Đảng CSVN dùng nhà nước cảnh sát tước đoạt
quyền người dân
15/06/2015
RadioCTM - Trần Quang Thành
Sau khi cướp chính quyền, kể từ 2/9/1945, đảng Cộng sản Việt Nam đã
cai trị đất nước bằng một chế độ độc tài tàn bạo, làm tay sai cho Nga Xô, Trung
cộng. Mọi quyền của người dân bi tước đoạt. 70 năm cai trị nhà cầm quyền cộng
sản đã gieo rắc biết bao đau thương cho nhân dân trong cuộc chiến tranh huynh
đệ tương tàn, trong cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư
doanh ở miền Bắc năm 1958 và sau đó ở miền Nam năm 1978.
Hơn 1 triệu người dân miền Bắc năm 1954 đã phải rời bỏ quê hương vào
miền Nam tỵ nạn cộng sản. Hơn 2 triệu người dân miền Nam năm 1975 đã phải tới
xứ người lánh nạn cộng sản khủng bố. Suốt 40 năm qua, khi nắm trọn quyền cai trị
Việt Nam. những người cầm đầu Đảng Cộng sản đã dùng nhà nước cảnh sát để trị dân
hòng biến dân chúng thành những người nô lệ kiểu mới.
Suốt gần 70 năm qua – 2/9/1945 đã trở thành ngày Quốc hận của toàn
dân Việt Nam.
Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói lên những cảm nhận của minh về ách thống
trị độc tài của nhà nước công sản Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên
Trần Quang Thành.
Nội dung như sau. Mời quí vị cùng nghe
(Audio PV nhà văn VõThị Hảo)
************
Trần Quang Thành : Xin chào nhà văn Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo : Vâng chào anh
TQT : Nói về chính thể Việt
Nam dưới sự cai trị cuả Đảng Cộng sản, nhiều người bình luận đây là một nhà
nước cướp bóc và tước đoạt mọi quyền của người dân.. Nó diễn ra không chỉ từ
sau biến cố ngày 30/4/1975 mà từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ngày 2/9/1945.
Nhà văn Võ Thị Hảo bình luận vấn đề này thế nào?
VTH : Tôi
nghĩ rất là đáng tiếc 70 năm qua lẽ ra Việt Nam đã làm được rất nhiều điều. Chỉ
cần 1/3 thời giân ấy thôi Việt Nam có thể trở thành một trong những cường
quố.c. Cụ thể như Singapore, Nhật Bản.
Nhưng Việt Nam 70 năm kể từ ngày khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Riêng việc đổi tên nước đã trở thành ngày càng thu hẹp phạm vi,
lộ trình đường đi của một nước. Và càng ngày càng đi ngược lại xu hướng phát
triển cuả thế giới. Mặc duc các nước là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản họ đã
cay đắng nhận ra những sai trái, những lầm lạc, những tội ác của chủ thuyêt mà
những người cầm quyền cộng sản đã đem lại – tội ác chống lại loài người – Nhưng
Việt Nam cho đến bây giờ vẫn kiên trì đi theo con đường đó mặc dù các nươc đã
từ bỏ.
Đó là vì quyền lợi của nhà cầm quyền. Họ chọn con đường cộng sản, con
đường xã hội chủ nghĩa để dễ cai trị để dễ nô lệ hóa dân chúng. Họ hoàn toàn
không vì quyền lợi của nhân dân. Đó là một điều rất cay đắn, đau khổ mà người
dân vẫn gọi là ngày quốc hận cho người Việt Nam.
TQT : 70 năm cai trị đất nước
– 70 năm đất nước ta càng tiến sâu vào con đường đau khổ – Dân chúng ngày càng
bất bình, nhà nước thì cai trị bằng nhà nước cảnh sát. Phải chăng đó là một chủ
nghĩa tiến bộ mà nhà nước cộng sản cứ bám đến tận thời điểm này?
VTH : Việc Việt Nam vận hành
theo một cơ chế nhà nước cảnh sát đó là một điều hoàn toàn thụt lùi về mặt dân
chủ, ảnh hưởng ngày càng lớn đến quyền tự do ngôn luận của con người Việt Nam.
Việc vận hành một chính thể hay một đất nước nào theo lối một nhà nươc cảnh sát
thể hiện sự non yếu của nhà cầm quyền.
Chứng tỏ kha năng họ không thuyết phục
được dân chúng. Họ không thuyết phục được bằng khả năng lãnh đạo, bằng quyết
sách thông minh phù hợp với đường lối phát triển của thé giới làm sao cho con
người vẫn giữ được kỷ cương, vẫn giữ được nhân tính, tôn trọng quyền phát triển
của con người. Họ không làm được. Và khi hàng ngày những tham vọng của nhà cầm
quyền ngày càng lớn họ càng sợ hãi bởi vì họ biết rằng họ đi ngược lại quyền
con người. Họ giữ quyền lợi của họ bằng đàn áp và thế là họ cảnh sát hóa, họ
quân sự hóa nhà nước. Và đương nhiên điều đo ngày càng mang lại những oan khuất
cho người dân Việt Nam, làn sóng phẫn nộ, làn sóng căm hận ngày càng lớn và
người ta có thể sợ bị đánh đập, phải vào tù, nhưng trong lòng người ta nung nấu
sự căm hận, tức nước vỡ bờ..
Đó là một sư rất nguy hiểm. Thay vì nhà cầm quyền
nhìn thấy những nguy cơ,thừa nhận những công lý,những lẽ phải cũng như khoa học
trên con đường quản trị đất nước và hãy tự thay đổi, tự kiếm soát mình cho phù
hợp với cuộc sống thời đại. Nhưng đáng tiếc họ đã không làm được điều đó. Họ
vẫn tăm tối cứ tưởng rằng cáí của ngày hôm nay nó cứ tồn tại mãi mãi. Họ sẽ đi
tới những kết cục đau thương do chính họ gây nên. Đương nhiên cái kết cục đau
thương ấy dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
TQT : Nhiều
người nhận xét rẳng những người cầm đầu Đảng cộng sản hiện nay họ là những tên
tư bản đỏ. Họ không còn theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đấy
chỉ là vỏ bọc cho họ thực hiện chủ nghĩa tư bản man rợ mang lại quyền lợi cho
một số kẻ làm giàu bởi sự bóc lột xương máu của nhân dân. Nhà văn Võ Thị Hảo
bình luận sao vấn đề này?
VTH : Thực
ra từ tư bản nó là một khái niệm rất bình thường. Mỗi một con người tồn tại
trên thế gian này đều có quyền tư hữu. Quyền tư hữu đó phải được bảo vệ vì nó
chính đáng, nó do con người làm lụng, do con người lao động bằng trí tuệ mà
nên. Trong trường hợp như vây, những nhà tư bản là những người miệt mài nhất,
nhất và họ cũng đã hy sinh rất nhiều. Những nhà tư bản họ đã thúc đẩy thế giới
đi lên. Họ hướng về quyền lợi, nhưng chính sự hướng về quyền lợi đó mà họ đầu
tư, trong đó có sức lao động. làm cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng..
Tư
bản đỏ lại đồng nghĩa với môt cái gì đó nó không minh bạch, nó man rợ. Nó có
được tài sản là do sự chiếm đoạt, sự cướp bóc dươi một cai danh nghĩa là chủ
nghĩa xã hội, danh ngĩa là tài sản chung, bằng sự lừa bịp dân chúng. Trong khi
đó họ đã cướp bóc bằng đủ hình thức chẳng hạn tăng thuê dưới mọi hình tức, thu
phí vô tội vạ trên đẩu người dân. vốn đã nghèo khó rồi . Ở Việt Nam ngày nay
người dân phải đội trên đâu biết bao loại thuế, lệ phi tùy thuộc vào trung ương
hay địa phương.
Đó là một sự cướp bóc không thể chấp nhận được.. Sự cướp bóc đó
dưới rất nhiều hình thức như chúng ta đã biết nhân danh chủ nghĩa xã hội, nhân
danh sở hữu toàn dân. Tài sản của bọn tư bản đó là do mồ hôi, xương máu của
người dân.
Nó là điều rất phi lý phải bị nhanh chóng xóa bỏ. Tôi tin rằng những
tài sản đố họ đã tiêu sài vô độ, tẩu tán ra nước ngoài. Họ tưởng đó la bất khả
xâm phạm. Tôi tin rằng đến một ngày náo đó người dân Việt Nam chân chính họ sẽ
đồi lại trả về cho nhân dân Việt Nam. Điều đó đã xảy ra với nhiều nhà cầm quyền
độc tài.
TQT : Dưới
chế độ thực dân cũ nhiều nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng nói về
những sự thật trong xã hội. Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhà văn với
những tác phâm của minh đã phản ảnh được thực chất xã hội hay là tô hồng thưa
nhà văn Võ Thị Hảo?
VTH : Thưa
anh, thực ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa – một chế độ nhà nước độc tài – nhà
nươc xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra loại nhà văn đa phần là văn nô, là nô tài.
Họ viết văn một cách nô lệ, muốn làm nô lệ cho nhà cầm quyền, chấp nhận sự dối
trá. Họ bỏ qua, hò lờ đi tất cả nỗi đau của nhân dân bị cướp bóc, máu dân oan
thấm đỏ mặt đường. Họ bỏ qua những vụ tham nhũng một cách nô lệ để tồn tại. và
để kiếm lợi nhuận. Còn có một loại nữa gọi là nô tài.
Họ tư nguyện gắn bó với
nhà độc quyền độc tài ấy . Đặc biệt càng ngày văn chương nô lệ càng thể hiện
tinh vi hơn. Họ vô cảm trước nỗi đau của nhân dân, họ dối trá. Có một văn nhân
đã nói im lặng trước tội ác cũng là tội ác. Đồng lõa với cái ác cũng là làm một
điều ác. Tôi nghĩ rằng về cái đó chúng ta cũng nên tỉnh táo để nhận ra đâu là
sự nô lệ. Văn chương dính vào sự nô lệ ấy bằng sự vô cảm. thì rất nguy hiểm.
Vì
sao? Những người nô lệ bằng sự vô cảm lờ đi khi thấy người ta đau. Người chết
đuối đang kêu cứu, ta lờ đi đó là quá ác. Chúng ta nhận ra điều đó, lương tâm
của những người viết, những người làm khoa học, người làm báo phải cắn dứt khi
chúng ta vô cảm trước nỗi đau của người dân. Tôi thấy phải nhận thức rõ ràng về
điều này để chùng ta không nô lệ nữa. để chúng ta cất lên tiếng nói của mình.
Cất lên tiếng nói trực tiếp về những vấn đề đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.
Tôi nghĩ làm được điều này góp phần làm cho xã hội bớt tệ hơn, người dân Việt
Nam sẽ bớt đau khổ hơn. Những nhà văn, những nhà báo sẽ có một tư thế đàng
hoàng hơn
TQT :
Nhiều người, nhất là trí thức cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, nó là lực cản của nhân loại. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản cũng là
môt lực cản xã hội, làm cho đất nước tụt hâu so với các nước bạn xung quang
mình. Nhưng tại sao vẫn còn nhà trí thức cứ lên tiếng kiến nghị với Đảng, giúp
cho Đảng tốt hơn, nhưng Đảng có tốt hơn đâu? Sao họ không góp ý với dân để dân
làm được điều họ mong muốn?
VTH : Tôi nhớ một vị lãnh
tụ thời Xô viết cũ đã từng nói là “Đảng cộng sản không thể cải tạo được. Chỉ có
thể xoa nó đi thôi”.. Những ai hy vọng rằng góp ý với Đảng để Đảng tốt hơn chỉ
là để tự an ủi mình. Đó chỉ là sự hão huyền mà thôi. Bản thân Đảng cộng sản là
một khối ung thư. Làm sao có thể góp ý cho khối ung thứ ấy nó tiêu đi được.
Bởi
vậy phải thay đổi. Thế nhưng tôi nghĩ trong tất cả những nhà trí thức họ cố
gắng vớt vát góp ý cho nhà cầm quyền, cho Đảng Cộng sản Việt Nam là để họ lựa
lời họ nói bởi vì họ bị đàn áp quá nhiều. Nếu như họ nói thẳng xóa bỏ cái chế
độ cộng sản đó đi thì họ sẽ bị đàn áp rất là kinh khủng, họ bị truy bức, bị
canh gác, bị triệt tiêu nguồn sống kể cả công việc, nơi cư trú của gia đình
mình. Cho nên họ phải lựa lời. Vì do cách lựa lời nên họ chưa dám nói đến tận
cùng của vấn đề, đến bản chất của vấn đề
Tôi nghĩ xóa bỏ chế độ cộng sản, chuyển sang một chế độ khác đa
nguyên, dân chủ có bảo vệ nhân quyền không phải là một vấn đề gì nặng nề. Tôi
lấy một ví dụ ngày xưa chúng ta dùng quạt mo để chống nóng. Dùng quạt mo cũng
tốt rồi so với không có quạt.. Nhưng đến ngày có cái quạt con cóc thi người ta
dùng quạt con cóc thay quạt mo, rồi đến quạt tai voi và bây giờ người ta dung
máy lạnh. Có ai từ chối khi có quạt con cóc không dùng quạt con cóc cứ dùng
quạt mo để trung thành với bản sắc văn hóa của Việt Nam!
Thay đổi một chế độ đã cổ hủ, đã lỗi thời đương nhiên phải thay,
sao lại không thay. Mọi người chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi. Đừng nô lệ, đừng
coi đó là một cái bàn thờ. Cài bàn thờ đó nếu cỏ chỉ là để thờ ma quỉ mà thôi.
Hãy thay đổi đi!
TQT :
Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo
VTH : Cảm ơn anh và cảm ơn
sự lắng nghe của qúi vị thính giả
No comments:
Post a Comment