Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng

Việt-cộng-Theo-Tàu-cộng-@blogger.com




Image result for Nhân ngày Quốc Khánh Trung Cộng, lần đầu tiên Bắc Cali biểu tình phối hợp với các cộng đồng bạn, chống Trung cộng đầy khí thế!



===============

>


lisa pham mới nhất 




Tuesday 19 January 2016

Quan hệ Việt-Trung 2016 : Ẩn số Đại hội Đảng


Quan hệ Việt-Trung 2016 : Ẩn số Đại hội Đảng

Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào hạ tuần tháng Giêng 2016 (20-28/01). Vào lúc Trung Quốc được cho là đang có chiến lược hai mặt, vừa tỏ ra hòa hoãn, hữu hảo, vừa liên tục có những động thái cứng rắn nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông, một trong những điều thu hút giới quan sát là quan hệ Việt-Trung sẽ chuyển biến ra sao với giàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được đề cử sau Đại hội 12.

Về giàn lãnh đạo mới này, dĩ nhiên sự chú ý tập trung chủ yếu vào các thông tin – dĩ nhiên là trước mắt không thể kiểm chứng - cho rằng đương kim thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhắm vào chức tổng bí thư Đảng, một vị trí cũng được đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhòm ngó, trong lúc đương kim tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng lại muốn tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.
Sau khi Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc hôm 13/01 vừa qua, trên báo chí ngoại quốc đã xuất hiện các thông tin – cũng chưa thể kiểm chứng - về khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không được đề cử làm tổng bí thư, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạm thời duy trì chức vụ của mình thêm một thời gian trong khi chờ đợi người thay thế.
Trong tương quan với vấn đề quan hệ Việt-Trung và nhất là với hồ sơ Biển Đông, một số nhà phân tích thường xếp ông Nguyễn Tấn Dũng vào diện chống Trung Quốc, thân Mỹ, và xem ông Nguyễn Phú Trọng là một người thuộc khuynh hướng thân Bắc Kinh. Do vậy, những tin tức vừa kể đã tạo ra mối quan ngại về khả năng Việt Nam sẽ lại thiếu kiên quyết với Trung Quốc, nhất là trên vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, trong những ngày qua, nhiều chuyên gia phân tích đã phản bác cách phân chia chính trường Việt Nam thành các nhóm rõ rệt, thân Mỹ, bài Trung Quốc một bên, và bên kia là thân Trung Quốc, bài Mỹ. Một trong những người đã nêu bật tính chất quá thô thiển của cách nhìn nhận này là ông Alexander Vuving, tiến sĩ người Mỹ gốc Việt hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương đặt tại Hawai.
Trong bài viết «Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam ? » đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/01, ông Vuving đã cho rằng « không như nhiều quan sát viên bên ngoài thường khẳng đinh (…) cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được coi là mềm mỏng (soft) hay cứng rắn (tough) với Trung Quốc ». Đối với chuyên gia này, tùy theo tình hình, « Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng của mình ».
Quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung, và quan hệ Việt-Trung trong năm nay, sẽ chịu ảnh hưởng từ những gì được quyết định nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam sắp diễn ra. Trung Quốc biết rất rõ điều đó, và đã từng tìm cách gây sức ép lên Việt Nam trong thời gian qua.
Để tìm hiểu thêm về đường hướng tiến triển của quan hệ Việt-Trung trong năm 2016 này, RFI đặt một số câu hỏi cho giáo Sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.
Giáo sư Thayer : Không có phe thân Trung Quốc hay thân Mỹ
Giáo sư Thayer trước hết ghi nhận những thông tin đã được đưa ra về những thay đổi có thể xẩy ra trong nhân sự lãnh đạo Việt Nam sẽ được bầu ra nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam vào hạ tuần tháng Giêng. 
Thayer : Có vẻ như là một đa số trong Bộ chính trị đã thành công trong việc buộc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rời bỏ quyền hành. Ông đã không hội đủ hậu thuẫn cần thiết từ các thành viên Bộ chính trị để đề nghị của ông được đưa ra Ban chấp hành Trung ương chuẩn y.
Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn đã quyết định tạm thời duy trì ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ tổng bí thư Đảng cho đến khi đạt được đồng thuận về người sẽ thay thế ông. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể là sẽ rút lui, nhưng cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm vẫn tiếp diễn.
Đối với giáo sư Thayer, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, không thể đối lập rõ ràng giữa một bên là phe thân Trung Quốc, bài Mỹ, và bên kia là phe bài Trung Quốc, thân Mỹ. Tất cả đều có tinh thần dân tộc, nhưng không nhất trí với nhau về cách thức chống lại các đe dọa đối với chủ quyền đất nước, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Giáo sư Thayer giải thích như sau. 
Thayer : Ở Việt Nam, không hề có phe thân Trung Quốc. Có các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc, chủ trương một quan hệ làm việc thường nhật thực dụng với Trung Quốc, nhằm giảm bớt đụng chạm giữa hai nước.
Có những nhóm trong đảng Cộng Sản Việt Nam ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và giảm bớt tối đa sự lệ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc trên bình diện kinh tế…
Cả hai nhóm này đều cho rằng Việt Nam nên đa phương hóa quan hệ đối ngoại của mình, và không nên để mình bị hút vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào.
Vào lúc này, những người nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần phải chủ động hội nhập quốc tế, đang hướng tới việc cải thiện quan hệ với Mỹ. Còn những người tin rằng mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là tìm cách thay đổi chế độ ở Việt Nam, thì ủng hộ việc phát triển bang giao chặt chẽ với Trung Quốc, thông qua hệ thống quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, cũng như quan hệ gần gũi hơn giữa hai quân đội và người dân hai nước.
Tất cả các nhóm đều thấy cần phải bảo vệ chủ quyền Việt Nam
Theo giáo sư Thayer, các hành động quyết đoán và thô bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, đánh thẳng vào các đòi chủ quyền của Việt Nam, gây phẫn nộ trong dân chúng, như đã tạo ra một sự nhất trí trong giới lãnh đạo Việt Nam về nhu cầu phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vấn đề là phương thức bảo vệ phải như thế nào.
Thayer : Mọi phe nhóm tại Việt Nam đều có vẻ đoàn kết với nhau trên nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Công luận Việt Nam không chỉ hy vọng, mà còn đòi hỏi giới lãnh đạo Việt Nam đứng lên chống Trung Quốc trên vấn đề này.
Các cuộc tranh luận ở Việt Nam đang chuyển sang vấn đề phương thức « hợp tác và đấu tranh » với Trung Quốc sao cho bảo vệ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Các quyết định về nhân sự lãnh đạo mới mà Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đưa ra như vậy sẽ có tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong năm 2016.
2016: Tiến trình hàn gắn quan hệ Việt-Trung sẽ nhanh hơn ?
Trong giả thuyết là ông Nguyễn Tấn Dũng, người thường được cho là theo đuổi chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình xích lại gần Mỹ đồng thời duy trì một quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông phải rút lui, Giáo sư Thayer cho rằng trong thời gian sắp tới, Việt Nam có thể sẽ tìm cách thúc đẩy thêm đà hàn gắn lại quan hệ song phương với Trung Quốc, cho dù trong thực tế mối quan hệ đã bị chính Bắc Kinh làm tổn hại, đặc biệt qua vụ đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng biển Việt Nam năm 2014.
Giáo sư Thayer đã nêu bật một số điểm cần theo dõi trong quan hệ Viêt-Trung năm 2016 :
Thayer : Nếu những thông tin chưa được kiểm chứng về kết quả của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 là chính xác, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm tổng bí thư, và ông Trần Đại Quang sẽ trở thành chủ tịch nước với quyền hạn được tăng cường. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rút lui sẽ có nghĩa là động lực để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bị chậm lại.
Tình thế đó sẽ mở đường cho việc hàn gắn và tái khởi động các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những hành động khiêu khích ở Biển Đông có hại cho chủ quyền của Việt Nam. Cho đến gần đây, Việt Nam tương đối dè dặt trong những phát biểu về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc vì chưa thấy là mình bị đe dọa trực tiếp.
Giới lãnh đạo mới tại Việt Nam rất có khả năng là sẽ đi xa hơn là những lời nói suông về sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc để lấy lòng Bắc Kinh. Sự ủng hộ này không thiệt hại gì nhiều cho Việt Nam.
Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, trong khi đồng thời khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Quan hệ với Mỹ rất có khả năng sẽ bị tạm treo, cho đến khi danh tính lãnh đạo mới của Việt Nam trở nên rõ ràng.
Phải nói là trong suốt quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12, Trung Quốc không hề ngồi yên, mà luôn luôn tìm cách gây sức ép.
Trung Quốc tìm cách gây áp lực lên đảng Cộng Sản Việt Nam
Theo Giáo sư Thayer, vào năm ngoái, đã có một số thông tin được loan truyền về việc Bắc Kinh tìm cách tác động đến Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam :
Thayer : Trong năm qua, đã thường xuyên có những thông tin từ các nhà ngoại giao và các giới khác, theo đó các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội đã vận động hành lang chống lại việc đề bạt lên các chức vụ cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam những ai mà Bắc Kinh cho là thù địch với Trung Quốc.
Đặc biệt là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bắn tiếng cho biết rằng họ sẽ không hài lòng nếu ông Phạm Bình Minh được đưa vào Bộ Chính trị. Và, dĩ nhiên là các quan chức Trung Quốc cho rằng họ có thể làm việc với Tổng Bí thư hiện thời là ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo một số nhà phân tích, một trong những biểu hiện cụ thể nhất của âm mưu gây sức ép từ phía Trung Quốc là chuyến thăm Việt Nam khá đột ngột của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2015, được cho là nhằm củng cố phe thân Trung Quốc tại Việt Nam.
Thayer : Tập Cận Bình đã được mời đến thăm Việt Nam vào năm 2014 khi ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, đi thăm Bắc Kinh. Lời mời đã được nhắc lại khi chính tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.
Trung Quốc đã xác nhận chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình một cách muộn màng bất thường, và khi ấy Việt Nam đã nhận lời đón tiếp tổng thống Ý và Island vào cùng một lúc, cũng như là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình như đã quay ngược đồng hồ trở lại thời điểm tháng 10 năm 2013 khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đi thăm Hà Nội (tức là thời quan hệ hai bên chưa bị vụ giàn khoan HD-981 làm cho sứt mẻ).
Về cơ bản, Tập Cận Bình đã rao bán ý tưởng là quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn là việc chuyển hướng qua Hoa Kỳ. Điều đó đã tiếp sức cho « phe thân Trung Quốc », được khích lệ thêm với ý tưởng là Việt Nam sẽ được lợi nếu sát cánh với Trung Quốc.
Mọi sự chưa hẳn là đã an bài ?
Dẫu sao thì như tất cả các quan sát viên đều nhấn mạnh, những thông tin được tung ra về các lãnh đạo mới tại Việt Nam đều chỉ là dự đoán, và phải chờ đến khi Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12 bế mạc thì mới rõ trắng đen.
Trong một bài trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong tại Việt Nam đề ngày 16/01/2016, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng thuộc Ban Tổ chức Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã lưu ý rằng Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 mới chỉ có « danh sách đề cử », danh sách này hoàn toàn có thể được bổ sung tại Đại hội, và quyền « bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List