Bản lĩnh Việt Nam qua công hàm phản đối hành động xâm lược của
Trung Quốc
Thứ
bảy, 02/01/2016, 13:50 (GMT+7)
(Thời sự) - Số
phận địa – chính trị ưu ái đặt nước Việt bên bờ Biển Đông nơi trữ lượng dồi dào
tài nguyên dầu khí, thủy sản, nhưng cũng khắc nghiệt sắp đặt nước ta làm láng
giếng bất đắc dĩ của Trung Quốc. Số phận ấy đang một lần nữa buộc người Việt
phải can đảm và bản lĩnh hơn trong việc lựa chọn cách đứng trước vận mệnh của
chính mình để không chấp nhận thứ hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
·
Mùa hè năm ngoái khi Trung Quốc ngang
ngược kéo cái giàn khoan phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Việt Nam khiến nhân dân ta khắp nơi phẫn nộ xuống đường phản đối. Trong lúc ta
phản đối yêu cầu dỡ giàn khoan ra khỏi vùng biển VN thì Trung Quốc âm thầm tiến
hành một âm mưu khác nghiêm trọng và thâm độc hơn.
Đó là thực hiện chiến dịch
bồi đắp quy mô lớn ở các bãi đá, bãi cát Chữ Thập, Vành Khăn thuộc quần đảo
Trường Sa của VN mà TQ xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay
hòng biến các đảo chìm này thành đảo nổi, căn cứ quân sự vững chắc.
Bất chấp mọi sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung
Quốc bằng mọi giá xây dựng, cải tạo bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn
nhất, chứa nhiều vũ khí và lực lượng quân sự. Bởi bãi đá Chữ Thập của Việt Nam
có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng.
Chẳng thế mà phía Trung Quốc từng mạnh
miệng tuyên bố, từ đảo Chữ Thập của VN, máy bay chiến đấu TQ chỉ mất 2 giờ đồng
hồ để tấn công Thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Đặc biệt từ vị trí này, TQ cũng sẽ dễ
dàng tấn công cả Philippines và Malaysia.
Sự thách thức ngặt nghèo, nguy hiểm luôn là điều kiện cho những
quyết định táo bạo có tính lịch sử. “Thay đổi cách đánh” trong Điện Biên Phủ là
minh chứng và chắc chắn “Thay đổi cách đánh” trong tình hình hiện nay thì đã
đến lúc Việt Nam phải quyết định.
Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động cơi nới, xây dựng các công
trình dân sự và quân sự trá hình tại khu vực quần đảo Trường Sa của VN đã
lộ rõ mưu đồ muốn đóng những “cột mốc” trường tồn, vĩnh cửu trên biển Đông. Nếu
để họ ngang nhiên xây dựng những công trình vĩnh cửu như vậy trên lãnh thổ Việt
Nam thì có nghĩa chúng ta đang mất đi những phần lãnh thổ thiêng liêng của
mình.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước từng lo lắng cảnh báo:
“Nếu những sân bay, căn cứ quân sự đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
an ninh quốc phòng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, vì khu vực này nằm rất
gần với các đảo của ta ở khu vực Trường Sa. Đó không phải là một ý đồ dân sự,
hay kinh tế mà thực chất là ý đồ quân sự của Trung Quốc, uy hiếp trực tiếp hàng
ngày, hàng giờ đến khu vực Trường Sa”. “Đây
là việc còn nghiêm trọng hơn cả vụ giàn khoan Hải Dương 981 cách đây một
năm” – Tướng thước nhấn mạnh.
Một công trình cải tạo bãi đá trên Biển Đông của TQ
Vì quá hiểu mưu đồ thâm độc của nhà cầm quyền Trung Quốc và để tạo
áp lực dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam phản đối những tuyên bố và hành vi sai
trái của Trung Quốc. Suốt hơn một năm qua tại các Hội nghị: Cấp cao
ASEAN – Trung Quốc lần thứ 18, Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 13, Cấp cao ASEAN
– Hoa Kỳ lần thứ 3 và Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 18, ASEAN 27, Cấp cao Đông Á
(EAS)… Thủ tướng Việt Nam luôn cảnh báo việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng
quy mô lớn các đảo, đá và các hoạt động đơn phương khác ở Biển Đông đang gây ra
những hệ lụy nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, gây quan
ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, và có thể dẫn đến nguy cơ quân sự hóa và
xung đột trên biển, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Do đó đề nghị các nước
liên quan cam kết không quân sự hoá Biển Đông.
Không chỉ mạnh mẽ vạch trần những hành vi ngang ngược của TQ trên
Biển Đông, Thủ tướng Việt Nam còn quyết định thành lập
lực lượng kiểm ngư để tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước; sử dụng 16.000
tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ; đóng tàu, trang thiết bị cho
lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, giúp nâng cao năng lực thực thi pháp luật
của các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam; hỗ trợ và đảm bảo an toàn
cho ngư dân khai thác thủy hải sản trên vùng biển chủ quyền. Ngoài ra, để chủ
động đối phó với những hành động trả đũa ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam
khi tranh chấp biển Đông leo thang như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động
xuất nhập khẩu với Việt Nam. Thủ tướng đẩy mạnh ký kết các Hiệp định Thương mại
Tự do (FTA) với Cộng đồng kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc, EU và mốc quan trọng là gia
nhập TPP để mở hướng phát triển mới cho nền kinh tế. Đây là những hành động cụ
thể minh chứng cho một tinh thần dân tộc không phải bằng lời nói suông mà trước
tiên phải vững về kinh tế.
Xuyên suốt những hành động cụ thể cùng các chính sách biển đảo của
VN thông qua phát ngôn của Thủ tướng trên các diễn đàn quốc tế cho thấy một sự
nhất quán, kiên định và dứt khoát với phương châm: “Chủ
quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận
đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển
vông, lệ thuộc nào đó…”.
Thách thức trên Biển Đông đang đặt các nhà lãnh đạo Việt Nam vào
một cuộc “thử lửa” mới. Nhưng tin rằng Chính phủ sẽ đủ bản lĩnh, đủ trí tuệ và
với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hơn 90 triệu dân Việt Nam thì chúng ta có thể buộc
công lý phải được thực thi.
Đặc biệt, trong thời gian cả nước chào đón năm mới, Chính phủ Việt
Nam đã gửi đi một thông điệp đanh thép tới nhà cầm quyền TQ. Đó là gửi Công hàm
tới Liên Hợp Quốc đề nghị lên án các tuyên bố chủ quyền sai trái và những hành
động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của TQ ở Biển Đông. Đây là một hành động
mang nhiều ý nghĩa và mục đích chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng quan
trọng. Bởi:
Thứ nhất, Công hàm này của Chính phủ Việt Nam mang giá trị chính
trị quan trọng, khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển đó.
Đây là một phản ứng hiển nhiên của bất kỳ quốc gia nào khi chủ quyền của họ bị
xâm phạm, là một tuyên bố khẳng định trước dư luận thế giới về việc bảo vệ toàn
vẹn lãnh hải quốc gia. Theo đó, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
Liên hợp quốc không thể không đưa ra phát ngôn chính thức về vấn đề này.
Thứ hai, xét về khía cạnh xã hội, đây sẽ là đòn ngoại giao khiến
Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế phải xem xét lại vấn đề Biển Đông. Từ
trước tới nay, Trung Quốc vẫn luôn công khai “nhận vơ” Biển Đông thuộc chủ
quyền của quốc gia này với yêu sách “đường lưỡi bò” và phát tán ý đồ đó ra khắp
thế giới. Văn bản chính thức này của Việt Nam sẽ tiếp thêm niềm tin cho cộng
đồng quốc tế rằng luận điểm của Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật.
Thứ ba, đứng về mặt an ninh quốc phòng, đây là một biện pháp ứng
xử hòa bình giúp cho cả hai bên đều tránh được đối đầu quân sự. Từ đó, trước
mắt sẽ bảo đảm được an ninh quốc gia, trật tự xã hội nhưng vẫn thể hiện thái độ
cương quyết của Việt Nam đối với vùng biển của mình.
Qua đó, Việt Nam sẽ chiếm
được niềm tin, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Sách lược thông minh chống xâm lược cùng dũng khí và cả sự quyết
tâm của Chính phủ Việt Nam trong công hàm phản đối Trung Quốc như tiếp thêm
niềm tin cho người dân vào lãnh đạo Việt Nam trước tình hình Tổ quốc lâm nguy.
Tin
rằng Chính phủ sẽ đủ bản lĩnh, đủ trí tuệ và với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hơn
90 triệu dân Việt Nam chúng ta có thể buộc công lý phải được thực thi. Bởi Quốc
gia nào cũng có chủ quyền, phép nước, đâu phải nơi cho nước khác muốn thò chân
sói vào như trong ngụ ngôn xưa.
Bạch
Dương
__._,_.___
No comments:
Post a Comment