From: Toma Thien <
Sent: Tuesday, January 26, 2016 9:01 AM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Đại hội Đảng và tính chính danh cầm quyền
Sent: Tuesday, January 26, 2016 9:01 AM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Đại hội Đảng và tính chính danh cầm quyền
Tuyên
bố
của các tổ chức chính trị và dân sự độc lập tại
Việt Nam
nhân đại hội đảng cộng sản lần thứ 12
Kính gởi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và
ngoài nước
- Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ
quan nhân quyền quốc tế.
Xét rằng
1- Đảng cộng sản Việt Nam đang họp đại hội lần thứ 12 của mình. Các đảng viên
sẽ có một việc chủ yếu là bầu ra tổng bí thư. Đó là vấn đề riêng của họ, đại đa
số nhân dân không quan tâm ai sẽ giữ chức vụ này. Nếu có thì chỉ theo dõi cho
biết những cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trước và trong thời gian đại hội, với
đủ chiêu trò vu khống, vạch trần, triệt hạ lẫn nhau, bằng đủ cách thức phi
pháp, đê tiện hay thâm độc. Điều này cho thấy đại hội đảng chỉ là dịp để tranh
giành quyền lực và chia chác quyền lợi, chứ chẳng hề vì lợi ích của đất nước (y
như 11 kỳ đại hội đảng trước đây).
2- Giả như có một tổng bí thư mới được bầu ra mà còn có chút lương tâm ngay
chính, ý thức trách nhiệm và tình tự dân tộc, ông ta cũng chẳng có thể làm được
gì tốt đẹp cho Tổ quốc, vì bị khống chế bởi nguyên tắc đảng trị, bị bó rọ trong
thể chế độc tài, bị cột chặt vào mục tiêu quyền lực đảng hơn lợi ích nước. Trừ
phi ông ta giải tán đảng cộng sản y như Mikhail Gorbachev ở Liên Xô.
3- Điều đáng quan tâm là đại hội đảng cộng sản lại tự tiện bầu chọn ba chức vụ
liên can trực tiếp tới việc quản lý quốc gia, điều hành đất nước: thủ tướng,
chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Nghĩa là một nhóm nhỏ quan chức đảng (trên
1.500 người) lại độc quyền quyết định tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt.
4- Theo nền chính trị văn minh của nhân loại tại các nước dân chủ đích thực
trên thế giới, ba chức vụ quan trọng này phải là kết quả của ý muốn toàn dân.
Là chủ nhân của đất nước, toàn dân có toàn quyền bầu ra một cơ quan quyền lực
cao nhất để đại diện cho mình, tức là một Quốc hội đa đảng và dân chủ sau một
cuộc tranh cử công bằng và chân thực cũng như qua một cuộc bầu cử tự do và công
minh. Để rồi do cuộc bầu cử này, 3 chức vụ nói trên được thành hình từ một quốc
hội đúng nghĩa: của dân, do dân và vì dân.
5- Thế nhưng, tại Việt Nam suốt hơn 70 năm qua, đảng cộng sản đã nắm được quyền
lực chính trị không phải do toàn dân giao cho bằng lá phiếu tự do mà chỉ nhờ
dùng vũ lực để chiếm đoạt (chính đảng cũng tự nhận đã “cướp chính quyền”). Và
trong các kỳ đại hội của mình, đảng lại tự quyền chọn lựa ba chức vụ thủ tướng,
chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, sau đó bày trò hợp thức hóa qua quốc hội gia
nô, thuộc đảng, rồi bắt toàn dân phải thừa nhận.
6- Ba nhân vật quan trọng này cũng như toàn thể quốc hội đều xuất phát từ đảng,
tuân theo lệnh đảng, hành động vì đảng, chịu trách nhiệm trước đảng, thay vì
xuất phát từ nhân dân, theo lệnh nhân dân, hành động vì nhân dân và chịu trách
nhiệm trước nhân dân.
Do đó
1- 70 năm qua, đất nước trượt dài vào bế tắc chính trị, khủng hoảng kinh tế,
suy đồi văn hóa, thoái biến môi trường, bất an xã hội, và nhất là yếu nhược
quốc phòng, khiến Việt Nam có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng.
2- Chúng tôi, các tổ chức chính trị và dân sự độc lập ký tên dưới đây, mạnh mẽ
phản đối và cực lực lên án hành vi ngang ngược của đảng cộng sản nói trên. Đó
là chà đạp các quyền chính trị cơ bản của toàn dân Việt Nam.
3- Chúng tôi cũng vạch trần ý đồ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIV
và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016–2021 vào ngày 22-05-2016 tới đây
theo kiểu “đảng cử dân bầu”, mang tính cưỡng bức và dối trá như bao cuộc bầu cử
trước.
4- Cùng với toàn dân, các tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập sẽ có
những việc làm cần thiết, không để diễn lại màn kịch dân chủ giả hiệu mà đảng
và giới cầm quyền đã dàn dựng mấy chục năm qua dưới chế độ độc tài, ngõ hầu
tiếp tục làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 26-01-2016, nhân đại
hội đảng CS lần thứ 12.
Các tổ chức chính trị và xã hội đồng ký tên
01- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc
sĩ Phạm Bá Hải
02- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao
Đài. Đại diện: Các chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng
03- Cộng hòa Thời báo (Úc châu). Đại diện: Ông
Nguyễn Quang Duy.
04- Đảng Dân chủ Nhân dân VN. Đại diện: Bác
sĩ Lê Nguyên Sang
05- Đảng Việt Tân. Đại diện: Giáo sư Phạm Minh
Hoàng
06- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nm-Hoa Kỳ.
Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
07- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại
diện: Tổng thư ký Lê Quang Hiển.
08- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn
Trội và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.
09- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ
Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi
10- Hội Phụ nữ
Nhân quyền VN. Đại diện: Bà Trần Thị Nga
11- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Nhà văn
Nguyễn Xuân Nghĩa.
12- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ
Quốc Ngữ
13- Nhóm Linh mục Nguyễn
Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
14- Sài Gòn báo. Đại
diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
15- Tăng đoàn Giáo hội
Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
From: Quyet
Nong
Sent: Tuesday, January 26,
2016 9:46 PM
To: VN-Share-News ; 1 DĐKT
Subject: 1 DĐKTTG Đại hội Đảng
và tính chính danh cầm quyền
Đại hội Đảng và tính chính danh
cầm quyền
Võ
Tấn HuânGửi
tới BBC Tiếng Việt từ Canada
·
25 tháng 1 2016
Reuters
Sau hơn 70 năm cách mạng tranh đấu
giành lại quyền làm chủ của người dân, Việt Nam đang đứng trước thách thức để
cụ thể hóa quyền này vào trong cuộc sống thường nhật.
Việt Nam hiện đang có gần 60 phần
trăm dân số trong độ tuổi dưới 35. Đội ngũ nhân công trẻ và năng động, cùng với
nguồn đầu tư nước ngoài dồi dào, là những động lực để Việt Nam phát triển và
vươn xa.
Tuy nhiên, bước vào năm 2016 – hơn
bảy thập niên sau cuộc cách mạng – tương lai Việt Nam do Đảng Cộng sản tự phong
quyền lãnh đạo, vẫn còn nhiều bấp bênh.
Giữa lúc đại hội lần thứ 12 của
Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra, điểm gây nhiều chú ý nhất trong dư luận không
phải là chủ trương, chính sách, hay tầm nhìn cho quốc gia mà là ai sẽ giữ chức
vụ này, ghế kia.
Thiếu tính chính
danh
Hơn một nghìn năm trăm đại biểu đại
diện cho một thành phần thiểu số cộng sản trong xã hội chỉ đặt trọng tâm làm
thế nào để tiếp tục độc quyền nhà nước và tiếm quyền của hơn 90 chục triệu dân
Việt Nam.
Những phát biểu “đi lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta” vẫn là những câu nói sáo rỗng, cũ kỹ, không mang tính thực
chất lẫn thực tế. Dù bất kỳ nhân vật cộng sản nào lên nằm quyền thì chế độ hiện
hành của đất nước vẫn không chính danh.
Từ lâu nay, giới lãnh đạo cộng sản
Việt Nam luôn đề cao quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều này đồng nghĩa
với việc nhân dân làm chủ đất nước là yếu tố trung tâm trong cơ chế quyền lực
của quốc gia. Cụ thể nhân dân làm chủ là quyền được ứng cử, bầu cử, phúc quyết
hiến pháp và các vấn đề hệ trọng khác, cũng như quyền được thay đổi chính phủ
và quyền làm chủ chính đáng mảnh đất của mình.
Tuy nhiên, qua các đại hội của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng như lần Đại hội 12 này và các cuộc bầu cử quốc hội suốt
mấy thập niên qua, đã cho thấy rõ người dân không có quyền bầu ra các lãnh đạo
quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự đặt
mình lên trên nguyện vọng và quyền của nhân dân, tự chọn nhân sự cho đất nước
mà không có đối lập – tương tự như việc cầm quyền mà không qua bầu cử.
AFP
Các cuộc đại hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ mang màu sắc của một đảng chính trị hơn là đại diện cho tương lai
của đất nước.
Người dân không có tiếng nói trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như bầu chọn những người chính
trực để lãnh đạo đất nước. Các cuộc bầu cử quốc hội với những kết quả gần một
trăm phần trăm thì hầu như ai cũng rõ đó chỉ đậm tính phô diễn hình thức.
Thắng cuộc mà không thắng cử là vẫn
chưa đủ để hợp thức hóa tính chính danh cầm quyền.
Cầm quyền không chính danh hiển
nhiên không đúng với pháp lý, không phù hợp với tinh thần nhà nước pháp quyền –
bất kể đó là nhà nước pháp quyền theo chủ nghĩa hay tư tưởng nào.
Về phương diện chính trị và quốc
gia, việc này không thể chấp nhận nếu không muốn nói đây là tội ác đối với
lương tâm lãnh đạo và đối với đồng bào của chính mình.
Hậu quả của việc nhân dân không có
quyền làm chủ đã dẫn đến việc chính phủ không chính danh.
Danh xưng của chế độ chỉ là tên
gọi. Tính chính danh cầm quyền mới thực chất thể hiện sự tôn trọng quyền của
người dân trong một xã hội đa dạng, và thực tâm của lãnh đạo chính trực để xây
dựng đất nước với một nền tảng vững chắc.
Bắt đầu từ pháp luật chuẩn mực
Quyền lực của chế độ nếu không được
nhân dân chuẩn thuận trao quyền – cơ bản nhất là bản quy ước xã hội, tức bản
hiến pháp dân chủ – thì dù nhà nước cộng hòa với tư tưởng hay chủ nghĩa gì thì
cũng không chính danh.
Pháp luật không chuẩn mực, tùy tiện
như Việt Nam hiện nay không chỉ là môi trường thuận lợi cho các phe nhóm lợi
ích, tham nhũng và lũng đoạn xã hội mà trên tất cả, đó là lá chắn để phục vụ
cho một đảng chính trị tiếm quyền của nhân dân và độc quyền nhà nước. Hiến pháp
hiện hành chỉ là công cụ phụ vụ cho một đảng chính trị.
Nguy hại hơn hết, pháp luật không
chuẩn mực tiếp tục cản trở quốc gia hướng tới xã hội công bằng và thịnh vượng.
Và hơn nữa, nó để lại biết bao hậu quả tai ương cho tương lai đất nước mà các
thế hệ sau phải gánh chịu.
Image copyrightAFP
Dù theo tư tưởng hay chủ nghĩa nào
thì cũng cần điều hành xã hội bằng pháp luật, và việc này cần phải cụ thể hóa
bắt đầu từ nền tảng cơ bản của hiến pháp thay vì chỉ phát biểu chung chung
trong các diễn văn hình thức hoặc bên trong nội bộ của một đảng. Lãnh đạo đất
nước nói quanh co, né tránh pháp luật chuẩn mực là ngụy biện, không chính trực.
Pháp luật chuẩn mực – bắt đầu từ
bản hiến pháp của toàn dân – là cơ bản của pháp luật quốc gia, là đòi hỏi của
xã hội công bằng, là điều kiện cho cơ chế nhà nước minh bạch, và là nhu cầu để
Việt Nam phát triển toàn diện.
Nền tảng hiến pháp đặc thù với bản
sắc dân tộc bao gồm nhiều thành phần trong xã hội sẽ là động lực để Việt Nam
phát triển, hội nhập, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, mở đường cho
Việt Nam cất cánh và trường tồn.
Việc bầu chọn lãnh đạo của riêng
một đảng chính trị nào đó là chuyện nội bộ không thể đánh đồng với việc bầu
chọn lãnh đạo quốc gia và nhân sự cho đất nước. Quyền làm chủ của nhân dân đối
với việc bầu chọn lãnh đạo quốc gia là yếu tố quan trọng để tạo tính chính cầm
quyền.
Chấm dứt lũng đoạn quyền làm chủ
của nhân dân để họ tham gia và có tiếng nói chính trị cũng sẽ giúp ổn định xã
hội và ổn định chính trị để đất nước phát triển bền vững. Đây là trách nhiệm
của những người cầm quyền. Đây đồng thời cũng là nguyên tắc quốc gia.
Phải chăng phối hợp từng bước
chuyển đổi để đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân và
tạo tính chính danh cầm quyền là mục tiêu để Việt Nam xây dựng sự ổn định lâu
dài cho đất nước?
Bài thể hiện quan điểm và văn phong riêng của người viết, hưởng
ứng chuyên mục 'Viết về Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12' của BBC Tiếng Việt.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment