Sợ
nhiều bất lợi chính trị Hà Nội lẳng lặng công bố bản
Hiệp Định Biên Giới với Bắc Kinh
HÀ
NỘI 30-8 (TH).-
CSVN
cho đăng tải nguyên văn "Bản hiệp định biên giới trên đất liền" ký
kết giữa chế độ Hà Nội và Trung Cộng, trên số báo Nhân Dân ra ngày Thứ Sáu
30-8-2002, một cách rất là lặng lẽ qua mục "Tìm hiểu pháp luật".
Trước
những áp lực quá lớn và các hậu quả chính trị khó lường từ các cộng đồng người
Việt ở hải ngoại cũng như người Việt ở trong nước, Bộ Chính Trị CSVN đã phải
cho công bố toàn văn bản hiệp ước biên giới trên đất liền, ký ngày 31-12-1999
tại Hà Nội giữa ngoại trưởng CSVN Nguyễn mạnh Cầm và ngoại trưởng Trung Cộng,
Đường gia Toàn.
Ngày
7-8-02 vừa qua, CSVN đã bắt dẹp trang nhà TTVNOnline.com của một nhóm thanh
niên ở Hà Nội vì đã thảo luận công khai và chỉ trích chế độ Hà Nội nhượng bộ
nhiều phần đất của tổ tiên và lãnh hải cho Trung Cộng, đồng thời bưng bít hoàn
toàn nội dung các bản hiệp định.
Sự
kiện này cho thấy dư luận quần chúng đóng một vai trò quan trọng đối với thái
độ và chính sách của đảng CSVN. Họ chỉ làm hoặc nhượng bộ những gì họ không
muốn khi không thể làm khác.
Cùng
với bản hiệp ước này, báo Nhân Dân còn đăng lại "Nghị quyết" của quốc
hội CSVN phê chuẩn bản hiệp ước vừa kể vào ngày 9-6-2000 khi đó Nông đức Mạnh
là chủ tịch quốc hội.
Bản
Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền được công bố trên báo Nhân Dân thấy có 8 điều khoản. Riêng điều khoản thứ
3 liệt kê 61 điểm mốc chính, căn cứ vào đó để nối kết với các điểm khác có các
tọa độ là cao điểm, sông suối, hoặc căn cứ và các tọa độ, cao điểm như đồi, núi
của hai nước để xác định đường biên giới. Để có thể xác định được
chính xác đường biên giới Việt Nam - Trung Cộng bây giờ qua bản hiệp định ký kết
hồi năm 1999, cần phải có bản đồ đính kèm theo bản hiệp ước, để đối chiếu với
bản đồ và bản hiệp ước Thiên Tân ký năm 1887 giữa triều đình nhà Thanh và thực
dân Pháp.
Tuy
nhiên, CSVN chỉ công bố bản hiệp ước mà không thấy có bản đồ đính kèm. Có thể,
Bộ Chính Trị đảng CSVN biết rằng nếu chỉ công bố có bản hiệp ước không thôi, dư
luận dân chúng sẽ không có gì để căn cứ mà chỉ trích rằng Đảng và Nhà Nước CSVN
đã nhượng bao nhiêu phần đất biên giới cho Trung Cộng.
Qua
các tin tức trong nước hồi năm ngoái, nhiều thôn bản dọc biên giới đã bị nhà
cầm quyền địa phương bắt dời nhà đi nơi khác và nói đó là phần đất Trung Cộng,
dù dân chúng sinh sống ở đó suốt
bao nhiêu đời.
Cuối
năm ngoái, CSVN và Trung Cộng làm lễ cắm cột mốc biên giới đầu tiên tại một địa
điểm thuộc tỉnh Móng Cái đối diện với thị trấn Đông Hưng của Trung Cộng. Chương
trình cắm 1,500 cột mốc để phân định ranh giới giữa hai nước sẽ hoàn tất trong
khoảng 3 năm.
Báo
CSVN khi loan tin về hiệp định biên giới trên đất liền đều nói chiều dài biên
giới hai nước là 1,350 cây số, trong khi
Tân Hoa Xã hồi đầu năm 2000 khi loan tin này nói chỉ có 1,200 cây số.
Sau
cuộc chiến biên giới năm 1979 và mấy năm sau đó, CSVN đã nhiều lần tố cáo lính
Trung Cộng di dời nhiều cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam.
Để có thể biết rõ hơn
rằng các cuộc đàm phán về biên giới giữa CSVN và Trung Cộng có gây thiệt hại về
đất đai của tổ tiên hay không, cần phải có các cuộc khảo sát tận nơi, cũng như
phỏng vấn dân chúng các địa phương để đối chiếu với các bản hiệp định và các
bản đồ cũ mới, một điều chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội không cho làm.
Tháng
giêng vừa qua, ký giả Bùi minh Quốc đã bị bắt vì đến các vùng biên giới để chụp
hình làm tài liệu, phỏng vấn dân chúng hầu có các chứng cơ đối chiếu với bản
hiệp định, ông đã bị bắt và đang bị quản chế ở Đà Lạt. Nhiều người khác hoặc ở
tù như Lê chí Quang, hoặc bị quản chế như Trần Khuê vì đã phản đối bản hiệp
định biên giới.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment