Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 2 June 2015

Việt Nam phải làm gì trong tình hình Biển Đông hiện nay?


Việt Nam phải làm gì trong tình hình Biển Đông hiện nay?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06012015-what-doe-vn-shouls-do.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Tàu hải giám Trung Quốc (phải) sử dụng một khẩu pháo nước để tấn công một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam
Tàu hải giám Trung Quốc (phải) sử dụng một khẩu pháo nước để tấn công một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông ngày 2 tháng 5, 2014
AFP
Tình hình Biển Đông và khu vực trước sự leo thang của Trung Quốc, là hết sức nghiêm trọng. Việt Nam cần có thái độ và sách lược thế nào cho phù hợp?
Anh Vũ phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao VN về vấn đề này.
Anh Vũ: Thưa ông, hội nghị Shangri – La lần thứ 14 ở Singapore vừa kết thúc, xin ông đánh giá kết quả của hội nghị này?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Trong 2-3 ngày vừa qua tại phiên đối thoại Shangri-La, người ta nói nhiều về hành động của TQ gây ra đã trở thành hiểm họa đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực, nó vi phạm các nguyên tắc về tự do đi lại trong lĩnh vực hàng hải. Và đặc biệt là, các đoàn đều đưa ra những biện pháp và đỏi hỏi đòi TQ phải dừng ngay các hành động như thế.  Tôi cho rằng, nhìn về khung cảnh chung của hội nghị đó thì đây là một diễn đàn cực kỳ quan trọng đối với an ninh và phát triển của khu vực.
Anh Vũ: Tình hình Biển Đông trước sự leo thang của TQ, đến lúc này là nghiêm trọng. Tướng Vịnh, được Reuters dẫn lời cho rằng, đây có thể là dấu hiệu rất xấu cho một tình huống rất phức tạp ở Biển Đông. Theo ông, lúc này VN nên có thái độ thế nào ?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Thái độ của VN thì bao giờ cũng phản ảnh một chính sách chung và những chiến lược tổng thế của VN, mà cái chính sách và chiến lược đó như hai mặt như hai mặt của đồng tiền. Thứ nhất là nó phải bảo vệ được chủ quyền của biển đảo, mà cái này không phải là bảo vệ xuông, mà phải bằng hành động, việc làm và sự hiệu triệu dân chúng và cái mặt thứ 2 là phải đảm bảo được một môi trường hòa bình, không chỉ nhất thời mà phải là hòa bình bền vững.
Các đoàn đều đưa ra những biện pháp và đỏi hỏi đòi TQ phải dừng ngay các hành động như thế. Tôi cho rằng, nhìn về khung cảnh chung của hội nghị (Shangri-La) đó thì đây là một diễn đàn cực kỳ quan trọng đối với an ninh và phát triển của khu vực
TS. Đinh Hoàng Thắng
Nhưng do sự phức tạp của tình hình, đặc biệt là do cái sự nói và làm của TQ là nó không bao giờ đồng nhất cả. Cộng với cái tương quan lực lượng về mọi mặt của VN và TQ, đôi khi nó còn do cả cái quán tính của tư duy đối ngoại cũ của VN còn rơi rớt lại nữa. Cho nên có thể nói, VN gặp khá nhiều khó khăn, khá vất vả trong việc thực hiện chiến lược tổng thể nói trên. Tuy nhiên cũng may, quan hệ quốc tế ngày nay nó đã khác xa, ngày nay thì trong khu vực cũng như góc độ toàn cầu thì cái hệ thống đối tác chiến lược và hệ thống đối tác toàn diện của VN đã được định hình và đã phát huy tác dụng. Đó chính là cơ sở nền tảng để thái độ của VN ngày càng bắt nhịp với những chuyển hóa của thời đại.
Anh Vũ: Hôm nay (31/5), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tới thăm VN. Được biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước sẽ ký một thoả thuận hợp tác Quốc phòng (đầu tiên) về thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước một cách thực chất. Ông có đánh giá gì về chuyến đi này?
Máy bay tuần thám đặc biệt của hoa Kỳ đã chụp được ảnh các tàu Trung Quốc đang xây thêm đảo nhân tạo ngày 22 tháng 5, 2015
Máy bay tuần thám đặc biệt của hoa Kỳ đã chụp được ảnh các tàu Trung Quốc đang xây thêm đảo nhân tạo ngày 22 tháng 5, 2015. Video clip/AFP

TS. Đinh Hoàng Thắng: Hai bên sẽ ký kết một văn kiện, gọi là tuyên bố hay thông cáo về “Tầm nhìn chung”, đây có thể là một cái đánh giá về việc hợp tác hiện nay và cũng có thể là một cái lượng định về viễn cảnh về quan hệ quốc phòng giữa 2 nước trong thời gian tới. Tất nhiên, theo thông tin sơ bộ thì khả năng phía Mỹ sẽ chính thức thông báo việc bán các vũ khí quân sự để hỗ trợ cho VN trong lĩnh vực tuần duyên và tiếp nối.  Nếu tuyên bố đó được bạch hóa trong bối cảnh TQ đang ráo riết bồi đắp và thổ hóa các đảo đá của VN, thì nó sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó nó cho thấy, VN đã chuyển sang một tâm thế chủ động hơn trong việc đối phó với những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của VN từ phía TQ.
Thứ 2 là việc xích lại gần hơn với Hoa kỳ trong thời điểm hiện nay cho thấy đây là một đòi hỏi khách quan và tất yếu, mà khó có ai hay thế lực nào có thể đẩy lùi. Và cái thứ 3 nữa là, việc ký kết này diễn ra giữa 2 chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo VN sau chuyến thăm Bắc kinh và trước chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư VN cho thấy, VN đang cố gắng kiến tạo một thế quân bình động trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với các nước lớn nói riêng.
Anh Vũ: VN luôn khẳng định không liên minh với một bên nào để chống lại bên thứ 3. Trong khi đó, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Theo ông, điều đó có ý nghĩa gì?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Vâng, đây là một vấn đề liên quan đến triết lý an ninh không chỉ là riêng VN, mà còn của nhiều nước trong khu vực Asian. Như lời của Tổng trưởng Quốc phòng Ashton Carter là hầu hết các nước châu Á không muốn và họ không thể có một sự lựa chọn nhất nguyên nào cả, vì bản thân nước Mỹ cũng thấy duy trì cái sự đa dạng về quan hệ ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á hiện nay là điều cần thiết. Nó cần thiết không chỉ cho Đông Nam Á, mà nó còn cần thiết cho cả chiến lược xoay trục và chính sách tái cân bằng của Mỹ. Tuy nhiên, mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và nó không phải là bất biến.
Đừng chú ý quá về sách lược, mà nhiều khi vấn đề Biển Đông lại như vấn đề ở Ukraina hay vấn đề ở tận Trung Đông chẳng hạn. Cho nên kết luận của tôi khi trả lời câu hỏi này là, mọi sách lược chỉ là nhất thời, nhưng nguy cơ của TQ đối với độc lập chủ quyền và lãnh thổ của VN cái nguy cơ đó là nguy cơ vĩnh viễn
TS. Đinh Hoàng Thắng
Anh Vũ: Thưa ông, ông có cho rằng một lúc nào đó chính sách quốc phòng “ba không” của VN sẽ buộc phải thay đổi?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Đa dạng hóa hay đa phương hóa hay hội nhập toàn diện thì chính cái ấy để hướng về một thế quân bình, nhưng cái quân bình bao giờ cũng chỉ là tạm thời và trong quá trình duy trì chính sách ba không, thì một khi môi trường an ninh thay đổi thì tôi nghĩ mọi việc và mọi sự nó có thể khác. Ở đây vấn đề không phải là theo ai để chống ai, vì cái này VN đã có một bài học đắt giá trong chiến tranh lạnh rồi. Mà vấn đề đặt ra ở đây là, VN có thể và cần phải làm gì?
Phải tập hợp lực lượng, lấy lợi ích quốc gia làm hệ quy chiếu, lấy lợi ích tối cao của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền khi chính những quyền lợi tối cao của đất nước bị xâm phạm. Đấy là bình luận của tôi về cái khả năng thay đổi của chính sách “ba không”.
Anh Vũ: Trong bối cảnh tình hình khu vực hết sức phức tạp, theo ông VN cần có một sách lược thế nào cho phù hợp?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Một trong những vấn đề nhận thức quan trọng, là phải phân biệt thế nào là sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với các căng thẳng trên Biển Đông hiện nay và thế nào là những nguy hiểm thực sự đối với VN do việc TQ bồi đắp và đảo hoá các bãi đá. Bởi vì các căng thẳng trên Biển Đông, nói như Tổng trưởng Quốc phòng Nhật bản vừa rồi nói tại Đối thoại Shangri-La là, TQ đang liều lĩnh đưa cả khu vực trên bờ vực hỗn loạn.
Riêng về phía VN, thì các ĐBQH đang họp ở Hà nội cũng rất quan ngại, có đại biểu đã bày tỏ quan ngại khi cho rằng nếu TQ lặp lại kịch bản như việc đánh chiếm Gạc ma vào năm 1988. Vì vậy, cần lượng định cái tầm vóc nghiêm trọng của các hoạt động đơn phương do TQ gây ra trong vùng quần đảo HS-TS của VN thì mới phân biệt được cái sách lược và chiến lược. Đương nhiên là bây giờ nó đã khác với trước đây 2-3 năm, chúng ta ở trong nước đã gọi sự vật đúng tên của nó, không buộc phải gọi ám chỉ tàu lạ, nước lạ… xâm phạm vùng biển của VN nữa. Nhưng đừng chú ý quá về sách lược, mà nhiều khi vấn đề Biển Đông lại như vấn đề ở Ucraina hay vấn đề ở tận Trung Đông chẳng hạn. Cho nên kết luận của tôi khi trả lời câu hỏi này là, mọi sách lược chỉ là nhất thời, nhưng nguy cơ của TQ đối với độc lập chủ quyền và lãnh thổ của VN cái nguy cơ đó là nguy cơ vĩnh viễn.
Anh Vũ: Xin cảm ơn TS. Đinh Hoàng Thắng đã dành cho RFA cuộc trao đổi này.


'Căng thẳng Biển Đông thật đáng lo ngại'

  • 1 tháng 6 2015

Bên lề Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã trả lời một số câu hỏi của BBC.
BBC: Ai cũng quan tâm là căng thẳng Biển Đông liệu có thể dẫn tới xung đột vũ trang hay không?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi, chúng ta đặt vấn đề này quá sớm. Xung đột vũ trang là hiểm họa cho tất cả các quốc gia, cả khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng lo ngại và không muốn nó xảy ra. Và khi đã xung đột thì không có bên nào có lợi cả.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất của nó thì thật đáng lo ngại. Một loạt hệ thống các văn bản luật pháp quốc tế đã trở nên vô giá trị. Những hành vi trở nên mất kiểm soát. Nếu hành vi đưa pháo đến một số đảo nhân tạo là có thật thì càng làm tình hình trở nên đáng quan ngại hơn.
Đây chính là tinh thần mà tất cả các quốc gia đề cập tại Đối thoại Shangri-La năm nay.
Trong các vấn đề quốc phòng an ninh, nếu mất kiểm soát, tình hình thì thực sự đáng lo ngại. Nói vấn đề xung đột thì quá sớm nhưng thực sự là có quan ngại.

BBC: Ngày hôm qua đoàn VN có tiếp xúc với đoàn Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc nói Trung Quốc thuyết phục Việt Nam là đưa ra một đàm phán riêng giữa hai nước cho vấn đề Biển Đông? Ý kiến của Việt Nam về vấn đề này như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi không nghe thông tin này. Có những vấn đề chỉ giữa hai nước thì hai nước phải đàm phán với nhau. Những vấn đề của nhiều nước thì nhiều nước phải đàm phán với nhau. Có những vấn đề bình diện quốc tế, khu vực thì cần có những tiếng nói quốc tế.

Ở đây tôi nhắc lại những vấn đề tranh chấp và xung đột trên biển không phải là vấn đề đàm phán quốc phòng. Cái mà chúng tôi bàn với nhau là quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, liên lạc thường xuyên, phải có trao đổi thẳng thắn và hết sức kiềm chế trên biển, nhằm đảm bảo không có sai lầm, gây ra những va chạm trên biển, đặc biệt là không để xảy ra xung đột.

Quân đội hai nước cũng phải tham mưu cho Đảng và nhà nước hai nước làm sao để từng bước giảm căng thẳng và giảm khác biệt. Quân đội không đàm phán cụ thể, đó là vấn đề của Bộ ngoại giao.
BBC: Thưa ông, ngày mai Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter sẽ đi Việt Nam. Ông ấy thông báo sẽ ký tuyên bố chung về quan hệ hợp tác hai nước. Cái đó cần được hiểu như thế nào và còn xa như thế nào so với một hiệp định hợp tác quốc phòng?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến bây giờ hai bộ trưởng vẫn chưa ký một văn bản nào cụ thể cả. Ông ấy vẫn chưa đến Việt Nam và tôi cũng không chắc văn bản ấy cụ thể như thế nào. Nhưng tôi biết đây là một biên bản về tầm nhìn chiến lược chung của hai nước về tình hình chung của khu vực trong thời gian tới đây.
Những mục tiêu mà Việt Nam Hoa Kỳ muốn hướng tới trong hợp tác quốc phòng, quân sự nhằm hướng tới phục vụ cho sự phát triển quan hệ của hai nước.
BBC: Gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là vấn đề Thượng nghị sỹ John McCain luôn đấu tranh và hôm nay ông lại tiếp tục nhắc lại ở Đối thoại Shangri-La. Nó sẽ trở thành hiện thực như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Vấn đề này nằm ở phía Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, trước hết là về chính trị.
Điều này thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá tích cực về những gì ông John McCain nói. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói thêm rằng quyết định của Chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ lẽ ra phải đến sớm hơn.
BBC: Quan điểm của bản thân ông cũng như của nhiều lãnh đạo Việt Nam là Việt Nam không liên minh với bất kỳ nước nào khác. Liệu trong thời đại bây giờ, cụ thể là tình hình căng thẳng hiện nay, thì Việt Nam có cân nhắc lại quan điểm?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác.
Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.
Quý vị cũng có thể xem toàn bộ phỏng vấn trên YouTube của BBC Tiếng Việt.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List