Lại
đi vay tiền cuả xâm lược để vinh danh bọn xâm lược!
300 tỷ đồng xây Văn Miếu hay xây các công trình phúc lợi xã hội?
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-06-11
2015-06-11
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công trình Văn Miếu
Vĩnh Phúc trị giá gần 300 tỉ đồng
Trong
mấy ngày vừa qua, dư luận trong nước đặc biệt chú ý đến thông tin tỉnh Vĩnh
Phúc chi gần 300 tỉ đồng để xây Văn Miếu cũng như lên tiếng phản đối mạnh mẽ dự
án này.
Báo giới trong nước đồng loạt đăng tải nhiều hình ảnh công trình
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng trong khuôn viên có diện tích hơn 4 ha,
tại khu đô thị Hà Tiên, thành phố Vĩnh Yên, với mức đầu tư 271 tỷ đồng từ tiền
ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2016 tạo nên làn sóng phẫn nộ
trong lòng dân chúng không chỉ ở địa phương mà khắp cả nước VN.
Một
sự lãng phí không cần thiết
Ông Kim Văn Ngoan Quýnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh
Vĩnh Phúc, chủ đầu tư công trình Văn Miếu tuyên bố trên báo Infonet vào hôm
mùng 9 tháng 6 rằng mục đích xây dựng công trình văn hóa này là sự kế thừa của
Văn Miếu phủ Tam Đới tồn tại khoảng 300 năm của tỉnh, đồng thời thể hiện sự tôn
sư trọng đạo của người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và người dân VN nói chung
cũng như khuyến khích thế hệ trẻ hiếu học để phục vụ cho tỉnh nhà và đất nước.
Ông Quýnh cho biết thêm 100% nguồn vốn do nhân dân địa phương đóng thuế tuy
nhiên không lấy ý kiến nhân dân vì dân có ai biết đâu để mà lấy ý kiến.
Trong khi đó, nhiều người dân ở Vĩnh Phúc chia sẻ trên Báo Dân Trí
nhờ truyền thông mới biết đến dự án này nhưng họ lại không thấy đó là niềm hãnh
diện mà cho rằng còn có những cảnh đời đang cần bát cơm để sống qua ngày. Họ
đặt câu hỏi có sự khuất tất nào mà chính quyền lại không thông báo cho người
dân để góp ý kiến nên xây công trình Văn Miếu hoành tráng như thế hay không.
TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu văn hóa, công tác tại Viện
Hán Nôm Hà Nội, lên tiếng với đài ACTD rằng ông vô cùng bức xúc và phản đối tỉnh
Vĩnh Phúc bỏ ra một số tiền lớn để xây một Văn Miếu với mức kinh phí đội lên
đến 314 tỷ đồng. Là người nghiên cứu về văn hóa, TS. Nguyễn Xuân Diện đề cập
đến các Văn Miếu Bắc Ninh, Văn Miếu Mao Điền-Hưng Yên…được xây dựng dựa vào hồ
sơ khoa học đầy đủ trên nền đất cũ và dựa trên quy mô vốn có từ trước, chỉ mở
rộng thêm một cách không đáng kể.
TS. Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh:
Trong việc xây dựng này còn kể để việc bị thất thoát, tình trạng
tham nhũng nữa thì tôi cho rằng đây là sự lãng phí không cần thiết. Tôi nghĩ số tiền đó được đầu tư vào các
công trình phúc lợi xã hội sẽ được hiệu quả
TS.
Nguyễn Xuân Diện
“Nhưng
Văn Miếu ở Tỉnh Vĩnh Phúc là xây mới hoàn toàn, trên diện tích không dựa trên
di chỉ cũ, tức là trên vùng đất mới chưa từng có Văn Miếu. Điều thứ hai là họ cũng
không dựa theo những hồ sơ về quy mô của Văn Miếu phủ Tam Đới trước đó, rồi phủ
Vĩnh Tường vì những quy mô đó rất khiêm tốn, vừa phải với một Văn Miếu cấp tỉnh
nhưng quy mô của Văn Miếu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay to hơn cả quy mô Văn Miếu
quốc gia”.
Dư
luận trong nước phản đối mạnh mẽ công trình xây mới Văn Miếu vì tỉnh Vĩnh Phúc
có gần 1000 di tích, trong đó có 65 di tích quốc gia rất thiếu nguồn ngân sách
để bảo tồn. Dân chúng còn cho rằng thật sự là lãng phí khi nền kinh tế nước nhà
quá khó khăn, nợ công ở mức báo động mà bỏ ra gần 300 tỷ đồng để xây một công
trình quy mô nhưng không mang lại hiệu quả đáng kể cho đời sống xã hội. Một
người dân ở Hà Nội nói với RFA:
Phía bên trong Văn Miếu ở Vĩnh Phúc mà dư luận đang xôn xao
“Theo
tôi biết số tiền này là số tiền ngân sách mà phần lớn là tiền thuế của dân mà
theo thông tin trên báo chí đưa thì chính quyền trả lời ‘dân có ai biết đâu mà
hỏi’. Như thế là một sự thiếu tôn trọng. Có rất nhiều các công trình khác như
tượng đài rồi các công trình công cộng chi tiêu một số tiền rất lớn nhưng chất
lượng không đảm bảo và ý nghĩa không lớn gây nên sự phung phí. Trong việc xây
dựng này còn kể để việc bị thất thoát, tình trạng tham nhũng nữa thì tôi cho
rằng đây là sự lãng phí không cần thiết.
Tôi nghĩ số tiền đó được đầu tư vào
các công trình phúc lợi xã hội sẽ được hiệu quả”.
Những
người dân ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước bày tỏ qua các phương tiện
truyền thông là số tiền gần 300 tỷ đồng này nên đầu tư vào các công trình dân
sinh, rất cần thiết để xây thêm cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng
xa, vùng miền núi cao khi còn quá nhiều trẻ em phải học trong lớp lều tranh tre
nứa hay đi cả chục km đường rừng bằng chân đất, phải đu dây qua suối, bơi qua
sông để đến trường; hoặc đầu tư vào ngành y tế khi bệnh viện quá tải, không đủ
trang thiết bị để khám chữa bệnh cho người dân.
Nên dùng số tiền cho công trình dân sinh
Thêm
một nguyên nhân công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc bị bày bác là vì Giám đốc Sở
Văn hóa-Thể thao-Du lịch, ông Trần Mạnh Định cho biết vẫn còn có tranh cãi về
việc thiết kế, bày trí thờ tự bài vị Khổng Tử, cho biết thêm sẽ tổ chức hội
thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử về việc này. TS. Nguyễn Xuân Diện
nêu lên quan điểm của ông:
Chúng
ta bước sang thế kỷ 21, chúng ta không thi cử Nho học, theo kiểu chữ Nho nữa,
việc đó đã chấm dứt năm 1919. Vì vậy quan điểm của tôi là không ủng hộ Văn Miếu
tỉnh Vĩnh Phúc thờ Khổng Tử mà chỉ nên thờ những vị khoa bảng, những người có
học vấn cao siêu đã từng được tôn vinh
TS. Nguyễn Xuân Diện
“Bây
giờ xây một nơi mới như vậy không dựa theo những di chỉ cũ mà lại thờ Khổng Tử
thì tôi cho rằng là không thích đáng. Các di chỉ cũ hoặc các Văn Miếu thờ Khổng
Tử là bởi vì họ xây dựng khi Nho học còn thịnh, khi khoa cử phong kiến, thi cử
chữ Hán vẫn còn nếu sau này họ có tu sửa thì trên nền cơi cũ còn bây giờ xây
cái mới mà chúng ta bước sang thế kỷ 21, chúng ta không thi cử Nho học, theo
kiểu chữ Nho nữa, việc đó đã chấm dứt năm 1919. Vì vậy quan điểm của tôi là
không ủng hộ Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ Khổng Tử mà chỉ nên thờ những vị khoa
bảng, những người có học vấn cao siêu đã từng được tôn vinh và tồn tại trong lịch
sử mà thôi”.
Một số nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử tại VN, trong đó có TS.
Nguyễn Quốc Tuấn, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN cho rằng Văn Miếu tỉnh Vĩnh
Phúc thờ ai chăng nữa cũng không có lý do gì chi một số tiền ngân sách để xây 1
công trình to lớn như thế.
Mặt khác, công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng trong
thời điểm Trung Quốc có động thái ngày càng hung hãn và lấn át VN ở Biển Đông
cũng như có nhiều hoạt động lủng đoạn nền kinh tế quốc nội. Dân chúng hoài nghi
về một âm mưu xâm lược văn hóa từ người bạn láng giềng “4 tốt-16 chữ vàng” một
khi lễ hội giỗ tổ Khổng Tử được tổ chức hằng năm ở Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc.
Công luận mạnh mẽ yêu cầu các cấp lãnh đạo nên dùng số tiền 300
tỷ đồng để hỗ trợ cho nhiều ngư dân khốn khó cũng như trang bị, nâng cấp cho
ngành Hải quân để bảo vệ vẹn toàn lãnh hải. 90 triệu người dân VN kêu gọi chính
phủ hãy tiêu tiền của dân một cách có ích.
Điển hình, trong điện thư gửi về đài RFA, một thính giả từ Cẩm
Khê mong muốn số tiền 300 tỷ đồng được sử dụng vào “100
tỷ xây dựng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ du
lịch. Lấy lợi nhuận cho phát triển doanh nghiệp và trả lương cho y tế và giáo
dục. 100 tỷ nữa xây dựng trường học nội trú từ lớp 1-12 cho học sinh con
lao động nghèo. Và 100 tỷ còn lại xây dựng bệnh viện khám và chữa bệnh
miễn phí cho nhân dân”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment