho hậu duệ xấu hổ, Reuters trích dẫn lời Ngoại Trưởng Vương Nghị phát biểu hôm Thứ Bảy.


Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc.
(Hình: Attila Kisbenedek/AFP/Getty Images)
Trung Quốc trở nên ngày càng quyết đoán về Biển Đông khi tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trong những khu vực mà Philippines và các nước khác đang tranh chấp chủ quyền.
Hành động của Trung Quốc gây báo động trong vùng và cả ở Hoa Kỳ.
Ông Vương Nghị nói, “Một ngàn năm trước, Trung Quốc là một nước lớn giao thương trên biển. Bởi thế, đương nhiên Trung Quốc đầu tiên khám phá các đảo ở Nam Sa, đưa đến sử dụng và quản lý chúng.”

Trung Quốc gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Nam Sa.
Ông Vương Nghị nói, nước ông phải khẳng định chủ quyền Nam Sa, “Nếu không chúng tôi làm sao có thể nhìn mặt các đấng tiền nhân.”
Ông tiếp, Trung Quốc cũng không thể đối diện với con cháu nếu “chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc cứ bị xâm lấn dần” vẫn tiếp tục xảy ra.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói tàu chiến Mỹ từng đưa quân đội Trung Quốc đến nhận lại Trường Sa sau khi bị Nhật chiếm hồi Thế Chiến 2.
Những nước khác chỉ mới bắt đầu xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc vào thập niên 1960 sau khi khám phá ở đây có nhiều dầu hỏa.
Ông phân bua, “Trên thực tế, Trung Quốc là nạn nhân hết sức thiệt thòi.”
Trước đó, hôm Thứ Sáu, nhân vật số hai của Bộ Ngoại Giao Mỹ so sánh hành vi của Trung Quốc trong việc lấn chiếm ở Biển Đông với việc làm của Nga ở Ukraine. (TP)

Hội Nhà báo ĐLVN ra tuyên bố số 6 phản đối công an đàn áp ông Phạm Chí Dũng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-29
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự không thuộc Nhà nước, hôm nay ra tuyên bố số 6 phản đối Công an Thành phố Hồ Chí Minh đàn áp chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng.
Theo nhận định thì biện pháp của công an nhằm loại bỏ tờ báo của hội mà sau chưa đầy một năm ra đời đã thu hút được nhiều độc giả quan tâm tình hình đất nước, muốn biết sự thật.

Thực tế đàn áp
Tuyên bố nhắc lại việc chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng trong hai ngày 25 và 26 tháng 6 vừa qua bị nhân viên an ninh ép đi làm việc.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trong vòng chưa đầy hai năm kể từ cuối năm 2013 sau khi công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, rồi tham gia thành lập Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng từng bị triệu tập gần 20 lần, bị bắt giữ một số lần, bị tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh. Và cơ quan an ninh thường xuyên theo dõi ông.
Một người biết vụ việc của chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang cho biết:

“ Về yêu cầu của bên Công an đối với anh Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập yêu cầu phải dẹp bỏ tờ Việt Nam Thời báo- tờ báo mạng của Hội Nhà báo Độc lập, thì tôi cũng biết thông tin này. Ngay tối anh Dũng được thả ra sau khi bị bắt lúc sáng đến 5 giờ chiều mới được thả ra; sau đó có thông tin trên mạng Internet là công an yêu cầu anh như thế.
Công an hỏi về liên quan với nhà văn Nguyễn Quang Lập- Bọ Lập; họ lấy cớ vụ án của Nguyễn Quang Lập là chưa điều tra, nên muốn điều tra những quan hệ với nhà văn; nhưng chủ yếu là họ yêu cầu anh Dũng chấm dứt trang báo đó.”

Nhận định lý do
Bản thân chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cũng có nhận định là cơ quan an ninh muốn loại bỏ mạng Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam:
Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi
ông Phạm Chí Dũng
“ Họ mời tôi với cớ về vụ Nguyễn Quang Lập vì vụ đó chưa đình chỉ; nhưng tôi hiểu đó chỉ là cái cớ thôi vì hầu hết những câu hỏi không phải hỏi về Nguyễn Quang Lập mà hỏi về Hội Nhà báo Độc lập và trang Việt Nam Thời báo thôi. Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi.”
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu tình phản đối Trung Quốc
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu tình phản đối Trung Quốc

Một người cho biết hằng ngày vẫn phải vượt tường lửa để vào mạng xem Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập cho biết lý do phải tìm đến với tờ báo này:
“ Tại vì tờ báo đó là tờ báo đa chiều, nó tập hợp những bài viết, những quan điểm khác nhau và không giấu diếm những sự thật.

849 cơ quan báo đài của Nhà nước thì thông thường những bài viết ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà Nước cho dù đó là sự thật đi nữa cũng không được đăng lên. Những tiếng nói trái chiều hay không đúng chủ trương Nhà nước thì lại không được đăng tải. Cho nên tôi phải đi tìm những trang như Việt Nam Thời báo để tìm những tin tức, những sự thật để hiểu biết chính xác về tình hình của đất nước.”

Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định về lý do tại sao công an thẳng thừng đưa ra yêu cầu đối với chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam phải ngưng Việt Nam Thời báo:
“ Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào. Từ lâu chúng tôi biết rằng những hội đó do Đảng lập ra chẳng qua chỉ là những thứ hình thức để xiềng xích tất cả những giai tầng trong xã hội thôi.
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29 tháng 6, 2015
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29 tháng 6, 2015

Thế thì Hội Nhà báo Độc lập do anh Phạm Chí Dũng làm chủ tịch khi ra mắt thì như cái gai. Mà trong năm 2014 không chỉ có Hội Nhà báo Độc lập mà có một số hội đoàn, xã hội dân sự khác nữa như Công đoàn Độc lập, Hội Phụ nữ cũng độc lập… chừng trên 20 hội độc lập như thế  và họ tự tuyên bố thành lập chứ không đăng ký vì có đăng ký cũng không bao giờ được công nhận; mà theo truyền thống là đăng ký với cơ quan Sở Nội vụ thì tôi tin chắc chắn họ sẽ cung cấp cho đăng ký vì những tổ chức đó không phải do Đảng lập ra. Nên Hội Nhà báo Độc lập như một cái gai đối với thể chế này và đối với an ninh.”
Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào
Nhà báo Võ Văn Tạo

Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng, chia sẽ một số nguồn tin mà ông có được về mạng Việt Nam Thời báo của hội này:
“ Tôi có nghe những thông tin ( không biết có đúng không) là phía chính quyền đánh giá trang Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo Độc lập hiện nay có tầm ảnh hưởng khá rộng; đặc biệt ảnh hưởng đến cả khối công chức và người về hưu thành thử có thể đó là lý do họ không muốn tồn tại một chủ thể mặc dù đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 và 2003. Họ không muốn tồn tại một Hội Nhà báo Độc lập bên cạnh một Hội Nhà báo Việt Nam. Và vẫn muốn giữ vai trò chuyên chế, độc tài về các hội đoàn dân sự của Nhà nước. Đó là nguồn thông tin riêng của tôi, tôi nghe được như vậy.

Một cơ sở nữa có lẽ lượng truy cập đối với Việt Nam Thời báo tăng đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Lượng truy cập bình quân hiện nay của Việt Nam Thời báo một ngày là từ 70- 80 ngàn; khi cao hơn có 100 ngàn một ngày. Có lẽ đó là một lý do để Nhà nước và ngành Công an cảm thấy lo ngại sự ảnh hưởng của trang Việt Nam Thời báo; đặc biệt là chúng tôi đặt ra yêu cầu trang Việt Nam Thời báo phải gia tăng tính phản biện về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và kể cả tôn giáo nữa; phản ánh sự thật khách quan và nói lên tiếng nói của người dân.
Tôi nghĩ rằng trong một xã hội mà người ta không quan tâm nhiều lắm, hay quan tâm rất ít về tự do ngôn luận và kể cả vấn đề tự do tư tưởng, tự do báo chí thì có lẽ người ta chưa quen với sự tồn tại của cơ chế xã hội dân sự và các tổ chức xã hội dân sự độc lập như là Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.”

Báo chí Nhà nước và báo chí độc lập?
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết trong thực tế tại Việt Nam có nhiều trang mạng của những người được gọi là ‘trí thức dấn thân’ cũng bị chặn tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến thông tin sự thật vẫn tìm cách vượt tường lửa để đến với các trang mạng đó và nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng cuộc chiến giữa cơ quan tuyên truyền Nhà nước và truyền thông ‘lề dân’ không chịu sự kiểm soát nào là một cuộc chiến một mất, một còn.
“ Trong thời đại phát triển khoa học- kỹ thuật có Internet, có facebook  và có các phương tiện truyền thông khác và rất khó chặn. Có những quốc gia như Trung Quốc họ cũng ngặt nghèo hơn nhưng tôi cho rằng cũng vẫn bị lọt vì theo tôi việc họ chặn thì vẫn cứ ngăn chặn nhưng cái đà tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và tiếp cận của cộng đồng ‘trí thức dấn thân’ thì tôi cho rằng người ta vẫn tìm cách vượt qua.

Hiện nay ở Việt Nam một số trang web trang blog cá nhân mà mạnh dạn, tương đối thẳng thắn và can đảm cũng bị chặn; rất khó vào nhưng những người biết cách bày nhau để vào xem.”
Xin được nhắc lại Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với tờ báo mạng Việt Nam Thời báo ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm ngoái.



Tác giả "Việt Sử Toàn Thư" là cụ Phạm Văn Sơn, sau 1975 đã bị đày đến chết trong trại cải tạo. Là cháu nội, ông Phạm Đăng Khánh có thể trở thành khoa học gia không gian nổi tiếng không, nếu vẫn còn sống ở Việt Nam?

TIN ĐẶC BIỆT : ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015 (?)



On Sunday, June 28, 2015 8:40 PM, "Quang Nguyen duyquang45
 

 TIN ĐẶC BIỆT : ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015 (?)
Saturday, June 27, 2015


Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian (phải) đang đón tiếp Đại Tướng Phùng Quang Thanh,
Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN ngày 23-6-2015 trong chuyến thăm Pháp từ 19-6 đến 26-6-2015.

VietPress USA (27-6-2015): Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp.

Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận v và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc vi Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

Chuyến đi của Đại Tướng Phùng Quang Thanh qua Pháp gần như hoàn toàn không loan báo gì trên các mạng báo chí của Nhà nước csVN. Tuy nhiên dưới tựa đề "Vietnam, France step up defense ties" (Việt Nam, Pháp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng) được viết bằng tiếng Anh đã loan lúc 02:11PM ngày 23-6-2015 của Bộ Quốc Phòng csVN đăng tải như sau:

"Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn trân trọng quan hệ với Pháp, cũng như nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia đã mang lại những cơ hội mới và tiềm năng hợp tác trong nhiều lãnh vực kể cả quốc phòng.

"Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của Pháp ở châu Âu và trên thế giới và bày tỏ cảm ơn nước Pháp đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organisation.).

"Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ca ngợi thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; đồng thời khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế cũng như trong xây dựng Cộng đồng ASEAN.

"Ông nhấn mạnh ý định của Pháp tăng cường quan hệ với Việt Nam trên các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phòng.
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng chia sẻ quan điểm rằng sự hợp tác quốc phòng trong những năm vừa qua đã chứng kiến sự phát triển như đã thấy trong việc trao đổi các phái đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong quân y, đào tạo và thuỷ văn cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Hai bên nhất trí thúc đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc phòng Pháp tiến vào thị trường Việt Nam"
Trên đây là bản Tin của Bộ Quốc Phòng Việt Nam mà ít ai biết được. Tin nầy phù hợp với thời gian mà nguồn tin cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng csVN vừa bị ám sát vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 tại Paris.
Tuy nguồn cung cấp tin khẳng định giá trị nguồn tin là 99%; nhưng VietPress USA xin loan tin nầy với mọi sự dè dặt thường lệ. Hiện vẫn chưa biết được ai chủ mưu ám sát Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng csVN Phùng Quang Thanh và vì lý do gì? Ông Thanh là nhân vật thân Trung Quốc một cách rõ rệt.
Ông Phùng Quang Thanh sinh ngày 02-2-1949, vào quân đội từ năm 1969 và được phong là Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân từ năm 1971. Ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Quốc Phòng nước VNcs từ tháng 6 năm 2006 kế nhiệm tướng Phạm Văn Trà. Ông là Uỷ Viên Thường Trực Bộ Chính Tri Trung Ương đảng csVN và được coi là nhân vật quyền lực thứ nhì trong đảng csVN.
Trong thời gian ông Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đến thăm Hoa Kỳ lần đầu từ ngày 06-7 đến 10-7-2015 để gặp TT Barack Obama; mà lại xảy ra vụ ám sát Đại Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng thân Trung quốc Phùng Quang Thanh, đã làm cho giới phân tích tình hình quốc tế nghi ngờ rằng đây là đòn "thí chốt" để cảnh cáo của Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ (http://www.vietpressusa.com/2015/06/lich-trinh-chuyen-vieng-tham-hoa-ky-lan.html ). Sau hội nghị Diễn Đàn An Ninh Á Châu Shangri-La tại Singapore từ 29 đến 31-5-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Hà Nội hôm 01-6-2015 để cùng ký chung với Đại tướng Phùng Quang Thanh về "Thỏa thuận tầm nhìn Quốc Phòng Việt - Mỹ" (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150604_hangout_tam_nhin_quoc_phong_viet_my). Trung Quốc đã cảnh cáo và nay chuyến đi khá kín tiếng của Đại tướng Phùng Quang Thanh đến Paris họp riêng với Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian được nguồn tin dấu tên nói là để mua vũ khí thế hệ mới của Pháp nên sợ rằng đó là lý do mà Trung Quốc "thí chốt" để cảnh cáo csVN; nhất là sợ chuyến đi của Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào tháng 7-2015 sẽ thỏa thuận giao Cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
Trên mạng xã hội Facebook, một người thường đưa các tin mật và chính xác từ phía nội bộ csVN là cô Thùy Trang Nguyễn cũng vừa loan tin Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Âu Châu ngày 26-6-2015; nhưng không nói rõ nơi nào. Thực hư như thế nào chỉ chờ vài ngày sẽ biết rõ (https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen?fref=ts).
HẠNH DƯƠNG.




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

CSVN: Quốc hội thông qua sân bay Long Thành



Mô hình Tàu sân bay Long Thành
Mô hình Tàu sân bay Long Thành

Quốc hội thông qua sân bay Long Thành

  • 25 tháng 6 2015

Phiên bỏ phiếu diễn ra sáng thứ Năm 25/6
 
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tỷ lệ tán thành gần 93%.
Trong phiên họp sáng thứ Năm 25/6, các đại biểu đã bỏ phiếu về chủ trương này.
Các báo Việt Nam cho hay trong số 461 đại biểu tham gia bỏ phiếu, có 428 ý kiến tán thành, 17 đại biểu không đồng ý, 16 người bỏ phiếu trống.
Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ đôla). Đầu tư giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ đôla).
Mức đầu tư giai đoạn I như vậy đã giảm nhiều từ dự kiến trước đây là 7,8 tỷ đôla.
Tỷ lệ bỏ phiếu tán thành cao cho thấy đồng thuận của các đại biểu Quốc hội cho "siêu dự án" này.
Quốc hội Việt Nam từng không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi đưa ra bỏ phiếu.

Gây nhiều tranh cãi

Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.
Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
Một quan ngại khác là “Báo cáo Đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành” của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (cũng gọi là “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi”) bị một số chuyên gia cho là "quá sơ sài, thiếu và sai sót ở những phần quan trọng nhất".
Tuy nhiên việc Quốc hội thông qua chủ trương sân bay Long Thành nằm trong trông đợi vì quyết tâm chính trị, như trong thông báo Hội nghị Trung ương XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, ra hôm 7/5/2015.
Thông báo này có 5 nội dung, nội dung thứ tư là về sân bay quốc tế Long Thành, trong đó nói: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành, coi đây là Dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Sunday, 28 June 2015

Sự thật ai là kẻ xâm lược lớn nhất ở Biển Đông


Sự thật ai là kẻ xâm lược lớn nhất ở Biển Đông

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao

(Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội)
Các bức ảnh của AMTI về mức độ cải tạo đất trong Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam đã nảy sinh các cuộc tranh luận về ai là kẻ xâm lược lớn nhất và thế nào là nguyên trạng ở Biển Đông.[1]   
Khái niệm “xâm lược” được đề cập trong Nghị quyết 3314 ngày 14/12/1974 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc[1][2]. 

Theo đó, một quốc gia sử dụng lực lượng quân sự chống lại chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của một quốc gia khác, hoặc bất kỳ hình thức nào không phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quốc gia bị xâm lược có quyền tự vệ chính đáng.

Các công trình cải tạo đất hiện nay trên Biển Đông gắn một cách hữu cơ với các yêu sách chủ quyền. Các bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện quản l‎ý các quần đảo ít nhất từ thế kỷ XVII. Năm 1909 Trung Quốc mới quan tâm đến Hoàng Sa, năm 1932 Trung Quốc còn yêu sách Hoàng Sa là điểm tận cùng lãnh thổ phía Nam. Trung Quốc cũng là quốc gia đóng quân trên Trường Sa muộn nhất vào năm 1988 sau khi dùng vũ lực bắn cháy 3 tàu vận tải Việt Nam, thảm sát dã man 64 lính công binh Việt Nam không vũ khí. 

Philippines quan tâm đến Trường Sa những năm cuối thập niên 1950 và Malaysia có mặt ở phần phía Nam vào những năm 1980. Một nước có chủ quyền từ lâu bị tấn công bằng vũ lực thì biện pháp đầu tiên là phải mở rộng đóng quân để ngăn cản sự xâm hại chủ quyền của mình. Trong năm 1988, Việt Nam đã tăng cường đóng quân và thông báo rõ với thế giới về 21 đảo, đá đồn trú của mình. Philippines đóng 8 đảo, Trung Quốc 9 đảo, Đài Loan 1 đảo, Malaysia từ 3 đảo năm 1980 tăng lên 5 vào năm 1999.

Greg Austin lấy con số từ 2009 đến nay Trung Quốc đóng 9 thực thể (features) còn Việt Nam đã tăng gấp đôi lên 48 thực thể. Trước hết, ông này đã dẫn không chính xác phát biểu của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear vào ngày 13/5/2015: “Việt Nam có 48 điểm đóng” [Nguyên văn: “Viet Nam has 48 outposts”].

 Báo cáo Mỹ gọi đó là các outpost (điểm đóng) chứ không phải là features (thực thể). Năm 1995 nhằm giảm thiểu căng thẳng, tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp Việt Nam là bên đầu tiên đã kêu gọi các nước tôn trọng nguyên trạng[3]

Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập của nước ngoài lên đảo. Ví dụ trên cùng một bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef hay Lizzie Weber Reef) dài khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý, Việt Nam đồn trú ở trung tâm bãi và có thêm hai chòi quan sát đầu bãi và cuối bãi. Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh ngày 1/6/2015 cho biết Việt Nam vẫn duy trì trên 9 đảo nổi và 12 bãi cạn lúc nổi lúc chìm.[4] 

Nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm. Bản đồ của Greg Austin còn ghi nhận các công trình của Việt Nam trên bãi cạn Tư Chính thuộc thềm lục địa mở rộng của đất liền Việt Nam mà không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa. 

Từ năm 1989, Việt Nam đã có Cụm Kinh tế – Khoa học – Dịch vụ trên đó.[5] Cách tính trên không biết vô tình hay hữu ý‎ bỏ qua các đảo, đá ở Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phi pháp năm 1974. Vì vậy việc sử dụng các con số một cách lẫn lộn, không nhìn vào bản chất là trò chơi không công bằng.

Các công trình cải tạo của Việt Nam, Philippines và Malaysia đều bắt đầu trước khi có Tuyên bố Ứng xử Trung Quốc – ASEAN (DOC) năm 2002 và đều có những điểm chung: được tiến hành trên đảo, đá nổi trên mặt nước, nhằm mục tiêu chống xói mòn và cải thiện đời sống sinh hoạt; nguyên vật liệu được chở từ đất liền, các đảo dần được dân sự hóa và bắt đầu có các kế hoạch du lịch; không có vũ khí hạng nặng, không là căn cứ quân sự lớn, đe dọa các nước khác, chỉ có tính phòng thủ, không làm thay đổi bản chất tự nhiên của thực thể. Công tác cải tạo đất của Trung Quốc trên các bãi cách đất liền Trung Quốc gần 1.000 km bắt đầu từ 1988, tăng nhanh với tốc độ và quy mô chóng mặt.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tăng diện tích cải tạo đất từ 20 đến 810 ha.[2][6] Tại Subi, tốc độ lấn biển từ tháng 5 đến tháng 6/2015 là 8 ha/ngày biển bãi ngầm này thành một căn cứ nổi có diện tích đến nay là 3,87 km2 đủ để thiết lập một đường băng hơn 3 km.[3][7] 

Nên nhớ, toàn bộ diện tích các đảo nổi ở Trường Sa không quá 10 km2 trên diện tích biển 160-180.000 km2. Trung Quốc sử dụng các tàu hút nạo vét lớn nhất thế giới, phá hủy các rặng san hô để lấy nguyên liệu, vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, đã làm tổn hại 300 ha rặng san hô biển, gây tổn thất ban đầu hơn 100 triệu USD mỗi năm[4][8] cho các nước xung quanh Biển Đông và những tổn thất không thể bù đắp cho môi trường. 

Trung Quốc bồi lấp các bãi lúc nổi lúc chìm, biến chúng thành các đảo nhân tạo, rồi đòi hỏi thế giới phải công nhận các đảo này có quy chế pháp lý như các đảo nổi, nghĩa là từ chỗ các đảo nhân tạo chỉ có vùng an toàn 500m chúng sẽ có lãnh hải 12 hải lý thậm chí vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Điều này không hề có trong Công ước Luật Biển UNCLOS mà Trung Quốc từng cam kết. Quy mô lấn biển của Việt Nam chỉ là 0,2% so với diện tích lấn biển của Trung Quốc vào tháng 3/2015.

[5][9] Các công trình xây dựng trên các bãi này được Trung Quốc cho là phục vụ bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn nhưng trước hết đó là các căn cứ quân sự, trang bị vũ khí hạng nặng và sân bay, bến cảng. 

Quy mô và tốc độ lấn biển của Trung Quốc làm cả thế giới lo lắng vì nó đe dọa trực tiếp đến quyền tự do hàng hải của các quốc gia, ít nhất là trong vòng 12 hải lý từ các công trình mà Trung Quốc đang xây dựng. Các căn cứ này là nơi xuất phát của các lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc, xua đuổi, bắn, cướp các tàu cá ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia, từng bước thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá và yêu sách đường chin đoạn trên toàn Biển Đông. Các căn cứ này rõ ràng mang tính tấn công, đe dọa hoàn bình, ổn định khu vực nên buộc Mỹ, G7 và nhiều nước khác phải lên tiếng.

[6][10] Công trình cải tạo đất của Trung Quốc đã kích thích cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực khi buộc các nước nhỏ vì an ninh chủ quyền của mình phải đầu tư những khoản tiền lớn cho vũ khí.

Trung Quốc rõ ràng đang tự mình đặt các quy tắc mới cho luật biển quốc tế.
N.H.T.

[2] http://unispal.un.org/UNISPAL.NSF/0/023B908017CFB94385256EF4006EBB2A, “Xâm lược là hành vi sử dụng vũ lực của một quốc gia chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của một quốc gia khác, hoặc theo bất cứ hình thức nào trái ngược với Hiến chương Liên Hợp Quốc.”
[3] AFP, Tokyo ngày 21/4/1995. Ngày 20/4/1995, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã phát biểu chính thức tại Tokyo rằng: “Quan điểm của Việt Nam là giữ gìn hiện trạng để duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp thay vì là sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.”

[5] Ngày 14/8/1989, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm Kinh tế – Khoa học – Dịch vụ trên vùng bãi ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tần, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam. Có toạ độ 7-8030′ Bắc, 1090-112020′ Đông.
Nhân Dân ngày 14/8/1989.
[6] http://www.economist.com/news/asia/21652510-america-and-china-are-odds-over-south-china-sea-trouble-shangri-la; “Bộ trưởng Carter cho biết Trung Quốc đã cải tạo hơn 2.000 mẫu Anh (tương đương 810 ha), một diện tích lớn hơn tất cả các bên tranh chấp cộng lại.. và lớn nhất trong lịch sử khu vực… chỉ trong 18 tháng, một khoản thời gian rất ngắn.”
[9] Carlyle Thayer, Review of the implementation of the 2002 ASEAN-China DOC and COC and challenges, Seminar Workshop on the implementation of the DOC-SCS, Manila, 14-15 May 2015, p. 10.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Liêm sỉ có phải là thứ … xa xỉ?


Liêm sỉ có phải là thứ … xa xỉ?

THANH MINH (Hà Nội)
2015-06-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Đại biểu Dương Trung Quốc  và bà Châu Thị Thu Nga (ảnh nhỏ bên phải)
Đại biểu Dương Trung Quốc và bà Châu Thị Thu Nga (ảnh nhỏ bên phải)
File photo
Hình như liêm sỉ sẽ trở thành thứ xa xỉ đối với người chưa nhận thức, không quan tâm đến liêm sỉ là gì?

Việc bà Châu Thị Thu Nga bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội hẳn là một cú sốc lớn đối với nhiều cử tri. Mặc dù trước đó, việc Đại biểu Quốc hội bị bãi miễn tư cách không còn là chuyện hiếm.

Trước đó, hôm 18/6, Đại biểu Quốc hội vừa bỏ phiếu thông qua Nghị quyết bãi miễn tư cách Đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga.

Bà Nga bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội với lý do có những sai phạm nghiêm trọng trong kinh doanh, xâm hại lợi ích hợp pháp của khách hàng, gây bức xúc, bất bình đối với những người bị thiệt hại; gây ảnh hưởng xấu trong công luận, trong nhân dân; vi phạm tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội.
Người ta bất ngờ bởi Đại biểu Quốc hội - người được cử tri tin tưởng, giao trách nhiệm, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri trước Quốc hội, lại là người đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Hay nói cách khác, việc lợi dụng tư cách Đại biểu Quốc hội để làm những việc dối trá mang tính vụ lợi cá nhân là điều đáng lên án.

Bất ngờ cũng bởi số tiền bà Nga chiếm đoạt của dân, không có khả năng chi trả là con số quá lớn.

Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vụ việc, cụ thể như công tác thẩm tra tư cách đại biểu; công tác bầu cử, giám sát Đại biểu Quốc hội liệu có thật sự nghiêm túc?
Những quan tâm trên cần được cơ quan có thẩm quyền trả lời thỏa đáng.

Bên cạnh đó, pháp luật sẽ đưa ra những phán quyết thật sự công bằng đối với những hành vi vi phạm của bà Châu Thị Thu Nga.
Đây cũng là dịp để cử tri có thời gian đánh giá, xếp loại về tính gương mẫu, trung thực của người được coi là đại biểu của nhân dân.

Hay nói theo cách nói của Đại biểu Dương Trung Quốc (trong bài phỏng vấn, nhan đề Sự gương mẫu và liêm sỉ trong đời sống chính trị quốc gia được đăng tải trên báo điên tử Giáo dục Việt Nam hôm 22/2/2015 ), thì sự gương mẫu, trung thực, chính là liêm sỉ của mỗi con người.

Liêm sỉ theo cách nói của Đại biểu Dương Trung Quốc cũng có thể hiểu là bản tính trong sạch, không làm điều gì xấu hổ với bản thân hay người khác và ngược lại.

Theo ông Quốc, đó (liêm sỉ) là điều cực kỳ quan trọng đối với cá nhân và trong đời sống chính trị quốc gia.
“Mỗi người đứng ở một vị trí xã hội khác nhau đều phải tự ý thức được rằng, chính anh cũng là một phần của liêm sỉ quốc gia”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Sự không trung thực (không có liêm sỉ) theo đại biểu Dương Trung Quốc dễ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực (tham nhũng) trong xã hội.
Ông Dương Trung Quốc không ngần ngại chỉ rõ, đối tượng dễ “sa ngã” nhất đó là giới quan chức: “ai tham nhũng được? Đấy là những người có chức có quyền. Ai có thể có chức có quyền? Với cơ chế chính chị như hiện nay thì đó phải là các đảng viên.

Nhưng số đó chỉ một số ít có quyền lực, có chức vụ, có quyền động, chạm đến ngân sách quốc gia, công sản quốc gia”.

Như vậy, Đại biểu Dương Trung Quốc đã thẳng thắn chỉ thẳng mặt những người dễ đánh mất liêm sỉ nhất.
Và câu chuyện bà Châu Thị Thu Nga không phải là trường hợp ngoại lệ. Bởi nếu có liêm sỉ thì người ta sẽ không dùng “chiếc áo” Đại biểu Quốc hội, lừa đảo cử tri, để tư lợi.
Nếu có liêm sỉ thì sẽ không sản sinh ra loại cán bộ “đất, đô-la”.

Nếu có liêm sỉ thì người ta lại không đi “bắt cóc” gà, "ăn" dê của dân nghèo…

Cái sự tham lam đó chỉ có thể được chế ngự, thậm chí trở thành ý thức và lòng tự trọng, liêm sỉ một con người nếu được giáo dục chu đáo từ trong gia đình, đến nhà trường; nếu được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, được điều chỉnh bởi luật pháp thượng tôn, để trở thành con người có văn hóa sống, như cách nói của nhà báo Kỳ Duyên trên tờ Vietnamnet hôm 25/3/2015.

Còn khẩu hiệu "sống cho trung thực, làm trung thực, nói cho thực", tức là sống cho có liêm sỉ, như cách nói của Đại biểu Dương Trung Quốc trong bài viết trên, hình như vẫn còn là cái gì đó rất mới, rất xa lạ với “một bộ phận không nhỏ” cán bộ.

Bởi “ngay cả cái liêm sỉ thì hình như chúng ta cũng chưa quan tâm lắm”, theo phân tích của ông Dương Trung Quốc, thì việc người ta bán rẻ liêm sỉ lấy đồng tiền cũng chẳng có gì khó hiểu.

Hình như liêm sỉ sẽ trở thành thứ xa xỉ đối với người chưa nhận thức, không quan tâm đến liêm sỉ là gì?

BOX: Từ năm 2008 đến nay, dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại B5 Cầu Diễn, Hà Nội chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chưa cấp Giấy phép xây dựng. Tuy nhiên bà Châu Thị Thu Nga - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất và đồng bọn tại tự lập mô hình, ký hiệu, vị trí, diện tích các căn hộ rồi sử dụng để ký 752 hợp đồng góp vốn và thu gần 400 tỷ đồng của nhà đầu tư, đến nay không còn khả năng chi trả. Hành vi của bà Châu Thị Thu Nga đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”...
THANH MINH

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List