Thư
số 51 gởi:
Người
Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Xin gọi chung Người Lính Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ Các
Anh viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp
Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người
Lính trong quân đội Nhân Dân, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc
Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản
hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung
tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Nội dung thư này, tôi hy vọng
là trong một chừng mực nào đó, Các Anh hiểu được tại sao sự phát triển của xã hội
Việt Nam vẫn sau lưng các quốc gia thành viên của khối
ASEAN, nhất là Cam Bốt.
Thứ nhất. Luật
Giáo Dục Đại Học Việt Nam.
Xin nhắc lại vào năm 2004,
Giáo Sư Hoàng Tụy trong nhóm nghiên cứu giáo dục Hà Nội, phát biểu: Chương
trình giáo dục Việt Nam trong bao nhiêu năm qua vẫn trong
tình trạng lạc hậu, thi cử nặng nề với phẩm chất rất kém. Sách giáo khoa cũng
không thích ứng với hoàn cảnh đất nước, nghĩa là những cải cách trước đây không
đạt được hiệu quả so với nhu cầu đất nước. Những sự kiện gian dối trong giáo dục
cũng như trong thi cử, làm xói mòn niềm tin của tuổi trẻ lẫn của phụ huynh, đã
dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí nó đánh mất niềm tin
của mọi người trong xã hội".
Vậy mà ngày 23/2/2004,
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã ban hành Quyết Định, bắt buộc sinh viên đại học
toàn quốc phải học và thi tốt nghiệp các môn học chính trị, bao gồm triết học
Mác-Lê, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng, và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/3/2004 , và tất cả
sinh viên không có quyền chọn lựa mà phải học theo giáo trình chọn sẳn. Các môn
học bắt buộc này là 203 giờ, chiếm khoảng 9% (?) thời lượng của chương trình đại
học.
Ngày
13/6/2012, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị Quyết chiến lược phát triển
giáo dục 2010-2020, trong đó có đoạn: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự
quản lý của nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội,
xây dựng nền giáo dục có tinh thần nhân dân, tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa
Mác-Lénin và tư tưởng của con người tàn độc nhất trong lịch sử Việt Nam là Hồ
Chí Minh làm nền tảng..
Và cuối năm 2012
"Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam" ban hành sau khi Quốc Hội thông qua
ngày 18/6/2012, và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật này có 73 Điều trong 12
Chương Xin trích những Điều liên quan:
Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học:
(1) Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học
được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều Lệ đảng cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật.
(2) Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục
đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến Pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức
xã hội.
(3) Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện
cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hội đồng đại học:
(1) Hội đồng đại học có nhiệm vụ và quyền hạn phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đại học... (2)
Thành viên hội đồng đại học gồm: Giám đốc, các phó giám đốc. Bí thư đảng ủy.
Chủ Tịch Công Đoàn. Bí thư Đoàn Thanh Niên cộng sản HCM ....
Điều 69. Cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục đại học:
1. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về giáo dục đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học. 3.
... 4. Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của chánh phủ.....
Với những Điều mà tôi trích ra từ Luật Đại Học Việt Nam trên đây, cho thấy
hệ thống giáo dục bị cột chặt vào lãnh đạo và chánh phủ Việt Cộng
ngang qua các "tổ chức đảng" với nhà nước trong các trường đại học,
đã không thể đưa giáo dục phát triển một cách bình thường được, vì tự thân xã hội
chủ nghĩa đã không bình thường rồi.
Thứ hai. Tìm lối thoát cho giáo dục đại học Việt Nam.
Sau khi Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam có hiệu lực, ngày 28/12/1013,
trong hội nghị trung ương 8 đúc kết bậc đại học năm 2012-2013, Phó Thủ Tướng Vũ
Đức Đam nhấn mạnh: Phải nhìn nhận khoảng cách giáo dục của Việt Nam với
các nước trong ASEAN vẫn chưa thu hẹp được, một số quốc gia bị chững lại đáng kể,
vậy mà chúng ta vẫn chưa bắt kịp họ. Giáo dục liên quan đến tất cả mọi người
dân, một sự thay đổi nhỏ mà không phù hợp sẽ liên quan đến tương lai của một đời
người, và cộng lại là nhiều năm đối với tương lai của một dân tộc. Chúng ta phải
đổi mới lãnh đạo và điều hành ngành giáo dục, vì hiện nay sinh viên học rất
kém nhưng vẫn tốt nghiệp để Bộ Giáo Dục đạt thành tích 20.000 tiến sĩ vào
năm 2020.
Rất có thể vì
muốn nhanh chóng thực hiện số lượng Tiến Sĩ này mà giáo dục đại học Việt Nam
chưa hội nhập được với đại học quốc tế, và dẫn đến hội thảo dưới đây.
Ngày 12/11/2012, Hội thảo
"Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập đại học quốc tế", do đại học quốc
gia tại Sài Gòn, do Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phan Thanh Bình, Giám Đốc đại học
quốc gia tại Sài Gòn chủ toạ. Mục đích hội thảo nhằm thảo luận những cơ hội và
thách thức đang đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam trên đường hội nhập đại học
quốc tế, đồng thời đưa ra những giải pháp chiến lược.
Có 26 bài tham luận của các đại biểu là nhà giáo, nhà nghiên cứu, các
chuyên gia về giáo dục đại học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong
và ngoài nước đã được gửi về hội thảo. Trong đó, các bài viết đã đề cập đến nhiều
đề tài phong phú, dưới những góc nhìn khác nhau, về những vấn đề trọng yếu mà
giáo dục đại học phải giải quyết trước áp lực toàn cầu hóa.
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám Đốc đại học quốc gia tại Sài Gòn
-Trưởng Ban Tổ Chức- nhấn mạnh: Hội thảo sẽ không chỉ bàn về các thách thức
hay cơ hội đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam, hay là thực trạng của hệ thống
giáo dục. Trọng tâm của hội thảo là nhận thức những chiến lược cạnh tranh trong
bối cảnh toàn cầu hóa, là chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và thông tin, để từng
người, từng đơn vị, từng trường và cả hệ thống có thể đáp ứng tốt nhất với bối
cảnh ấy".
GS. TS. Nguyễn
Văn Tuấn, Viện Nghiên Cứu Y Khoa Garvan, Australia, trình bày: "Nghiên
cứu khoa học là một yếu tố có liên quan chặt chẽ đến kinh tế tri thức và ảnh hưởng
lớn đến thứ hạng của một đại học trên thế giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của
khoa học Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay quá khiêm tốn nếu không muốn nói
là quá lu mờ. Trong 41 năm qua, Việt Nam công bố được 10.745 bài báo khoa học
trên các tạp san khoa học quốc tế. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của
Malaysia và 11% của Singapore. Tầm ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa
học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Hiện phần lớn những
ấn phẩm khoa học công bố quốc tế của Việt Nam tập trung vào ngành y sinh học, vật
lý, và toán học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo giáo
sư Tuấn, do các đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học chưa có những quy định
về chuẩn mực nghiên cứu khoa học phù hợp với các chuẩn mực quốc tế..."
PGS.TS Lưu Tiến Hiệp, đại diện trường University Preparation College
Sydney tại Việt Nam, cũng nêu thực trạng vì sao đại học Việt Nam lại khó hội nhập
quốc tế. Ông nhận định: "Giáo dục đại học Việt Nam khó hòa nhập, do yếu
kém trải đều gần như toàn diện các lãnh vực. Khả năng Anh ngữ yếu kém từ lãnh đạo
xuống sinh viên, ít hiểu biết về quốc gia hợp tác với mình, không theo kịp chuẩn
mực quốc tế dẫn đến thái độ mất tự tin khi hội nhập và hợp tác quốc tế".
Ông nhấn mạnh: "Vấn đề quản trị giáo dục đại học hiện nay chưa vào nề nếp,
tổ chức đại học tự trị rất hạn chế nên rất khó thoát được chương trình khung từ
cấp lãnh đạo".
Cùng quan điểm trên, TS Hồ Bá Thâm, Trưởng Ban Triết Học và Khoa Học
Chính Trị, Viện Nghiên Cứu Phát Triển tại Sài Gòn: "Sự yếu kém về khả
năng Anh ngữ của sinh viên trong trường đại học hiện nay, là một rào cản lớn
trên đường hội nhập quốc tế. Các trường từng bước thực hiện giảng dạy bằng Anh
ngữ ở một số môn học. Đó là con đường hội nhập thuận lợi nhất, không những cho
lực lượng lao động phẩm chất cao mà nhất là nhà khoa học, trí thức, chuyên gia
cho tương lai".
TS Hồ Vũ Khuê Ngọc, trường đại học ngoại ngữ tại Đà Nẵng, nhận định:
"Việc thiếu nguồn lực có chuyên môn là trở ngại lớn nhất đối với sự
phát triển cũng như hội nhập khu vực và quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam".
Giáo Sư Tiến
Sĩ Martin Hayden, trường đại học Southern Cross, Australia,
nhìn nhận: "Các trường đại học tư ở Việt Nam thực chất là sản phẩm của
các tổ chức kinh doanh được quản trị bằng một tổ chức do các cổ đông bầu ra và
có thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Họ hoạt động vì lợi nhuận, mặc dù theo định hướng
của nhà nước là không vì lợi nhuận. Những văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề
này không rõ ràng. Nghị quyết 05/2005 của chánh phủ định nghĩa các cơ sở giáo dục
đại học là phi lợi nhuận, là những trường mà lợi nhuận được sử dụng hầu hết
cho đầu tư phát triển, nhưng lại không nêu cơ sở rõ ràng để phân biệt các trường
vì lợi nhuận và phi lợi nhuận.
Theo Tiến Sĩ Hồ Vũ Khuê Ngọc, thì: Ở Việt Nam, khái niệm và thực
tế thương mại hóa giáo dục đại học là không phù hợp với nhau. Luật Giáo Dục
khẳng định không cho phép bất kỳ hình thức thương mại hóa giáo dục nào. Tuy
nhiên, chánh phủ vẫn cho phép lập trường đại học tư, nhưng giáo dục đại học tư
không quan tâm về phẩm chất giáo dục. Tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia,
Thái Lan
, sự ra đời của các trường đại học tư nhằm làm giảm bớt sự áp đặt của
nhà nước lên hệ thống giáo dục đại học. Mục tiêu của đại học tư rất đa dạng,
bao gồm việc cung cấp những khóa học có chi phí cao, phẩm chất tốt cho tầng lớp
các gia đình có thu nhập cao. Một mặt, nhà trường tổ chức tuyển sinh các khóa
đào tạo có chi phí vừa phải cho những học sinh không trúng tuyển vào các trường
đại học công".
Trong báo cáo Xây Dựng Hệ Thống Giáo Dục Đại Học hội nhập toàn cầu cho Việt
Nam, một kế hoạch 9 điểm do Giáo Sư Martin Hayden đề nghị:
(1) Xây dựng cấu trúc hội nhập tốt hơn.
(2) Xây dựng tổ chức điều hợp duy nhất.
(3) Hội đồng trường cần có mức độ tự chủ cao hơn.
(4) Cần có hành lang pháp lý đầy đủ hơn về khu vực
tư nhân.
(5) Phải có trách nhiệm trước xã hội.
(6) Các trường đại học công lập cần tự chủ nhiều
hơn.
(7) Tài trợ nghiên cứu cần có tính chất cạnh
tranh hơn.
(8) Về tài chính cần áp dụng hệ thống người sử dụng
trả tiền với một mạng lưới an toàn.
(9) Tạo ra một tổ chức bảo đảm phẩm chất độc lập.
Giáo Sư Martin Hayden nhấn mạnh: Việt Nam cần phải áp dụng rộng rãi hơn
hệ thống người sử dụng trả tiền -nghĩa là học phí phải tăng- nếu các trường đại
học công muốn duy trì được tài chánh để bảo đảm phẩm chất giáo dục. Tuy nhiên,
vì lý do công bằng, nhà nước phải đưa ra nhiều loại học bổng và các khoản tín dụng
để hỗ trợ những sinh viên có năng lực nhưng cần giúp đỡ về tài chính theo học,
đồng thời qui định phương thức hoàn trả sau khi tốt nghiệp và đi làm. Để có nguồn
kinh phí này, nhà nước có thể lấy từ nguồn vốn quốc tế. Bên cạnh đó, sự mở rộng
của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sẽ đòi hỏi một nguồn tài chính khổng lồ.....Trong
khi năng lực của chánh phủ đầu tư vào hệ thống giáo dục đại học còn giới hạn,
nên việc tăng học phí sẽ là giải pháp duy nhất mà Việt Nam phải áp dụng".
Tóm tắt. Vậy là cuộc hội thảo dễ dàng nhận ra nguyên
nhân giữ chân giáo dục đại học Việt Nam, và Giáo Sư Martin Hayden đề nghị kế hoạch
9 điểm giúp giáo dục đại học Việt Nam cơ hội hội nhập đại học quốc tế với
quan điểm rất bình thường là "đại học tự trị" như bất cứ nền đại học
bình thường nào trên thế giới. Và rồi cho đến nay, kế hoạch đó vẫn còn trên bàn
viết, thậm chí là trong ngăn tủ của lãnh đạo Việt Cộng. Vì vậy mà "giáo dục
đại học Việt Nam" muốn phát triển phải ráng chờ nhé ...
Thứ ba. Việt Nam hiện có bao nhiêu Tiến sĩ, và thành tích của họ.
Việt Nam có bao nhiêu Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ?
Các Anh tạm thời quên kế hoạch 9 điểm của Giáo Sư Martin Hayden, để tìm xem
hiện nay Việt Nam đã đào tạo được bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp bậc đại học và
trên đại học, gọi chung là "trí thức Việt Nam". Đồng thời cũng tìm hiểu
xem sau thời gian ra trường, những nhà trí thức đó đã đóng góp thế nào vào sự
phát triển quốc gia. Đây chỉ mới căn cứ trên bằng cấp chớ chưa nhìn vào phẩm chất
giáo dục nhé, vì phẩm chất của trí thức Việt Nam do giáo dục đại học Việt Nam
đào tạo thì không thể nào so sánh với trí thức Việt Nam hải ngoại, khác nhau ở
điểm căn bản là giáo dục hải ngoại với đại học tự trị, trong khi giáo dục đại học
xã hội chủ nghĩa trong tay lãnh đạo đảng với chánh phủ Việt Cộng, mà lãnh đạo
Việt Cộng cai trị đất nước -trong đó có giáo dục- với chính sách độc tài toàn
trị.
Trích bản Thống Kê ngày 8/11/2015 của Bộ Khoa Học & Công Nghệ,
trên toàn quốc hiện có 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Riêng về Kỹ sư thì thống
kể của Bộ Giáo Dục cũng như Bộ Khoa Học & Công Nghệ không thấy nói đến,
trong khi bảng xếp hạng của Forbes ngày 21/06/2015 như sau: "Việt
Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có số lượng kỹ sư lớn nhất thế giới, với
100.390 Kỹ Sư tốt nghiệp mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF)gồm:
(1) Nga với 454.436 Kỹ sư.
(2) Hoa Kỳ với 237.826 Kỹ sư.
(3) Iran với 233.695 Kỹ sư.
(4) Nhật Bản với 168.214 Kỹ sư.
(5) Nam Hàn với 147.858 Kỹ sư.
(6) Indonesia với 140.169 Kỹ sư.
(7) Ukraine với 130.391 Kỹ sư.
(8) Mexico với 113.944 Kỹ sư.
(9) Pháp với 104.746 Kỹ sư. Và
(10) Việt Nam với 100.390 Kỹ sư.
Forbes nhận định: "Trong thời gian qua, một số quốc gia phát triển
như Nhật Bản, Hoa Kỳ, là nơi có số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ
thuật đông nhất thế giới. Tuy nhiên, khuynh hướng này dường như đang thay đổi
khi một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất, và xây
dựng, đến từ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam".
Vậy
là đến năm 2014, bậc giáo dục đại học Việt Nam đã "cung ứng"
cho bộ máy sinh hoạt và phát triển quốc gia được:
Thứ
nhất. Bậc
đại học với 100.390 Kỹ Sư mỗi năm. Con số này chưa tính đến sinh viên tốt nghiệp
với bằng cấp Cử Nhân. Dù không có thống kê về số Kỹ Sư tốt nghiệp những năm trước
đó, nhưng tôi tạm dùng con số 100.390 của tổ chức Forbes, nhân cho 5 năm trước
(2010-2011 đến 2014-2015) để có con số chung là 501.950 Kỹ sư.
Thứ
nhì.
Trên đại học với 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Cộng chung số lượng trí thức
do đại học Việt Nam đào tạo, gồm: 501.950 KS + 101.000 TS + 24.300 TS = 627.250
trí thức.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/12/2015, trong tổng số tốt nghiêp bậc đại
học trở lên, hiện có đến 225.000 trí thức trong tình trạng thất nghiệp với
thời gian dài, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm tuyển nhân viên có bằng đại học
trở lên, lại không thể tiếp nhận những trí thức trong số nòi trên.
Vậy, câu hỏi nêu lên là "tại sao"? Và trong một góc độ nào
đó, thì đây là câu trả lời: "Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám Đốc
Công Ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn, là do nền giáo dục "thầy đọc trò chép",
cộng với thời gian sinh viên thực tập chỉ là hình thức trong đại học của chúng
ta. Chưa hết, tâm trạng của sinh viên từ học ở trường đến thực tập tại cơ quan,
miễn sao đủ điểm là được mà không cần kiến thức của người được gọi là trí thức".
Còn ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ Tịch Công Ty Tư Vấn Kinh Doanh Hội Nhập
Toàn Cầu - GIBC, nhận định: "Chỉ khoảng 25 đến 30% trí thức đi xin việc
là có khả năng, và hơn 70& còn lại cần phải tái đào tạo mới có thể hội nhập
vào các công ty. Bằng cấp, tự nó không nói lên được kiến thức cũng như phẫm
cách của người được gọi là trí thức. Trường hợp điển hình là công ty của ộng
đăng tin tuyển chuyên viên kế toán, chỉ trong 5 ngày sau thì nhận được 400 hồ
sơ. Sau khi duyệt xét và phỏng vấn thì công ty chỉ nhận tạo 10 người, và
cuối cùng chỉ có 1 người trong số đó được xem là đúng tiêu chuẩn. Trong khi phỏng
vấn, có vài em rất cần việc làm và sẳn sàng làm bất cứ việc gì. Thấy vậy, Công
Ty đã nhận một số em có bắng Cao Đẳng và Đại Học vào làm những công việc kế
toán tài chánh, và các em rất bằng lòng. Điều đó cho thấy các em cũng nhận ra
được khả năng thật sự của các em, chớ không phải bằng cấp nói lên khả
năng".
Phó Giáo Sư Trần Xuân Nhĩ, nhận định: "Các Cử Nhân ra trường
vẫn thất nghiệp, vì kiến thức của họ không thích hợp với nhu cầu của xã hội,
cho nên bản thân họ phải học lại để có kiến thức hữu dụng, tìm hiểu nhu cầu của
xã hội, rèn luyện kỹ năng của bản thân để tự tạo cơ hội cho mình". Bàn
về phẩm chất của Cử Nhân, Thạc Sĩ, ông Nguyễn Minh Ngọc, Giám Đốc
Gemslight Company Ltd, thẳng thắn nói rằng: Về kiến thức thì vứt cái tư duy
ông Cử Nhân của bà Thạc Sĩ đi, vì học xong trường đại học chỉ đủ cho các ông bà
thò đầu lên khỏi mặt đất thôi, còn phải hít bụi hít đất chớ chưa đứng lên được
để đi đâu".
Cuối bài báo, phóng viên Hưng Trần viết một câu ngắn, như một lời than dành
cho giáo dục đại học Việt Nam, rằng "Thì trường nhân lực Việt Nam đúng
là quá thừa, nhưng lại quá thiếu"!
Mời Các Anh đọc tiếp vài so sánh căn bản dưới đây để nhận rõ nền giáo dục đại
học Việt Nam thua kém các quốc gia chung quanh ra sao.
Từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam có 5 bằng sáng chế được ghi tên tại
Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có
bằng sáng chế nào cả. Số lượng bằng sáng chế là một chỉ số quan trọng và khách
quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Số bằng sáng chế không chỉ
nói lên thành tựu thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn nói
lên tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng
sáng chế thì xuất cảng những sản phẩm kỹ thuật cao, thu được nhiều lợi nhuận.
Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền
độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh. Trong
bài viết này, chỉ đề cập bằng sáng chế lưu trữ tại Hoa Kỳ trong năm 2011, và
được trích lục từ văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về
dân số và thu nhập được lấy từ BBC . Số lượng bằng sáng chế của các
quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, như sau:
1. Nhật Bản với 126 triệu
dân, có 46.139 bằng sáng chế.
2. Nam Hàn, 48 triệu
dân, có 12.262 bằng sáng chế.
3.
Đài Loan với
23 triệu dân, có 8.781 BSC .
4.
Trung Cộng với
1 tỷ 350 triệu dân, có 3.171 BSC .
5. Singapore với 4 triệu
800 ngàn dân, có 647 BSC .
6. Malaysia với
27 triệu 900 ngàn dân, có 161 BSC .
7. Thái Lan với 68 triệu
dân, có 53 BSC .
8. Philippines với 93
triệu dân, có 27 BSC .
9.
Indonesia với
232 triệu dân, có 7 BSC .
10. Brunei với 407
ngàn dân, có 1 BSC . Và
11. Việt Nam với 89 triệu
dân, không có bằng sáng chế nào.
Chưa hết, ngày 6/9/2013, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (gọi tắt bằng Anh
ngữ là WEF) đã công bố bảng xếp hạng hệ thống giáo dục 8 quốc gia trong khối
ASEAN. Theo đó thì WEF ghi nhận Singapore, Malaysia, và Brunei Darussalam lần
lượt đứng đầu, Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7, và Thái Lan ở
cuối bảng. Lào và Miến Điện (Myanmar) không được WEF xếp hạng. Tổ chức WEF
thành lập năm 1970, là tổ chức phi lợi nhuận, trụ sở tại Davos , Geneve, Thụy
Sĩ.
Chủ Tịch hiện nay của Diễn Đàn là Tiến Sĩ Klaus Schwab. Báo cáo cũng khẳng
định rằng: Tài chánh không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền
giáo dục tốt, và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích
hợp.... (Tr. Lâm. Theo Bangkok Post)
Các Anh có cảm nhận nỗi nhục khi mà giáo dục đại học Việt Nam, chẳng những
không có một trường đại học nào trong bảng xếp hạng 500 trường đại học nổi tiếng
trên thế giới, lại còn đứng ngay dưới đít Campuchia trong bảng xếp hạng
giáo dục các quốc gia trong khối ASEAN không?
Trong khi Thái Lan có 3 trường đại
học, và Singapore chỉ hơn 4 triệu dân còn có được 2 trường đại học trong danh
sách 500 trường đại học nổi tiếng. (Ranking Web of World Universities
Distribution by Countries)
Cũng vì vậy mà Việt Nam nằm trong danh sách xếp hạng của các tổ chức quốc tế
như sau:
(1) Tổ chức Human Development xếp
hạng chỉ số thông minh, Việt Nam ở hạng 121/187, dưới trung bình.
(2) Theo tổ chức Intenational
Property Rights Index, thì Việt Nam ở hạng 108/130 trong bảng xếp hạng về giá
trị trí tuệ.
(3) Tổ chức Transparency International xếp hạng tham
nhũng, Việt Nam ở hạng 116/177.
(4) Theo chỉ số tự do ngôn luận (Frredom of Press),
Việt Nam đứng hạng 174/180.
(5) Theo chỉ số phẩm chất đời sống xã hội (Quality
of Life), thì xã hội chủ nghĩa Việt Nam "được" xếp hạng 72/76 (cũng
cao hơn 4 quốc gia!).
(6) Về thống kê chỉ số ô nhiễm môi trường, thì Việt Nam
đứng hạng 102/124 trên thế giới.
(7) Về chỉ số y tế và sức khỏe, thì Việt Nam
đứng hạng 160/190.
Kết luận.
Tại Diễn Đàn tổng kết 30 năm
(1986-2015) đổi mới họp tại Hà Nội ngày 19/11/2015, ông Trần Đình
Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, nhận định: "Tính từ năm
2015, Việt Nam phải mất lần lượt, 10 năm - 12 năm - 17 năm nữa, mới bằng Trung
Hoa - Thái Lan - và Malaysia của năm 2011". Trong khi Tiến sĩ
Nguyễn Quang Thái, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam ,
nhận định: "Không còn là nguy cơ nữa, mà chúng ta đã thật sự tụt hậu,
và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới". Và nhận định của ông Vũ
Khoan, nguyên Phó Thủ Tướng: " Người Việt chúng ta thích tranh luận
loanh quanh nhóm chữ "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
mà 30 năm qua vẫn chưa ai hiểu là gì, đến "doanh nghiệp nhà nước chủ đạo"
cũng 30 năm vẫn chưa kết thúc. Sẽ còn tranh luận dài dài, không biết bao giờ mới
hiểu được nghĩa của nó là gì".
Với tôi, giáo dục đại học Việt
Nam không bao giờ phát triển được, cho đến khi nào Điều 13, Điều 18, và Điều 69
trong Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam huỷ bỏ hoàn toàn. Lãnh đạo Việt Cộng nói đến
phát triển, nhưng cột chặt giáo dục đại học vào tổ chức đảng và tổ chức đoàn
trong Điều 13. Điều 18 trong Hội Đồng Đại Học có nhiệm vụ duyệt xét phê chuẩn
chiến lược giáo dục, bắt buộc phải có Bí Thư Đảng, Chủ Tịch Công Đoàn, và Bí
Thư Đoàn TNCS trong đó, và Điều 69 cột chặt vào chánh phủ mà chánh phủ cai trị
độc tài tàn bạo, thì không có con đường nào, cũng không có ngõ ngách nào, cho
ngành giáo dục đại học đến gần với đại học quốc tế, chớ chưa nói đến hội nhập với
họ. Giáo dục đại học Việt Nam chỉ có tụt hậu chớ không thể
nào tiến lên được. Điều đó không bao giờ có, trừ khi bỏ ba Điều nói trên thì
giáo dục đại học mới có cơ hội.
Ngày
10/4/2014, tình trạng bằng cấp giả, bằng cấp nâng đỡ, bằng cấp mua,
..v..v.. nhà báo Lê Nguyên khẳng định: "Phẩm chất giáo dục thời
thực dân Pháp rất tốt so với giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày nay, cả về phẩm
chất lẫn kiến thức.... Những ai được cộng
sản chiếu đưa vào những chức vụ lãnh đạo,
chính là những người mất phẩm chất
con người... " Với vấn đề này, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết: Phải nói rằng, từ khi đưa chủ nghĩa Mác
vào Việt Nam thì con người Việt Nam bây giờ tha hóa hơn con người Việt Nam thời phong kiến. Và phẩm
chất đạo lý của con người Việt Nam bây giờ, cũng thua cái thời Pháp thuộc.
Từ Đà Nẵng, Giáo Sư Nguyễn Thế Hùng nhận xét: Tình
trạng này xuất phát từ giáo dục mà ra. Nhớ lại Việt Nam Cộng Hòa trước năm
1975, nền giáo dục đào tạo con người rất là đàng hoàng. Còn bây giờ, cái nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa nó loạn quá? Từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu
Vinh khẳng định: ... Chúng ta đau xót ở điểm là nền giáo dục từ năm
1945, hồ chí minh gọi là nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, cái nền giáo dục đó
đã tạo ra loại người đã và đang lãnh đạo đất nước này, và chính họ tạo nên một
xã hội băng hoại như hiện nay.
Các Anh hãy nhớ Tự do, không phải là điều
đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ,
không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải
tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Tháng 1 năm 2016
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
This email has been sent from a virus-free computer protected
by Avast.
www.avast.com |
__._,_.___
No comments:
Post a Comment