24-1-2016
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại
hội đảng 12 hôm 21/1. Photo: Reuters
Một quan chức trong
nước xác nhận như vậy hôm nay, 23/1, liên quan tới cuộc đua vào chức Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Trung ương khoá 11
giới thiệu bốn người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là năm. Nhưng cả
bốn người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đều xin rút”, Thượng tướng Võ
Tiến Trung, Ủy viên trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, trả lời báo
chí trong nước bên hành lang Đại hội XII.
Ông Trung nói rằng
ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” vì “lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức
Tổng Bí thư khóa XII”.
Trả lời câu hỏi,
“bốn người xin rút đã được Trung ương cho rút, nhưng trong Đại hội có đại
biểu ngoài Trung ương đề cử họ thì sao”, Thượng tướng Võ Tiến Trung nói rằng
khi ấy, “việc xin rút hay không do đồng chí đó quyết định”.
“Nếu họ vẫn xin rút
thì Đại hội sẽ thực hiện quyền cao nhất, là cho đại biểu bỏ phiếu hoặc biểu
quyết để cho rút hay không rút. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán, không cho rút thì
đồng chí đó không được rút”, ông Trung nói.
Thông tin được quan
chức quốc phòng Việt Nam đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về người sẽ
lên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.
Đương kim Nguyễn Tấn
Dũng chiếm được nhiều cảm tình của các cư dân mạng hơn so với ông Nguyễn Phú
Trọng.
Trong một cuộc thăm
dò ý kiến của độc giả trên trang web cũng như mạng xã hội của VOA tiếng Việt,
ông Dũng giành được đa số đề cử.
Trong một cuộc thăm
dò ý kiến kể từ ngày 18/1, trả lời câu hỏi, “ai sẽ là Tân tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam?” trên trang voatiengviet.com,
ông Dũng vẫn duy trì một khoản cách khá xa với ông Trọng với hơn 65% trong số
hơn 6 nghìn người trả lời cho biết muốn chọn ông làm người lãnh đạo đảng.
Phát biểu tham luận
tại Đại hội Đảng XII sáng 23/1, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng
Ngọc Tùng nói rằng Việt Nam “đang đứng trước thử thách rất to lớn là phải
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quốc gia trong điều kiện Trung
Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông”.
Ông sau đó lên tiếng
cho rằng “nhân dân cần lãnh đạo khí phách” đồng thời “bày tỏ sự kính trọng đến
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vì kịp thời lên
tiếng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Khi được hỏi lý do vì
sao mà nhiều người Việt Nam lại đặt lòng tin vào ông Dũng, tiến sĩ Lê Hồng
Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore,
nhận định:
“Về mặt chính sách
đối nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn chung được đánh giá là, mặc dù có những
sai lầm và sự cố trong việc điều hành nền kinh tế, đặc biệt là quản lý các
doanh nghiệp nhà nước, nhiều người nhìn ông là con người dám hành động, và sẵn
sàng cải cách nhiều hơn so với một số các nhà lãnh đạo khác, bảo thủ hơn.
Tất
nhiên ông có những sai lầm, nhưng một phần bắt nguồn từ việc ông dám hành động,
dám đưa ra các quyết định để mà thúc đẩy Việt Nam đi lên.
Cái thứ hai, về mặt
đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như có những phát biểu, những hành
động thể hiện cái tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc và đặc biệt là có sự
thẳng thắn phê phán Trung Quốc trong một số trường hợp. Và yếu tố thứ ba, tôi
nghĩ rằng nếu như xét tổng thể trong dàn lãnh đạo hiện tại, thì sự ủng hộ của
người dân đối với thủ tướng Dũng không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên,
nếu mà so với các lựa chọn khác thì có thể họ nhận thấy vẫn khả dĩ hơn trong
bối cảnh hiện nay.”
Đại hội đảng 12 diễn
ra từ ngày 20 cho tới ngày 28/1, với sự tham gia của hơn một nghìn đại biểu.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment