Việt Nam sắp đại biến,
Chủ tịch Quốc hội cầu cứu Tập Cận Bình
By on December 29, 2015
Trong hai ngày 23- 24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh
tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra,
cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh “đả phá
diện mạo độc tài biến tướng”* thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc
Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện. Ông Trần Phá Không (một nhà bình luận
chính trị gốc Hoa tại Mỹ) cho rằng, nếu chính trị Việt Nam chuyển biến thành
công, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và bị áp lực.
Tháng 1/2016, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 quyết
định hướng đi của Việt Nam trong tương lai sẽ diễn ra. Trong Đại hội này, tứ
trụ triều đình đang lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,
chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đến tuổi về hưu, thế hệ lãnh đạo Việt Nam mới sẽ
lên thay.
Có thông tin cho rằng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thể
sẽ không nghỉ hưu đợt này, mà sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản.
Trên chính trường Việt Nam, quyền lực cao nhất trên thực tế là tổng bí thư Đảng
Cộng sản, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội cũng chịu sự lãnh đạo
của Đảng.
Nhưng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân quân đội, đã từng đảm
nhiệm các chức vụ lãnh đạo kinh tế, hành chính; quan chức thuộc cấp đầy khắp
trong 3 lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân đội, là nhân vật có thế mạnh chính
trị nổi bật.
Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản từng đưa tin, Nguyễn Tấn Dũng là
đại diện cho một phe lớn của Việt Nam, đó là phe miền Nam chủ trương cải cách
chính trị. Vì vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng áp chế Nguyễn
Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng đang ở vào thế cân bằng quyền lực với Nguyễn Phú
Trọng, thậm chí ngầm chiếm giữ thế áp đảo.
Có nguồn tin cho rằng, Nguyễn Phú Trọng vô cùng bất mãn với chủ
trương cải cách kích tiến * của Nguyễn Tấn Dũng, trong thời gian Tập Cận Bình
sang thăm Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đã có sự trao đổi về lĩnh
vực này.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được coi là
thân cận của Nguyễn Phú Trọng.
Có quan điểm cho rằng, trong thời khắc nhạy cảm này, một trong
“tứ trụ triều đình” là Nguyễn Sinh Hùng thăm Trung Quốc, hội kiến Chủ tịch Tập
Cận Bình và Du Chính Thanh, có thể là có mục đích “cầu chi viện”. Nguyễn Phú
Trọng yếu thế, có thể là hy vọng Trung Cộng triển khai sức mạnh ngoại giao,
giúp sức một tay cho phe bảo thủ.
Nguyễn Tấn Dũng chủ trương cải cách, được mệnh danh “đả phá diện
mạo độc tài biến tướng”
BBC nói, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho rằng sẽ nắm giữ lấy
chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng
1 năm sau. “Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái cải cách ở Việt Nam”. Truyền thông
từng đưa tin, theo tiết lộ của một quan chức cao cấp Việt Nam giấu danh tính,
Nguyễn Tấn Dũng gần đây trong một buổi tiệc có nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt
Nam chỉ có đi theo những giá trị phổ quát của thế giới, mới có thể tiếp tục
lãnh đạo nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi diện mạo
độc tài biến tướng này, nếu như không có cách nào cải cách, sẽ lập tức giải
tán”.
Cũng có nguồn tin rằng, Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn chủ trương
đổi tên nước hiện tại là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” thành nước “Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa”. Dưới sự ủng hộ đó, đồng đô la sẽ trở thành ngoại tệ lưu
thông chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Truyền thông còn đưa tin, Việt Nam gia nhập Hiệp định Quan hệ
đối tác Thái Bình Dương (TPP), chính do sự ra sức tác động và triển khai mạnh
mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia bình luận chính trị sống tại Mỹ Trần Phá Không cho
rằng, nếu như Việt Nam có thể cải cách mà trở thành một quốc gia mới tôn trọng
nhân quyền và pháp trị, thì mô hình chuyển đổi đó có hiệu ứng khó lường hết
được. Lúc đó, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và áp lực, lựa chọn của Trung
Quốc chỉ có 2 con đường: một là cải cách thay đổi để hòa nhập vào hàng ngũ thế
giới văn minh; hai là cố chấp theo đường cũ, đóng cửa với bên ngoài, cam phận
làm bạn với Triều Tiên, trở thành quốc gia lạc hậu nhất.
Trần Phá Không: Việt Cộng đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải
cách chính trị
Trần Phá Không từng viết bài đăng trên đài Á Châu Tự Do cho
rằng, Việt Nam và Trung Quốc là 2 trong số 4 nước còn lại trên toàn cầu do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, cùng với Triều Tiên và Cu Ba. Trung Cộng và Việt Cộng, tuy
có sự thù địch nhất định, nhưng ý thức hình thái giống nhau, cách thức hành
động cũng tương tự. Đều do một Đảng chuyên chính; đều dùng chính sách trấn áp,
bắt bớ, bức hại những người bất đồng chính kiến và nhân sĩ tôn giáo thuần túy;
đều dùng chiêu bài cải cách kinh tế để giữ lấy chính quyền chuyên chế; đều là
những nước tham nhũng hủ bại nghiêm trọng; đều thao túng chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, chẳng hạn, Trung Cộng thao túng cho thị uy chống Nhật, Việt Cộng thao
túng cho thị uy bài Hoa, đến lúc cần thì lại ra tay đàn áp.
Còn sự khác biệt nhau, ngoài khác biệt về cải cách kinh tế, Việt
Cộng đã đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải cách chính trị. Bắt đầu từ năm
2006, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo chính trị cho
toàn dân thảo luận, công khai chương trình hội nghị, Tổng Bí thư và lãnh đạo
các cấp được chọn ra do tuyển cử công khai. Những cách làm này, Trung Cộng
thường bảo “dân chủ trong Đảng” mà đến nay vẫn chưa làm được, vẫn duy trì tình
trạng “đấu đá trong cung đình, hiệp thương mờ ám”. Tháng 11/2012, Việt Nam quy
định bắt buộc cán bộ công khai tài sản, trong khi Trung Cộng chỉ mới bước vào
giai đoạn thí điểm, còn ám thị rằng kiểu quy định này phải đợi tiếp thời gian
20 năm nữa.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa Việt Cộng và Trung Cộng còn ở chỗ,
Việt Cộng lãnh đạo tương đối lý tính và ôn hòa, không tạo ra những tội nghiệt
tày trời như Trung Cộng trong các chính sách: Đại nhảy vọt, Nạn đói, Cách mạng
văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn, Bức hại Pháp Luân Công… Việt Cộng mang nợ máu
với nhân dân trong nước ít hơn Trung Quốc.
Chính trị Việt Nam dân chủ hóa 30 năm trước đến giờ, đã khởi
bước
Sau Đại hội lần thứ 9, công cuộc dân chủ hóa chính trị ở Việt
Nam trên bình diện quốc gia đã thể hiện.
Lãnh đạo tối cao Việt Nam đã hình thành chế độ “tứ trụ triều
đình”, tức Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ
tịch Quốc hội. Tổng bí thư Đảng không kiêm nhiệm Chủ tịch nước và Thống soái
tối cao của quân đội. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, kiêm Tổng tư lệnh
lực lượng vũ trang, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng, lãnh
đạo toàn thể lực lượng vũ trang cả nước. Chủ tịch Quốc hội lãnh đạo lập pháp và
tư pháp. Thủ tướng Chính phủ nắm giữ hành chính.
Như vậy, quyền lãnh đạo đảng, quyền lãnh đạo quân đội, quyền lập
pháp và quyền hành chính phân lập và hình thành thế quân bình chế ngự nhau. Hơn
nữa, chế độ phân quyền này đã được thực thể hóa ở một trình độ cao, Tổng bí thư
Đảng đã không nắm giữ hết tất cả mọi quyền lực.
Năm 2013, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng trong bài
phát biểu được truyền hình đến công chúng Việt Nam, trong lúc nói đến việc không
thể tiến hành kỷ luật một đồng chí X (thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đã rơi nước
mắt.
Quốc hội Việt Nam (tương đương“Nhân đại thường ủy hội” của Trung
Quốc) cũng không phải là những con rối. Đại biểu Quốc hội Việt Nam tổng cộng là
498 người, do cử tri các tỉnh thành trực tiếp bầu cử nên. Vì Quốc hội tập trung
các phần tử tinh anh được dân tuyển từ các nơi trong cả nước, nên không khí cải
cách trong Quốc hội Việt Nam khá mạnh mẽ, là động lực chủ yếu thúc đẩy dân chủ
hóa chính trị ở Việt Nam.
Ngoài ra, tình hình dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã
hình thành, thể hiện trong các mặt dưới đây: (1) Tổng bí thư do bầu cử mà ra;
(2) Quyền quyết định việc trọng đại thuộc về Ban bí thư Trung Ương; (3) Thực
hiện chế độ chất vấn của Ủy viên Trung ương; (4) Ủy viên Trung ương và các chức
vụ lãnh đạo quan trọng do tuyển cử dân chủ, thông tin về người ứng cử được công
khai.
Tác giả: Vu Phi
Nguồn: tw.aboluowang.com,
tiếng Trung, Đài Loan, ngày 26/12/2015
越南大變在即 國會主席向習近平求救
Nguyên văn: Việt Nam đại biến tại tức quốc hội chủ tịch hướng
Tập Cận Bình cầu cứu
(Minh Nguyệt biên dịch)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment