Ai
phải “xấu hổ với tổ tiên”?
29/06/2015
RadioCTM - Cánh Cò
Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói với các học giả, cán bộ
nếu chính phủ không cương quyết giữ các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa thì tổ
tiên của họ lúc trước và con cháu sau này sẽ không để yên cho họ.
Cả nước Việt Nam và một phần thế giới biết đây là hành động vừa ăn
cướp vừa tỏ ra hiền từ đạo đức. Kẻ cướp đủ bản lĩnh để nói lời càn quấy có thể
bị dư luận bỉu môi khinh bỉ, thế nhưng kẻ bị cướp lại câm như hến thậm chí còn
nghĩ trăm phương ngàn kế nói lời phôi phai thì còn đáng …khinh hơn gấp vạn lần.
Chính phù Tàu vừa cướp vừa hiếp chính phủ đàn em Việt Nam. Cướp được
thực hiện qua hành vi trắng trợn tấn công cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và rồi
Gạc Ma cùng một nhóm đảo khác vào năm 1988 để rồi bây giờ vẫn tiếp tục bồi đắp
những đảo này thành các pháo đài nhắm thẳng vào Việt Nam chuẩn bị cho các cuộc
chiến tranh sau này.
Hiếp ở đây được thực hiện qua nhiều cách. Với ngư dân Việt Nam Tàu
cộng không hề có chút lòng nhân đạo, chúng lấy tàu lớn đâm tàu bé lấy số nhiểu
đè số ít và quan trọng hơn cả: lấy tàu chiến áp đảo ghe thuyền đánh cá. Ngư dân
than khóc, nhà nước lên tiếng trong các cuộc họp báo và nhanh chóng xúi giục
ngư dân tiếp tục bám biển còn lãnh đạo thì tiếp tục bám ghế.
Bám chưa thấy chắc nên lại thay nhau lò mò sang tận Bắc kinh hòng
được nghe chỉ thị từ trên, hy vọng một đặc ân nào đó có thể được thiên triều
ban cho để khi trở lại có cái mà hù dọa bọn đồng sàn nhưng rấp ranh dị mộng.
Bị hiếp đau đến nỗi không dám thốt lên tiếng rên mà lại lòng vòng
cố chứng minh ta bị hiếp nhưng không…đau! Chẳng qua là anh cả dạy ta bài học về
xử thế giữa anh em đồng chí. Ta cũng không dại gì mà theo thằng khác vì hòa
bình không thể xảy ra giữa một nước có ý đồ liên minh với kẻ bên ngoài. Những
luận điệu như thế diễn ra gần như vô tận mỗi khi Trung quốc có một động thái
mới làm người dân Việt Nam bức xúc.
Giàn khoan kéo vào lần này cũng vậy, Bộ ngoại giao mở báo cũ ra đọc
lại những gì mình đã nói vào năm ngoái, sợ nói khác sẽ rơi vào khu vực nhạy cảm
gây khó khăn thêm cho sự nghiệp hữu nghị hai bên.
Sáng ngày 25 tháng 6, chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn dầu khí
Việt Nam thăm và làm việc với Tổng công ty dầu Hải Dương quốc gia Trung Quốc.
Theo bản tin của cổng thông tin Petrovietnam thì hai tập đoàn dầu khí của hai
quốc gia cùng chia sẻ học hỏi kinh nghiệm của nhau, tăng cường sự tin tưởng và
hiểu biết giữa hai tập đoàn trên quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Đây cũng là một bước đi thực tiễn nhằm hiện thực hóa thỏa thuận giữa hai
Đảng hai Chính phủ về việc tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị giữa hai bên.
Cũng cùng ngày 25 tháng 6, bản tin của Reuters cho biết giàn khoan
HD 981 của tập đoàn Hải Dương (CNOOC) đã quay trở lại sát với vùng biển thuộc
chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
Bản tin nhắc lại những điều mà Việt Nam chống đối trước đây và cho
rằng việc kéo giàn khoan trở lại Biển Đông là một động thái nhằm tạo cho dư luận
quốc tế thấy vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Petro Việt Nam trong trường hợp này trở thành kẻ phản quốc hay chí
ít cũng là một tập đoàn bán nước thông qua cái gọi là đối tác kinh tế.
Cao hơn Petro Việt Nam là Bộ chính trị, các Ủy viên Trung ương và TBT
Nguyễn Phú Trọng cùng Ban chấp hành Trung ương phải trả lời trước nhân dân về
hành động nối giáo cho giặc này.
Dầu ngoài khơi kia là của ông cha, tổ tiên Việt Nam ngàn đời vun trồng
trên dải đất này chứ không phải từ công trình cướp giật của Đảng Cộng sản. Nếu
Vương Nghị xấu hỗ với tổ tiên Trung Hoa của ông ta một thì các ông trong Đảng
Cộng sản Việt Nam phải xấu hỗ đến mười. Các ông không thấy nhục thì cũng được
vì chữ nhục theo hán tự có hai nghĩa một là nhục nhã và hai là thịt thà. “Nhục
thịt” làm cho bản thân và gia đình các ông giàu có nhưng đồng thời cũng gắn lên
trước nhà từ đường các ông tấm phù điêu “cõng rắn cắn gà nhà” thì con cháu các
ông liệu có yên thân vinh hưởng chút phú quý nhơ nhớp ấy hay không?
Các ông và vợ con các ông rồi cũng sẽ chết, sẽ về với cát bụi. Các
ông không còn cơ hội để phân bua với hậu thế rằng sở dĩ các ông không dám nói
lời thẳng thắn chống việc xâm lược của Trung Quốc vì đại cuộc. Cái “đại cuộc”
vô hình mà các ông ỡm ờ ấy không khác gì thứ “chủ nghĩa xã hội” của các ông cốt
làm mù mắt nhân dân và câm mồm sĩ phu khắp nước.
Bởi ngay từ bây giờ các ông còn không nói được thì muôn đời người
dân sẽ vững một lòng tin rằng các ông chỉ là hậu duệ của Lê Chiêu Thống. Dù có
khăn gói sang Mỹ đọc bài diễn văn viết sẵn theo ý Bắc Kinh hay rụt rè nói lời
chống đối gì đi nữa thì khuôn mặt phản diện của các ông đã không còn ăn khách
trên sân khấu Biển Đông nữa rồi.
Dân đã biết. Người người đều biết. Vé vào cửa không còn giá trị thì
sân khấu chính trị của Đảng liệu đến chừng nào mới chịu đóng cửa?
Trung Quốc: ‘Thay đổi lập trường Biển Đông làm nhục tiền nhân’
28.06.2015, BẮC KINH, Trung Quốc (NV) - Thay đổi lập trường về Biển Đông là điều sỉ nhục đối với tiền nhân, trong khi không đối phó với việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc sẽ làm cho hậu duệ xấu hổ, Reuters trích dẫn lời Ngoại Trưởng Vương Nghị phát biểu hôm Thứ Bảy.
28.06.2015, BẮC KINH, Trung Quốc (NV) - Thay đổi lập trường về Biển Đông là điều sỉ nhục đối với tiền nhân, trong khi không đối phó với việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc sẽ làm cho hậu duệ xấu hổ, Reuters trích dẫn lời Ngoại Trưởng Vương Nghị phát biểu hôm Thứ Bảy.
Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc.
(Hình: Attila Kisbenedek/AFP/Getty Images)
Trung Quốc trở nên ngày càng quyết đoán về Biển Đông khi tiến hành
xây dựng các đảo nhân tạo trong những khu vực mà Philippines và các nước khác
đang tranh chấp chủ quyền.
Hành động của Trung Quốc gây báo động trong vùng và cả ở Hoa Kỳ.
Ông Vương Nghị nói, “Một ngàn năm trước, Trung Quốc là một nước
lớn giao thương trên biển. Bởi thế, đương nhiên Trung Quốc đầu tiên khám phá
các đảo ở Nam Sa, đưa đến sử dụng và quản lý chúng.”
Trung Quốc gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Nam
Sa.
Ông Vương Nghị nói, nước ông phải khẳng định chủ quyền Nam Sa,
“Nếu không chúng tôi làm sao có thể nhìn mặt các đấng tiền nhân.”
Ông tiếp, Trung Quốc cũng không thể đối diện với con cháu nếu “chủ
quyền và quyền lợi của Trung Quốc cứ bị xâm lấn dần” vẫn tiếp tục xảy ra.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói tàu chiến Mỹ từng đưa
quân đội Trung Quốc đến nhận lại Trường Sa sau khi bị Nhật chiếm hồi Thế Chiến
2.
Những nước khác chỉ mới bắt đầu xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc
vào thập niên 1960 sau khi khám phá ở đây có nhiều dầu hỏa.
Ông phân bua, “Trên thực tế, Trung Quốc là nạn nhân hết sức thiệt
thòi.”
Trước đó, hôm Thứ Sáu, nhân vật số hai của Bộ Ngoại Giao Mỹ so
sánh hành vi của Trung Quốc trong việc lấn chiếm ở Biển Đông với việc làm của
Nga ở Ukraine. (TP)
Hội Nhà báo ĐLVN ra tuyên
bố số 6 phản đối công an đàn áp ông Phạm Chí Dũng
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-29
2015-06-29
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày
4 tháng 7 năm 2014.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ
chức xã hội dân sự không thuộc Nhà nước, hôm nay ra tuyên bố số 6 phản đối Công
an Thành phố Hồ Chí Minh đàn áp chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng.
Theo nhận định thì biện pháp của công an nhằm loại bỏ tờ báo của
hội mà sau chưa đầy một năm ra đời đã thu hút được nhiều độc giả quan tâm tình
hình đất nước, muốn biết sự thật.
Thực tế đàn áp
Tuyên bố nhắc lại việc chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông
Phạm Chí Dũng trong hai ngày 25 và 26 tháng 6 vừa qua bị nhân viên an ninh ép
đi làm việc.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trong vòng chưa đầy hai năm kể từ
cuối năm 2013 sau khi công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, rồi tham gia thành
lập Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng từng bị triệu tập gần 20 lần, bị bắt
giữ một số lần, bị tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh. Và cơ quan an ninh thường
xuyên theo dõi ông.
Một người biết vụ việc của chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam,
nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang cho biết:
“ Về yêu cầu của bên Công an đối với anh Phạm Chí Dũng, chủ tịch
Hội Nhà báo Độc lập yêu cầu phải dẹp bỏ tờ Việt Nam Thời báo- tờ báo mạng của
Hội Nhà báo Độc lập, thì tôi cũng biết thông tin này. Ngay tối anh Dũng được thả
ra sau khi bị bắt lúc sáng đến 5 giờ chiều mới được thả ra; sau đó có thông tin
trên mạng Internet là công an yêu cầu anh như thế.
Công an hỏi về liên quan với nhà văn Nguyễn Quang Lập- Bọ Lập; họ
lấy cớ vụ án của Nguyễn Quang Lập là chưa điều tra, nên muốn điều tra những
quan hệ với nhà văn; nhưng chủ yếu là họ yêu cầu anh Dũng chấm dứt trang báo
đó.”
Nhận định lý do
Bản thân chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng
cũng có nhận định là cơ quan an ninh muốn loại bỏ mạng Việt Nam Thời Báo của
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam:
Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu
là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội
Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi
ông Phạm Chí Dũng
“ Họ mời tôi với cớ về vụ Nguyễn Quang Lập vì vụ đó chưa đình chỉ;
nhưng tôi hiểu đó chỉ là cái cớ thôi vì hầu hết những câu hỏi không phải hỏi về
Nguyễn Quang Lập mà hỏi về Hội Nhà báo Độc lập và trang Việt Nam Thời báo thôi.
Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp
sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo
Độc lập đối với cá nhân tôi.”
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu tình phản đối Trung Quốc
Một người cho biết hằng ngày vẫn phải vượt tường lửa để vào mạng xem
Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập cho biết lý do phải tìm đến với tờ báo
này:
“ Tại vì tờ báo đó là tờ báo đa chiều, nó tập hợp những bài viết,
những quan điểm khác nhau và không giấu diếm những sự thật.
849 cơ quan báo đài của Nhà nước thì thông thường những bài viết
ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà Nước cho dù đó là sự thật đi nữa cũng không
được đăng lên. Những tiếng nói trái chiều hay không đúng chủ trương Nhà nước
thì lại không được đăng tải. Cho nên tôi phải đi tìm những trang như Việt Nam
Thời báo để tìm những tin tức, những sự thật để hiểu biết chính xác về tình hình
của đất nước.”
Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định về lý do tại sao công an thẳng
thừng đưa ra yêu cầu đối với chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam phải ngưng
Việt Nam Thời báo:
“ Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ
mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và
là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường
nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào.
Từ lâu chúng tôi biết rằng những hội đó do Đảng lập ra chẳng qua chỉ là những
thứ hình thức để xiềng xích tất cả những giai tầng trong xã hội thôi.
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29 tháng 6, 2015
Thế thì Hội Nhà báo Độc lập do anh Phạm Chí Dũng làm chủ tịch khi
ra mắt thì như cái gai. Mà trong năm 2014 không chỉ có Hội Nhà báo Độc lập mà
có một số hội đoàn, xã hội dân sự khác nữa như Công đoàn Độc lập, Hội Phụ nữ cũng
độc lập… chừng trên 20 hội độc lập như thế và họ tự tuyên bố thành lập
chứ không đăng ký vì có đăng ký cũng không bao giờ được công nhận; mà theo
truyền thống là đăng ký với cơ quan Sở Nội vụ thì tôi tin chắc chắn họ sẽ cung
cấp cho đăng ký vì những tổ chức đó không phải do Đảng lập ra. Nên Hội Nhà báo
Độc lập như một cái gai đối với thể chế này và đối với an ninh.”
Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà
không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ
thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường
nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào
Nhà báo Võ Văn Tạo
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng, chia
sẽ một số nguồn tin mà ông có được về mạng Việt Nam Thời báo của hội này:
“ Tôi có nghe những thông tin ( không biết có đúng không) là phía
chính quyền đánh giá trang Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo Độc lập hiện nay có
tầm ảnh hưởng khá rộng; đặc biệt ảnh hưởng đến cả khối công chức và người về
hưu thành thử có thể đó là lý do họ không muốn tồn tại một chủ thể mặc dù đã được
hiến định trong Hiến pháp năm 1992 và 2003. Họ không muốn tồn tại một Hội Nhà
báo Độc lập bên cạnh một Hội Nhà báo Việt Nam. Và vẫn muốn giữ vai trò chuyên
chế, độc tài về các hội đoàn dân sự của Nhà nước. Đó là nguồn thông tin riêng
của tôi, tôi nghe được như vậy.
Một cơ sở nữa có lẽ lượng truy cập đối với Việt Nam Thời báo tăng
đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Lượng truy cập bình quân hiện nay của
Việt Nam Thời báo một ngày là từ 70- 80 ngàn; khi cao hơn có 100 ngàn một ngày.
Có lẽ đó là một lý do để Nhà nước và ngành Công an cảm thấy lo ngại sự ảnh hưởng
của trang Việt Nam Thời báo; đặc biệt là chúng tôi đặt ra yêu cầu trang Việt
Nam Thời báo phải gia tăng tính phản biện về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn
hóa, chính trị và kể cả tôn giáo nữa; phản ánh sự thật khách quan và nói lên tiếng
nói của người dân.
Tôi nghĩ rằng trong một xã hội mà người ta không quan tâm nhiều
lắm, hay quan tâm rất ít về tự do ngôn luận và kể cả vấn đề tự do tư tưởng, tự
do báo chí thì có lẽ người ta chưa quen với sự tồn tại của cơ chế xã hội dân sự
và các tổ chức xã hội dân sự độc lập như là Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.”
Báo chí Nhà nước và báo chí độc lập?
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết trong thực tế tại Việt Nam có nhiều trang
mạng của những người được gọi là ‘trí thức dấn thân’ cũng bị chặn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến thông tin sự thật vẫn tìm cách vượt tường
lửa để đến với các trang mạng đó và nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng cuộc chiến giữa
cơ quan tuyên truyền Nhà nước và truyền thông ‘lề dân’ không chịu sự kiểm soát
nào là một cuộc chiến một mất, một còn.
“ Trong thời đại phát triển khoa học- kỹ thuật có Internet, có
facebook và có các phương tiện truyền thông khác và rất khó chặn. Có
những quốc gia như Trung Quốc họ cũng ngặt nghèo hơn nhưng tôi cho rằng cũng
vẫn bị lọt vì theo tôi việc họ chặn thì vẫn cứ ngăn chặn nhưng cái đà tiến bộ
của khoa học- kỹ thuật và tiếp cận của cộng đồng ‘trí thức dấn thân’ thì tôi
cho rằng người ta vẫn tìm cách vượt qua.
Hiện nay ở Việt Nam một số trang web trang blog cá nhân mà mạnh
dạn, tương đối thẳng thắn và can đảm cũng bị chặn; rất khó vào nhưng những người
biết cách bày nhau để vào xem.”
Xin được nhắc lại Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với tờ báo mạng Việt
Nam Thời báo ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm ngoái.
Tác giả "Việt Sử Toàn Thư" là cụ Phạm Văn Sơn, sau 1975
đã bị đày đến chết trong trại cải tạo. Là cháu nội, ông Phạm Đăng Khánh có thể
trở thành khoa học gia không gian nổi tiếng không, nếu vẫn còn sống ở Việt Nam?
No comments:
Post a Comment