Nga bất ngờ cảnh báo: Trung
Quốc là kẻ thù tiềm ẩn
Huy
Long
Trung Quốc sẽ chơi với ai? Đây là tính toán sai lầm chiến lược của
giới lãnh đạo Trung Quốc!
Nhưng mình nghĩ muốn cứu nước Nga thì Putin phải đi. Nước Nga vẫn thiếu
một Piere Đại đế, hay chí ít cũng là Đặng Tiểu Bình. Putin đi, nước Nga trở
thành nước dân chủ, thì giá dầu sẽ lên, nước Nga sẽ bớt khổ. Nhưng để phát
triển mạnh mẽ và bền vững thì nước Nga cần phải dân chủ hóa để kích thích sáng
kiến, sáng tạo của mỗi người dân và khuyến khích kinh tế tư nhân, sản xuất hàng
hóa tốt rẻ để tiêu dùng và xuất khẩu…
Giang Đoàn Lê
Đặt vấn đề “TQ sẽ chơi với ai” e không thích hợp nếu đứng trên quy
chiếu lịch sử mà nhìn Giang Đoàn Lê.
Từ xa xưa lại nay TQ chỉ đòi hỏi mối quan hệ “thiên tử chư hầu” chứ không hề
xây dựng tình hữu nghị với bất kỳ láng giềng nào. Cứ xem từ Đông sang Tây, từ
Bắc xuống Nam, xung quanh Trung Quốc một vòng thì biết. Trung Quốc là “độc cô
cầu bại”, và không lâu nữa đâu con sói ấy sẽ lặp lại tấn bi kịch Mãn Thanh cuối
thế kỷ XIX.
Huệ Chi Nguyễn
Cho nên tư duy của giới lãnh đạo TQ vẫn rất lạc hậu. TQ không thể phát
triển được “quyền lực mềm” ra thế giới. TQ là cường quốc cô độc nhất từ trước
đến nay. Họ không chơi được với ai, nên nếu họ manh động thì sẽ bị “quần hùng”
đánh chết tươi, phải không GS Huệ Chi Nguyễn?
Giang Đoàn Lê
VietTimes –
Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh
báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là “kẻ thù” tiềm
ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh
thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016.
Quan hệ Trung Quốc – Nga đang có nhiều bấp bênh
Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó
lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách
thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự
đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là
một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước.
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng
tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là
“kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo
“con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận.
Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền
Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan,
cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một
phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng
tiêu dùng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây
là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh
Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ
lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine.
Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược “Con đường tơ
lụa” mới.
Tờ Quan điểm của Nga đưa
tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi,
Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc
tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường
tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu.
Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều
đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan,
Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có
được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc
độ nhanh hơn.
Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà
phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu
nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo
đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính
trị.
Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng
chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn,
đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà
đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh
kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn
đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga.
Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ
USD vào Nga.
Ngày 6/1 vừa qua, Bộ Công thương Trung Quốc công bố số liệu cho
thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung
Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng
giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ NDT, giảm 27,8%.
Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ NDT, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga
206,49 tỉ NDT, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ NDT, thu hẹp 86,9%.
Trang Morning news của Nga
đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất
mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra
với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể
ngờ tới xảy ra.
“Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan.
Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa”
kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc
Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu
Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia.
Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng Học viện Á – Phi thuộc
Trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc
và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan
hệ giữa hai nước trong năm 2016.
* Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm
hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển).
Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế
Đông Á, một đầu châu Âu – cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có
tiềm lực phát triển lớn.
“Vành đai” sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á
và Nam Á. “Con đường” sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông
Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải.
H.L.
Phụ lục:
Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm, Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu
hùm!’
Hà Dũng
(Soha.vn) – Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ
của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.
Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm
Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi
phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo
mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là
thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh
hải.
Ngày 15/2/2009, Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế
giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star
của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng
Vladivostok.
Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa
được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này
phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng
không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết
Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.
Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm
lãnh hải
Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói: “Trung Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc,
đồng thời bày tỏ sự thất vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu
hàng của Trung Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ
bị rơi xuống nước“.
Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại
giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời
cho rằng, thái độ của Nga trong vụ tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô
cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là
vô cùng quan trọng và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân vụ việc.
Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường cứng rắn, cho rằng việc xử
lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2, cơ quan chức năng Nga đã ra quyết
định khởi tố đối với Thuyền trưởng tàu New Star vì xâm phạm trái phép biên giới
với bản án 2 năm tù giam.
Không chỉ vậy, vào ngày 17/7/2012, hai tàu cá từ tỉnh
Sơn Đông của Trung Quốc (tàu Chiết Đài Ngư 8695 và Lỗ Vinh Ngư 80-117)
đã bị tuần duyên Nga bắt giữ do xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Sau nhiều giờ rượt đuổi trong khi bị tàu cá Trung Quốc cố tình
phớt lờ, tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky đã buộc phải bắn vào 1 trong 2 con tàu
trên nhưng không có ai bị thương.
Tuy nhiên, sau đó truyền thông Trung Quốc lại loan tin 1 trong số
các ngư dân trên 2 con thuyền đã bị mất tích sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên
Nga trên biển vào hôm 16-17/7 và yêu cầu phía Nga phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung
Quốc còn lên tiếng chỉ trích Nga về việc “thực thi pháp luật một cách thô bạo”,
đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh chóng thả người và tàu.
Thế nhưng, Moscow cũng không ngần ngại thể hiện lập trường cứng
rắn trong vấn đề này. Ngày 20/7, hãng tin Nga Interfax dẫn lời văn phòng báo chí Cục An
ninh Liên bang trực thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Lãnh hải nước này còn cho biết
tiến trình pháp lý khởi tố hình sự hai Thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ tàu cá
trên đã sắp hoàn thiện.
Theo đó, ông Trương Tân Kỳ (tàu Chiết Đài Ngư 8695) và Khâu Hiểu
Minh (tàu Lỗ Vinh Ngư 80-117) đang phải đối mặt 2 tội danh là xâm phạm lãnh hải
và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Trước phản ứng kiên quyết của Moscow, Bắc Kinh hôm 22/7 phải xuống
nước tỏ ra ‘mềm mỏng’ với luận điệu: “Nhân dân hai nước hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng
khách quan và bình tĩnh”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.
Tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky nổ súng vào 2 tàu cá Trung Quốc xâm
phạm lãnh hải Nga và ngang nhiên hoạt động bất chấp cảnh báo
Hành động bắn vào tàu cá Trung Quốc năm 2012 và trước đó là bắn
chìm tàu hàng của Trung Quốc năm 2009 là thông điệp Nga gửi đến đến Trung Quốc,
rằng chủ quyền lãnh thổ Nga là thứ mà Trung Quốc không nên mơ tưởng.
Răn đe bằng tập trận
Năm 2013, lực lượng quân sự Nga có những hoạt động tập trận hết
sức nhộn nhịp. Ẩn chứa đằng sau đó là những thông điệp hết sức rõ ràng.
Trước hết là tập trận “Hợp tác trên biển 2013” giữa hải quân Nga
và Trung Quốc được tổ chức ở vịnh Pie đại đế thuộc Biển Nhật Bản từ ngày 5/7
đến 12/7. Cuộc tập trận này được cho là nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và đồng minh
đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong cuộc diễn tập có sự tham gia của 11 chiến hạm nổi và một tàu
ngầm của Nga, được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tham gia trong lịch
sử tiến hành các cuộc diễn tập trên biển.
Cuộc tập trận đang khiến Trung Quốc như “mở cờ trong bụng” khi
được cùng Nga lên gân với Mỹ và các đồng minh thì Nga đã dội ngay “gáo nước lạnh”
vào Trung Quốc khi chỉ sau chưa đầy 12 giờ đồng hồ tính từ thời điểm lực lượng
Hải quân Trung Quốc quay trở về căn cứ quân sự của mình, Nga tiến hành một cuộc
diễn tập lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.
Kế hoạch và lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tham gia tập trận
Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, theo mệnh lệnh
của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga – Tổng thống Vladimir Putin,
toàn bộ các quân đoàn, sư đoàn và các lữ đoàn độc lập trực thuộc các quân khu
Trung tâm và quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, các căn cứ không quân
tiêm kích, vận tải và không quân chiến lược ở vùng Viễn Đông Nga đã được lệnh
tiến hành tập trận kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất thường với quy mô lớn chưa
từng có. Viễn Đông chính là vùng hết sức nhạy cảm trong quan hệ Nga và Trung
Quốc.
Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 13 – 20/7, các sư đoàn vận
chuyển cơ giới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không được lệnh thực hiện
đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3.000 km. Tham gia tập trận có 1.000 xe
tăng và xe bọc thép, 130 máy bay vận tải, tiêm kích, ném bom chiến thuật và
chiến lược, máy bay trực thăng các loại, 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hải
quân Nga.
Cuộc tập trận huy động đến 160.000 quân nhân, 5.000 xe tăng và
thiết giáp
Ở mặt trận trên bộ, Tập đoàn quân số 36 triển khai lực lượng hùng
hậu gồm các xe tăng hạng nặng, xe bọc thép và các đơn vị tên lửa chiến thuật
tham gia tập trận.
Toàn bộ Lữ đoàn xe tăng số 5 thuộc Tập đoàn quân số 36 đã thực
hiện hành quân cơ động sẵn sàng chiến đấu trên quãng đường dài hơn 1.100 km với
100 xe tăng, xe thiết giáp và 60 xe bọc thép các loại.
Ngoài ra, các lữ đoàn tấn công đổ bộ số 11, lữ đoàn điều khiển 75
và lữ đoàn hậu cần kỹ thuật 101 với tổng cộng hơn 400 xe cơ giới cũng đã thực
hiện hành quân liên tục trên quãng đường 1.100 km trong vòng 2 ngày đêm.
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 37 cùng với khoảng 200 chiếc xe bánh
xích và 100 xe bọc thép đã hành quân cơ động từ căn cứ đóng quân ở thành phố Kyahta
đến thao trường Burduny.
Xe tăng Nga trong cuộc tập trận
Trong khi đó, lữ đoàn tên lửa chiến thuật Tochka-U số hiệu 103
cũng trực thuộc Tập đoàn quân số 36 đã được lệnh triển khai đội hình ở cấp độ sẵn
sàng chiến đấu cao. Đồng thời, các lực lượng hỗ trợ nhanh chóng làm nhiệm vụ tổ
chức phòng thủ, ngụy trang và nghi binh bằng các thiết bị điện tử tinh vi.
Các lực lượng không quân và phòng không của Bộ tư lệnh số 3 không quân
Nga và quân khu miền Đông được giao nhiệm vụ xuất kích bảo vệ bầu trời cho các
hoạt động của các đơn vị mặt đất và trên biển.
Trong đó, các trung đoàn không quân tiêm kích Su-27 đã thực hiện
ngăn chặn tấn công đường không của đối phương. Cùng với đó, các đơn vị không quân
chiến lược gồm các máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS cũng được huy động tham gia
tập trận.
Đặc biệt, Nga đã báo động sẵn sàng chiến đấu 2 sư đoàn tên lửa
chiến lược tại vùng Viễn Đông, bao gồm Sư đoàn tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk
và Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc tỉnh Orenburg. Theo các nguồn tin công
khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa
Topol (SS-25 Sickle), trong khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các
hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).
Quãng đường hành quân lên đến hàng nghìn km
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tham gia cuộc tập trận
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle) tham gia cuộc
tập trận
Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã thành lập 6 biên đội tàu
chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội
Thái Bình Dương.
Theo thông báo, các đơn vị vũ trang của hai Tập đoàn quân 35 và 36
thuộc quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông thực hiện nhiệm vụ diễn tập-chiến
đấu tại 17 thao trường trên đất liền và 2 thao trường trên biển.
Có thể thấy rằng cuộc diễn tập quy mô này đáng chú ý nhất là cuộc hành
quân khổng lồ tới hàng nghìn km trên bộ, cũng như số lượng các thao trường trên
bộ nhiều hơn nhiều so với trên biển.
Các chuyên gia phân tích và phương tiện
truyền thông quốc tế đều đồng loạt cho rằng cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy
của nước Nga thời hiện đại có đối tượng trên biển là Nhật Bản, trên bộ là Trung
Quốc.
Tạp chí Học giả Ngoại giao Nhật
Bản phân tích bài báo cho rằng, sự thực cho thấy, cuộc diễn tập quân sự lần này
đã chứng minh mặc dù gần đây, hai nước Nga-Trung đã có sự cải thiện rõ rệt trên
một số lĩnh vực, chẳng hạn hợp tác năng lượng và quân sự (tuần trước hai nước đã
tổ chức cuộc diễn tập liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong lịch sử của họ),
nhưng quan hệ hai nước vẫn rất đáng lo ngại.
Đặc biệt là rất nhiều quan chức Nga hết sức nghi ngờ Trung Quốc
đang có ý đồ khởi động một chiến lược thôn tính lâu dài đối với khu vực Viễn Đông
của Nga, bởi những năm gần đây có rất nhiều người Trung Quốc đã di cư đến khu
vực này. Do vậy, Nga tiến hành cuộc tập trận này với hai đối tượng cần
cảnh báo đó là Nhật Bản và Trung Quốc.
H.D.
__._,_.___
Posted by: Dien bien hoa binh